Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những “con thiên nga” đồng ruộng

Thứ sáu, 07:42 03/08/2007 | Giải trí

Giadinh.net - Nghiệp múa gian truân nối tiếp gian truân, chẳng mấy ai có thể đi hết con đường mà mình đã chọn. Và không phải “con thiên nga” nào cũng may mắn có được một cuộc sống sung túc và đầy đủ ở những thành phố lớn.

Sinh viên trường múa, nhiều người bị rơi rụng bởi những lý do về năng khiếu không phát triển, sức khoẻ không đáp ứng nhưng phần lớn là do gia đình ở quê không đủ điều kiện kinh tế chu cấp. Những “con thiên nga ruộng đồng” này đã phải lặn lội nhọc nhằn, đợi một ngày tung cánh bay cao...

Đã mang lấy nghiệp vào thân

Mỗi năm, trường Cao đẳng múa Việt Nam tuyển khoảng một trăm sinh viên cho cả ba hệ đào tạo trong phạm vi cả nước. Ngoài năng khiếu bẩm sinh, còn bao nhiêu các điều kiện khác mà các thí sinh phải vượt qua như chiều cao, cân nặng... Thi tuyển khắt khe là vậy nhưng khi nhận được giấy báo đỗ, xen lẫn niềm vui đã nhen nhóm một nỗi lo cho cả quãng đường dài trước mắt.

Không phải “con thiên nga” nào cũng may mắn có được một cuộc sống sung túc và đầy đủ ở những thành phố lớn. Trong số những sinh viên trúng tuyển, chiếm một phần không nhỏ là những cô thôn nữ đam mê bộ môn nghệ thuật hình thể này.

Chỉ lấy ví dụ bằng một yêu cầu tối thiểu nhất của sinh viên múa là phải tự sắm sửa được trang phục tập và biểu diễn. Một đôi giày múa trên thị trường hiện nay giá khoảng trên 250.000 đồng. Với cường độ tập đều đặn hàng ngày thì chỉ một tháng rưỡi là phải thay một đôi mới. Điều này không đơn giản đối với những gia đình của sinh viên ở nông thôn chỉ trông chờ vào con trâu, mảnh ruộng hay các nghề thủ công gia đình.

Ngần đấy năm trong trường, ngoài những giờ học văn hóa, học viên trường múa chỉ biết tập, tập và tập... Thạc sỹ Trịnh Quốc Minh, Trưởng phòng đào tạo trường Cao đẳng Múa Việt Nam tâm sự: “Sinh viên trường múa không có khái niệm về những ngày nghỉ. Họ gần như không có ngày nghỉ trong tuần bởi chỉ cần nghỉ hai ngày thứ bảy, chủ nhật thì đến ngày thứ hai tập lại, họ phải chịu những cơn đau dữ dội. Họ không được ăn quá, ngủ quá, chơi nhiều quá. Muốn không bị gục ngã trên sàn tập thì rất cần một sức khoẻ tốt. Điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế của mỗi sinh viên.”

Đến nay, vẫn còn không ít những sinh viên “gắn bó” với suất cơm “bụi” 3.000 đồng. Tận mắt chứng kiến chế độ ăn uống của các em, sẽ không ít người băn khoăn đặt ra câu hỏi: liệu những miếng thịt, những cọng rau ít ỏi kia có “cõng” nổi những chương trình tập luyện căng thẳng và đều đặn mỗi ngày như thế?

Nhọc nhằn nuôi dưỡng đam mê

Mấy năm gần đây, số lượng thí sinh đến từ các vùng nông thôn chiếm đến quá nửa số thí sinh dự thi vào trường múa (55 - 60%). Lê Thị Tuyết Nhung, cô học trò xuất thân từ mảnh đất miền Trung Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) đang theo học lớp tạo nguồn, không giấu nổi những nỗi lo lắng hiển hiện trên khuôn mặt khi nghĩ đến quãng đường dài phía trước. Cha mẹ cô đều làm nông nghiệp. Vào những thời gian rỗi rãi sau vụ lúa, hai ông bà lại thay phiên nhau đi lang thang mua tóc thiên hạ để về bán cho những cửa hiệu làm tóc giả hay xoay trần với phản thịt lợn từ nửa đêm hôm trước đến xế chiều hôm sau. Gánh nặng theo đuổi nghiệp múa của Nhung dồn cả lên đôi vai của cha mẹ. Cả cô và cha mẹ đều mơ ước đến một ngày rực rỡ trên sân khấu.

Để có thể tồn tại, rất nhiều sinh viên trường múa xuất thân từ nông thôn phải tính chuyện làm thêm ngoài giờ. Một số ít có chuyên môn tốt, ngoại hình đẹp thì xin được vào cộng tác với các đoàn ca múa nhạc có tiếng, phần đông hơn thì biểu diễn trong các vũ trường, phòng trà hay quán bar, khách sạn.

Nguyễn Thu Hằng, cô sinh viên múa đã tốt nghiệp, quê vùng chiêm trũng Hà Nam tâm sự: “Chúng em luôn ý thức được những khó khăn của sinh viên ngoại tỉnh, đặc biệt là sinh viên ở khu vực nông thôn. Điều kiện kinh tế của chúng em thua xa các bạn ở thành phố. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng em chịu kém cỏi hơn, mà luôn lấy đó làm thước đo để vượt lên hoàn cảnh”.

Hằng cho biết trung bình mỗi buổi tập như vậy, cô nhận được khoảng 50.000 đồng tiền thù lao, buổi diễn chính thức là 100.000 đồng. Nhiều nơi chi phí ít, họ chỉ gọi tập khoảng hai, ba lần trước khi diễn còn đâu họ đưa băng cho về nhà tự tập. Với số tiền như vậy, quả thực không đủ cho cô mua mỹ phẩm trang điểm cho một show diễn chứ chưa nói đến bồi bổ sức khoẻ và mua sắm trang phục.

Phải nói rằng, để có thể tiếp tục theo đuổi sự nghiệp gian truân này thì những người nghệ sỹ trẻ tương lai phải có một niềm đam mê với nghề mãnh liệt. Nghệ sỹ Trịnh Quốc Minh tâm sự: “30 năm trước chúng tôi vào nghề chỉ vì say nghề. Mọi khó khăn đói khổ trong điều kiện chiến tranh chúng tôi đều vượt qua được. Nhiều người thuộc thế hệ chúng tôi đã rất thành đạt như NSND Công Nhạc, NSND Việt Cường... Nhưng 10 năm trở lại đây, động cơ vào nghề đã bắt đầu có sự phân biệt rõ rệt giữa yêu nghề và đi tìm một nghề để sống. Theo con số thống kê gần nhất,  thì chỉ có 60% sinh viên nữ yêu nghề, 40% đi tìm nghề. Tỉ lệ đó với nam thì ngược lại là 40% và 60%. Ngày càng nhiều học sinh nông thôn muốn theo học ngành múa vì hai mục đích: danh tiếng và thoát khỏi ruộng đồng. Còn học sinh thành phố ngày càng ít thi vào ngành, vì người thành phố luôn nhìn vào thực tế: múa không phải là ngành hái ra tiền và nghiệp múa rất chóng tàn”.

Bên cạnh đó, những sinh viên nữ đi múa ở những quán bar, khách sạn thường phải mang những tai tiếng, những sự đồn thổi và sự coi thường của nhiều người trong thiên hạ.

Tuy nhiên, Trịnh Minh Ngọc, một giảng viên trẻ của trường CĐ Múa lại cho rằng: Múa ở quán hay khách sạn không có gì là đáng xấu hổ. Ngoài việc có thể kiếm được một nguồn thu tương đối để chi trả cho cuộc sống, thì đây còn là một môi trường thực tập khắc nghiệt với những quy luật đào thải không khoan nhượng cho những “con thiên nga” chập chững vào nghề. Sinh viên lớp K25 của nhà trường là một minh chứng thuyết phục cho việc vừa học vừa làm. Họ đều tự đi diễn để lấy tiền ăn học và đã tốt nghiệp một cách xuất sắc như các sinh viên Kiều Mỹ (Nhà hát Chèo), Phan Văn Lương (Quảng Bình, đang du học ở Hồng Kông)... Điều đó cho thấy, cốt lõi vẫn là bản lĩnh của các học viên và sự nhìn nhận đúng đắn của công chúng”.

Nguyễn Thắng

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Kỷ niệm 8 năm ngày cưới bên chồng, Thư Kỳ hóa cô dâu siêu dễ thương ở tuổi 50

Kỷ niệm 8 năm ngày cưới bên chồng, Thư Kỳ hóa cô dâu siêu dễ thương ở tuổi 50

Giải trí - 1 giờ trước

Cuộc hôn nhân 8 năm của Thư Kỳ khiến bao người ngưỡng mộ.

Tản văn: Đức Trọng

Tản văn: Đức Trọng

Xem - nghe - đọc - 12 giờ trước

GĐXH - Tôi ngồi xuống phóng tầm mắt ra phía thung lũng dưới chân đồi, hít hà mùi ô-xy tinh khiết, mùi hương hoa dìu dịu rồi lặng lẽ thưởng thức những phút giây diệu kỳ của cuộc sống.

NSND Quốc Khánh và cuộc sống độc thân ở tuổi 61

NSND Quốc Khánh và cuộc sống độc thân ở tuổi 61

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - NSND Quốc Khánh không chỉ nổi tiếng với tài năng diễn xuất xuất sắc, nghệ sĩ còn thu hút sự quan tâm của khán giả bởi cuộc sống cá nhân đầy màu sắc và thú vị.

Vụ kiện gần một thập kỷ giữa Brad Pitt và Angelina Jolie

Vụ kiện gần một thập kỷ giữa Brad Pitt và Angelina Jolie

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Vụ kiện của Brad Pitt và Angelina Jolie không phải là ngoại lệ. Vụ kiện ly hôn giữa họ đã kéo dài suốt nhiều năm và thu hút sự quan tâm của không chỉ là các fan hâm mộ mà còn là của giới truyền thông và luật sư.

Cuộc hôn nhân bí ẩn của tài tử "Bản tình ca mùa đông" và vợ kém 13 tuổi

Cuộc hôn nhân bí ẩn của tài tử "Bản tình ca mùa đông" và vợ kém 13 tuổi

Giải trí - 14 giờ trước

Cuộc hôn nhân kín tiếng giữa nữ diễn viên Hàn Quốc Park Soo Jin và tài tử Bae Yong Joon luôn là một ẩn số với người hâm mộ. Cặp đôi kết hôn được 9 năm, có 2 con chung nhưng hiếm khi xuất hiện chung.

Vợ sắp cưới kém 12 tuổi của diễn viên Anh Đức: Xinh đẹp như hotgirl, gu thời trang 'bánh bèo'

Vợ sắp cưới kém 12 tuổi của diễn viên Anh Đức: Xinh đẹp như hotgirl, gu thời trang 'bánh bèo'

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Sở hữu sắc vóc mảnh mai, Quỳnh Anh - vợ sắp cưới của diễn viên Anh Đức - yêu thích phong cách nữ tính, thể hiện qua trang phục phom dáng bèo nhún, xếp tầng, chất liệu lụa, voan.

Cuộc gặp gỡ của 2 diễn viên 'Đất phương Nam', bất ngờ với phản ứng của 'bác Ba Phi' Mạc Can

Cuộc gặp gỡ của 2 diễn viên 'Đất phương Nam', bất ngờ với phản ứng của 'bác Ba Phi' Mạc Can

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - Cựu diễn viên Phùng Ngọc - vai thằng Cò "Đất phương Nam" (1997) mới đây ghé viện dưỡng lão thăm nghệ sĩ Mạc Can sau gần 30 năm nhưng "Bác Ba Phi" không nhận ra "thằng Cò" vì... lớn quá.

'Mẹ chồng' Hồng Diễm phản ứng thế nào sau cái tát dạy dỗ 'con trai' Quang Sự?

'Mẹ chồng' Hồng Diễm phản ứng thế nào sau cái tát dạy dỗ 'con trai' Quang Sự?

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - Sau cảnh lấy đà tát Nghĩa (Quang Sự) trong "Trạm cứu hộ trái tim", NSND Mỹ Uyên hài hước chia sẻ trên trang cá nhân: "Tát thẳng tay thằng khó dạy".

Danh hài Quang Thắng: Lý do không đăng ảnh vợ và chuyện "Ngọc hoàng" Quốc Khánh nói 1 câu thấm 20 năm

Danh hài Quang Thắng: Lý do không đăng ảnh vợ và chuyện "Ngọc hoàng" Quốc Khánh nói 1 câu thấm 20 năm

Giải trí - 17 giờ trước

Đến Nhà hát Kịch Hà Nội, Quang Thắng đã ngồi đợi sẵn. Thú thật, thoạt nhìn, tôi không nhận ra "Táo kinh tế", vì anh mặc giản dị, ngồi lẫn giữa ông bảo vệ, bà bán nước trước cửa nhà hát.

4 năm ngày mất diễn viên Mai Phương, con gái được nuôi dưỡng ra sao?

4 năm ngày mất diễn viên Mai Phương, con gái được nuôi dưỡng ra sao?

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Con gái cố diễn viên Mai Phương, bé Lavie mới đây lộ diện trong ngày giỗ của mẹ. 4 năm sau ngày mẹ mất, bé Lavie hiện tại có cuộc sống ra sao?

Top