Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người trẻ mang câu hát ví, giặm “gieo mầm” trên đất Thủ đô

Thứ tư, 10:23 03/12/2014 | Giải trí

GiadinhNet - Ví, giặm vốn là “đặc sản” của vùng đất xứ Nghệ. Thế nhưng, ít ai ngờ loại hình nghệ thuật vừa được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại này lại đang “sống” trên đất Thủ đô. Những người đang “gieo mầm” cho sự sống ấy phần nhiều thuộc thế hệ 9x, vì say mê điệu ví, giặm quê nhà mà đã thành lập nên CLB UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ.

 

Lê Thanh Phong (phải) và các thành viên CLB UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ trong một buổi sinh hoạt. 	Ảnh: TL
Lê Thanh Phong (phải) và các thành viên CLB UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ trong một buổi sinh hoạt. Ảnh: TL

 

Tái diễn một không gian ví, giặm

Ngay thời khắc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, các bạn trẻ ở CLB UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ thuộc Liên hiệp UNESCO Việt Nam (tại Hà Nội) đã nắm chặt tay nhau, trào dâng nước mắt. Ngay chiều hôm sau, CLB đã tổ chức “ăn mừng” bằng một buổi biểu diễn giao lưu tại đình Xuân La (Bắc Từ Liêm) nơi mà CLB UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ vẫn thường sinh hoạt. Rất đông bà con đồng hương Nghệ An, Hà Tĩnh và nhiều người dân Thủ đô yêu mến dân ca xứ Nghệ đã tìm đến đây để chia sẻ niềm vui, niềm tự hào cũng như để được nghe lại những khúc dân ca ví, giặm quen thuộc của quê nhà.

Lê Thanh Phong, Chủ nhiệm CLB UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ cho biết, năm 2012, khi còn là một sinh viên khoa Quản lý văn hóa của Trường ĐH Văn hóa Hà Nội, Phong đã ấp ủ dự định sẽ tập hợp những người con xứ Nghệ yêu dân ca ví, giặm để mỗi khi nhớ quê lại ngồi ngêu ngao với nhau. Thế rồi, cơ duyên đưa đẩy Phong gặp được nhạc sỹ Thao Giang, Phó giám đốc Trung tâm Phát triển âm nhạc nghệ thuật Việt Nam và được ông mời vào sinh hoạt tại Trung tâm. Từ đó, chàng trai 9x này càng quyết tâm hơn về việc thành lập một CLB ví, giặm.

Năm 2013, Phong đi gặp từng người bạn, người em là người Nghệ An, Hà Tĩnh đang theo học tại các trường đại học trên địa bàn Hà Nội và thuyết phục họ gia nhập CLB. Đến cuối năm 2013 thì CLB đã “chiêu mộ” được 6 thành viên và có buổi sinh hoạt đầu tiên ở đình Xuân La. “Hiện nay, tại 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đang có trên 50 CLB đàn, hát dân ca ví, giặm hoạt động sôi nổi. Tôi nghĩ, không có lý do gì mình không thành lập một CLB ngay trên đất Thủ đô để giúp những người con xa quê như chúng tôi thỏa lòng yêu mến dân ca ví, giặm và vơi bớt nỗi nhớ quê nhà. Ban đầu chỉ có 6 người, đến thời điểm hiện tại CLB đã quy tụ được hơn 20 người, đa số đều thuộc thế hệ 9x. Điều đặc biệt, các thành viên của CLB không chỉ có con dân xứ Nghệ mà còn có nhiều bạn trẻ đến từ các tỉnh thành khác nhau”, Phong nói.

Vì muốn tái diễn lại đúng không gian diễn xướng của loại hình nghệ thuật này nên CLB chọn đình Xuân La và Hồ Tây làm nơi sinh hoạt, vào các chiều thứ Năm mỗi tuần. Nội dung các buổi sinh hoạt được đem về gần không gian xưa với 3 chặng hát: hát chào, hát đố - hát xe kết và hát tiễn. Các thành viên không chỉ hát lại những câu ca quen thuộc của ví, giặm mà còn ứng tác, sáng tạo... nên những câu hát mới để phù hợp với hoàn cảnh hiện tại. Ngoài ra, để được trải nghiệm theo đúng tinh thần của dân ca ví, giặm, các thành viên sẽ mặc váy đụp váy xòe (nữ), áo và quần thâm (nam), vừa ngồi dệt vải vừa hát hoặc kẻ trên bến, kẻ dưới thuyền đối đáp giao duyên.

Không chỉ duy trì việc ca hát, CLB còn thường xuyên sưu tầm các làn điệu cổ với sự hỗ trợ của NSND Hồng Lựu, một nghệ sỹ hát ví, giặm nổi tiếng ở Nghệ An. “Tuy ở xa nhưng NSND Hồng Lựu rất quan tâm đến CLB. Từ lời hát đến điệu hát, cô đều tỉ mẩn chỉ dạy cho CLB trong những buổi sinh hoạt. Không những thế, đi thu hình hay đi diễn ở đâu cô cũng thu thập tư liệu rồi lại gửi cho chúng tôi học tập”, Phong cho biết thêm.

Người Kinh Bắc cũng mê ví, giặm

Trong số các thành viên của CLB, có một bạn trẻ rất đặc biệt tên là Thùy Dung, sinh viên ĐH Thành Đô. Thùy Dung vốn quê ở Bắc Ninh nhưng lại rất mê dân ca ví, giặm. Trong hầu hết các buổi sinh hoạt của CLB, Dung chưa hề vắng mặt buổi nào. Thậm chí, Dung còn bỏ rất nhiều thời gian để học cách phát âm của người xứ Nghệ để có thể “nhập hồn” một cách trọn vẹn vào mỗi điệu hát.

“Em tham gia CLB vì rất thích dân ca ví, giặm xứ Nghệ. Quan họ Kinh Bắc quê em có sự dùng dằng, tình tứ và sâu lắng thì ví, giặm cũng có nhưng gần gũi hơn, có thể vận dụng vào từng tình huống hàng ngày. Em khá vất vả khi học cách phát âm của người xứ Nghệ nhưng khi học được rồi lại cảm thấy hát ví, giặm rất hay, thậm chí không thua kém gì các bạn trẻ được sinh ra và lớn lên ở vùng quê ấy”, Thùy Dung nói.

Theo Thùy Dung, dân ca ví, giặm đã trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại nên giờ đây không chỉ là tài sản riêng của hai tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh mà là tài sản chung, là niềm tự hào của cả đất nước. Cô nghĩ, việc phát triển, quảng bá di sản dân ca xứ Nghệ trong cộng đồng người xứ Nghệ xa quê hay các vùng miền khác trên cả nước đều rất quan trọng giúp loại hình nghệ thuật này được lưu truyền và lan toa sâu rộng.

Mong muốn của tất cả các thành viên là phát triển CLB này thành một đoàn nghệ thuật để có thể duy trì việc biểu diễn một cách thường xuyên tại đình làng Xuân La nhằm phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế mỗi khi đặt chân đến Hà Nội.

 

GS.TSKH Tô Ngọc Thanh - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho biết: Ví, giặm là hai lối hát dân ca không nhạc đệm được cộng đồng người Nghệ Tĩnh sáng tạo ra trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt văn hóa. Ví, giặm được thực hành trong lao động và đời sống thường nhật (lúc ru con, làm ruộng, chèo thuyền, dệt vải, xay lúa…). Vì vậy, các lối hát cũng được gọi tên theo các hoạt động như: Ví phường vải, ví đò đưa, ví phường nón, giặm ru, giặm kể, giặm khuyên... Dân ca ví, giặm chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa, tinh thần của người Nghệ Tĩnh và là phương tiện nghệ thuật để biểu đạt tư tưởng, tình cảm, tăng cường giao lưu, gắn kết cộng đồng.

Về cách gọi “giặm” hay “dặm”, theo GS.TSKH Tô Ngọc Thanh thì gọi “giặm” mới đúng vì chữ “giặm” ở đây được hiểu là thêm vào chỗ còn trống, còn thiếu như: giặm mạ vào ruộng, giặm nan vào rổ. Tại hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy các giá trị dân ca hò, ví, giặm xứ Nghệ” tổ chức vào tháng 3/2011, sau khi nghe ý kiến các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, văn hoá… hội thảo đã thống nhất tên gọi với cách viết là “giặm”.

 

Hà Tùng Long

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kỷ niệm 8 năm ngày cưới bên chồng, Thư Kỳ hóa cô dâu siêu dễ thương ở tuổi 50

Kỷ niệm 8 năm ngày cưới bên chồng, Thư Kỳ hóa cô dâu siêu dễ thương ở tuổi 50

Giải trí - 48 phút trước

Cuộc hôn nhân 8 năm của Thư Kỳ khiến bao người ngưỡng mộ.

Tản văn: Đức Trọng

Tản văn: Đức Trọng

Xem - nghe - đọc - 11 giờ trước

GĐXH - Tôi ngồi xuống phóng tầm mắt ra phía thung lũng dưới chân đồi, hít hà mùi ô-xy tinh khiết, mùi hương hoa dìu dịu rồi lặng lẽ thưởng thức những phút giây diệu kỳ của cuộc sống.

NSND Quốc Khánh và cuộc sống độc thân ở tuổi 61

NSND Quốc Khánh và cuộc sống độc thân ở tuổi 61

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - NSND Quốc Khánh không chỉ nổi tiếng với tài năng diễn xuất xuất sắc, nghệ sĩ còn thu hút sự quan tâm của khán giả bởi cuộc sống cá nhân đầy màu sắc và thú vị.

Vụ kiện gần một thập kỷ giữa Brad Pitt và Angelina Jolie

Vụ kiện gần một thập kỷ giữa Brad Pitt và Angelina Jolie

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - Vụ kiện của Brad Pitt và Angelina Jolie không phải là ngoại lệ. Vụ kiện ly hôn giữa họ đã kéo dài suốt nhiều năm và thu hút sự quan tâm của không chỉ là các fan hâm mộ mà còn là của giới truyền thông và luật sư.

Cuộc hôn nhân bí ẩn của tài tử "Bản tình ca mùa đông" và vợ kém 13 tuổi

Cuộc hôn nhân bí ẩn của tài tử "Bản tình ca mùa đông" và vợ kém 13 tuổi

Giải trí - 13 giờ trước

Cuộc hôn nhân kín tiếng giữa nữ diễn viên Hàn Quốc Park Soo Jin và tài tử Bae Yong Joon luôn là một ẩn số với người hâm mộ. Cặp đôi kết hôn được 9 năm, có 2 con chung nhưng hiếm khi xuất hiện chung.

Vợ sắp cưới kém 12 tuổi của diễn viên Anh Đức: Xinh đẹp như hotgirl, gu thời trang 'bánh bèo'

Vợ sắp cưới kém 12 tuổi của diễn viên Anh Đức: Xinh đẹp như hotgirl, gu thời trang 'bánh bèo'

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - Sở hữu sắc vóc mảnh mai, Quỳnh Anh - vợ sắp cưới của diễn viên Anh Đức - yêu thích phong cách nữ tính, thể hiện qua trang phục phom dáng bèo nhún, xếp tầng, chất liệu lụa, voan.

Cuộc gặp gỡ của 2 diễn viên 'Đất phương Nam', bất ngờ với phản ứng của 'bác Ba Phi' Mạc Can

Cuộc gặp gỡ của 2 diễn viên 'Đất phương Nam', bất ngờ với phản ứng của 'bác Ba Phi' Mạc Can

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Cựu diễn viên Phùng Ngọc - vai thằng Cò "Đất phương Nam" (1997) mới đây ghé viện dưỡng lão thăm nghệ sĩ Mạc Can sau gần 30 năm nhưng "Bác Ba Phi" không nhận ra "thằng Cò" vì... lớn quá.

'Mẹ chồng' Hồng Diễm phản ứng thế nào sau cái tát dạy dỗ 'con trai' Quang Sự?

'Mẹ chồng' Hồng Diễm phản ứng thế nào sau cái tát dạy dỗ 'con trai' Quang Sự?

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - Sau cảnh lấy đà tát Nghĩa (Quang Sự) trong "Trạm cứu hộ trái tim", NSND Mỹ Uyên hài hước chia sẻ trên trang cá nhân: "Tát thẳng tay thằng khó dạy".

Danh hài Quang Thắng: Lý do không đăng ảnh vợ và chuyện "Ngọc hoàng" Quốc Khánh nói 1 câu thấm 20 năm

Danh hài Quang Thắng: Lý do không đăng ảnh vợ và chuyện "Ngọc hoàng" Quốc Khánh nói 1 câu thấm 20 năm

Giải trí - 16 giờ trước

Đến Nhà hát Kịch Hà Nội, Quang Thắng đã ngồi đợi sẵn. Thú thật, thoạt nhìn, tôi không nhận ra "Táo kinh tế", vì anh mặc giản dị, ngồi lẫn giữa ông bảo vệ, bà bán nước trước cửa nhà hát.

4 năm ngày mất diễn viên Mai Phương, con gái được nuôi dưỡng ra sao?

4 năm ngày mất diễn viên Mai Phương, con gái được nuôi dưỡng ra sao?

Giải trí - 17 giờ trước

GĐXH - Con gái cố diễn viên Mai Phương, bé Lavie mới đây lộ diện trong ngày giỗ của mẹ. 4 năm sau ngày mẹ mất, bé Lavie hiện tại có cuộc sống ra sao?

Top