Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhân giỗ Tổ nghề hát xẩm: Có phải chỉ xẩm mới rõ ai là Tổ nghề?

Thứ ba, 11:21 10/04/2018 | Giải trí

GiadinhNet - Ngày 7/4 vừa qua (tức 22/2 Âm lịch) là chính giỗ Tổ nghề hát xẩm, nhóm Xẩm Hà Thành đã tổ chức đêm nghệ thuật đặc biệt tại sân khấu âm nhạc truyền thống dân tộc khu di tích lịch sử Tượng đài vua Lê và đình Nam Hương, thuộc khu phố đi bộ Hồ Gươm.


Các nghệ sĩ biểu diễn trong ngày giỗ Tổ nghề hát xẩm.     Ảnh: TL

Các nghệ sĩ biểu diễn trong ngày giỗ Tổ nghề hát xẩm. Ảnh: TL

Giao lưu giữa xẩm với… jazz!

Giỗ Tổ nghề hát xẩm 2018 của nhóm Xẩm Hà Thành gồm hai phần đặc biệt. Phần một là nghi lễ cúng dâng Tổ nghề được nhóm tổ chức trong phạm vi nội bộ do nghệ sĩ, nghệ nhân trẻ Lê Trung Chính phụ trách. Phần hai là đêm nghệ thuật với những câu xẩm cổ truyền, câu xẩm phục hồi và câu xẩm sáng tạo tiếp nối do nghệ sĩ - nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long dẫn dắt. Đây được coi như là một lễ trọng của người hành nghề đàn hát dân gian nói chung và hát xẩm nói riêng, đã có từ hơn 700 năm về trước. Trải qua nhiều thăng trầm nhưng cho đến ngày nay, giỗ Tổ nghề hát xẩm vẫn được duy trì như một sự ghi nhớ, tiếp nối của thế hệ hôm nay về một nét đẹp nhân văn, sáng tạo tài hoa và chan chứa tình người mà cha ông ta đã sáng tạo ra trong hành trình văn hóa, lịch sử dân tộc.

Đêm nghệ thuật có sự tham gia của những gương mặt nổi tiếng, gắn liền với nhóm Xẩm Hà Thành nhiều năm qua như các nghệ sĩ: Mai Tuyết Hoa, Phạm Đình Dũng, Trần Hậu, Xuân Hải, Phạm Trang, Thúy Nga... Chương trình cũng có sự góp mặt của các nghệ sĩ khách mời là nhạc sĩ Giáng Son, nghệ sĩ Hạnh Nguyên. Đặc biệt, nghệ sĩ saxophone Phan Anh Dũng cũng xuất hiện trong một tiết mục giao lưu giữa xẩm với… jazz.

Chia sẻ với PV Báo Gia đình & Xã hội, nghệ sĩ - nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cho biết: “Nhiều người đánh đồng hát xẩm với ăn xin nhưng trên thực tế, xưa nay, người hát xẩm không xin ăn mà sống bằng những đồng tiền thưởng từ công chúng. Trước khi được thưởng, người hát phải chinh phục bằng tiếng đàn và lời ca như câu hát nổi tiếng: “Ai ơi thương kẻ dở dang/ Miệng ca tay gẩy khúc đàn tương tư”. Nửa đầu thế kỷ 20 về trước, hát xẩm thường là các nhóm đi khắp chốn cùng quê. Hầu như nhóm nào cũng có ông trùm là người khiếm thị... Và nhất thiết phải dùng từ chuyên nghiệp cho người hành nghề này. Họ dùng tiếng hát để kiếm sống. Tính chuyên nghiệp còn ở chỗ, nghề hát xẩm mang tính tổ chức- các gánh xẩm kết nối với nhau và chịu sự chi phối của những “ông trùm” chứ không hoạt động đơn lẻ”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Long tái hiện, xưa kia, thường các “ông trùm” xẩm ở các vùng lớn chia địa bàn để hoạt động. Giả sử gánh xẩm ở địa bàn khác muốn hát thì phải được “trùm” xẩm đồng ý. Ngay chuyện các nghệ nhân chủ động hát những giai điệu buồn vui tùy theo bối cảnh và sự hứng thú của người nghe cũng thể hiện sự chuyên nghiệp (phải thể hiện hết mình để làm “sướng lỗ tai” người nghe mới mong moi nhiều tiền thưởng!)”.

Tổ nghề xẩm là ai?

Trong giới nghệ sĩ, đa số thường đặt niềm tin mãnh liệt vào những vị “Tổ nghề” mà mình đang tôn thờ với hi vọng bản thân được phù trợ trên suốt chặng đường theo đuổi nghệ thuật. Cũng vì lẽ đó mà tục giỗ Tổ nghề đã gây tranh cãi trong suốt thời gian qua. Chẳng hạn, mỗi dịp giỗ Tổ nghề sân khấu, dư luận lại dấy lên câu hỏi: Ai là Tổ nghề? Nghệ sĩ đang “ăn giỗ” ai? Khi mà truyền thuyết về Tổ nghề sân khấu đã “tam sao thất bản”, gây nhiều tranh cãi trong chính giới làm nghệ thuật cũng như nghiên cứu. Riêng với nghề xẩm thì ngày giỗ Tổ nghề lại được coi là “chuẩn chỉ” nhất. Trao đổi cùng chúng tôi, nhiều nhà nghiên cứu về văn hóa dân gian, nghệ thuật truyền thống cho hay, trong các nghề đàn hát dân gian gần như chỉ duy nhất hát xẩm có Tổ nghề và Tổ nghề hát xẩm xuất thân từ thân phận danh giá đó là Thái tử Trần Quốc Đĩnh.

Qua lời kể của nghệ nhân xẩm Hà Nội Nguyễn Văn Nguyên khi nghệ nhân còn sống, vì lòng đố kỵ, tranh giành quyền lực mà vị thái tử bị hoàng đệ (anh em ruột thịt) hãm hại bỏ mặc trong rừng sâu. Buồn bã, tuyệt vọng, chàng than thở qua lời ca. Tiếng đàn, lời ca của chàng rung động tới độ chim muông ngày ngày mang hoa quả tới, quấn quýt bên chàng. Rồi thái tử được người đi rừng tìm thấy. Tiếng tăm chàng khiếm thị hát hay đàn giỏi vang xa tới cung đình, vua cho vời vào. Cha con nhận nhau. Chàng một mực xin trở lại làng quê dạy cho những người khiếm thị kém may mắn có nghề kiếm kế sinh nhai.

Bàn về Tổ nghề xẩm, nhà nghiên cứu Hoàng Kiều từng hóm hỉnh: “Có thể xưa kia các nghệ nhân xẩm tự “phịa” ra chuyện để thầm nói với thiên hạ rằng nghề của tôi cũng cao quý lắm!”. Tính xác thực chưa ai rõ nhưng nó mang tới cho những người có cuộc sống cơ cực một niềm tin. Những người hành nghề chọn ra hai ngày cố định là 22/2 hoặc 22/8 Âm lịch hằng năm làm ngày giỗ. Do đặc thù nghề nghiệp nay đây mai đó không có một ngôi đình, đền hay nơi thờ tự cố định, nơi làm giỗ thường là bãi đất rộng, dựng lều cắm bạt, dâng hương tổ nghề và tái hiện nghề nghiệp Tổ nghề đã ban cho.

Chia sẻ cùng chúng tôi sau đêm nghệ thuật đặc biệt nhân ngày giỗ Tổ nghề xẩm, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa cho biết: “Đến thời điểm này, hát xẩm đã mang lại cho tôi rất nhiều điều đặc biệt trong đó có sự kết nối với bạn bè thế giới và tình cảm chân thành của khán giả dành cho xẩm ngày càng nhiều hơn. Đặc biệt, nhiều em nhỏ đang là học sinh cũng thường xuyên liên lạc với tôi để hỏi cách hát, để chia sẻ đam mê. Mới đây, tôi có dự một lễ giỗ Tổ nghề xẩm ở Hải Phòng và thấy có nhiều bạn trẻ đang làm rất tốt. Dù vậy, cách mà nhiều bạn trẻ hát xẩm hiện nay vẫn theo kiểu bắt chước nhiều hơn. Tôi nghĩ như thế cũng tốt, song cần phải có những uốn nắn để các em sẽ hát xẩm là chính các em chứ không phải phong cách của một ai đó. Chính vì thế theo tôi nếu như sau này có điều kiện thì chúng ta có thể có những lớp học xẩm online giống như học tiếng Anh online vậy! Để làm được điều đó, thiết lập một giáo trình là quan trọng nhất. Đó sẽ là bộ tài liệu được xây dựng bởi các nghệ nhân, nhà nghiên cứu, nghệ sĩ. Tôi đang kết hợp với Đại học Temple (Mỹ) làm chung một dự án đầu tiên về việc này”.

Nghề hát xẩm và lễ giỗ Tổ nghề hiện hữu từ những năm 50-60 của thế kỷ 20, sau đó mai một và thất truyền. Năm 2008, lần đầu tiên Trung tâm Phát triển nghệ thuật âm nhạc Việt Nam “đánh thức” tín ngưỡng này. Đây là một trong những hoạt động nằm trong tổng thể công trình phục hồi nghệ thuật hát xẩm do các nhà nghiên cứu của Trung tâm thực hiện. Câu chuyện tái hiện lễ giỗ Tổ nghề “độc nhất vô nhị” này một phần cũng bắt nguồn từ ước nguyện của “báu vật sống” - nghệ nhân xẩm Hà Thị Cầu trước khi bà qua đời.

Thành Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thanh Hương: Tôi không làm bạn với chồng cũ, không đưa chuyện ly hôn để PR phim

Thanh Hương: Tôi không làm bạn với chồng cũ, không đưa chuyện ly hôn để PR phim

Giải trí - 1 giờ trước

"Chúng tôi hoàn tất thủ tục ly hôn và kể từ đó tới nay, tôi chưa gặp lại chồng cũ, thậm chí nói chuyện điện thoại cũng không" - Diễn viên Thanh Hương chia sẻ.

Phim có Tuấn Tú - Duy Hưng vừa lên sóng, khán giả khen chê thế nào?

Phim có Tuấn Tú - Duy Hưng vừa lên sóng, khán giả khen chê thế nào?

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Ngoài đời hơn Duy Hưng 5 tuổi nhưng vẫn nhập vai em trai rất ổn trong "Người một nhà", Tuấn Tú nhận được nhiều lời khen tích cực của khán giả.

NSND Thu Hà gây bão

NSND Thu Hà gây bão

Giải trí - 3 giờ trước

Phân đoạn bà Lan dạy dỗ An Nhiên với lời thoại đã tai cùng diễn xuất ấn tượng của NSND Thu Hà nhận lời khen của khán giả.

2 nam nghệ sĩ cưới vợ xinh đẹp, kém gần 30 tuổi, U60 chưa có con chung vẫn hạnh phúc, mặn nồng

2 nam nghệ sĩ cưới vợ xinh đẹp, kém gần 30 tuổi, U60 chưa có con chung vẫn hạnh phúc, mặn nồng

Giải trí - 5 giờ trước

Từng lận đận về tình duyên, nhưng hiện tại Tiết Cương và Lưu Huỳnh đều có cuộc sống hạnh phúc bên vợ trẻ.

Hình ảnh Phước Sang sau đột quỵ, đang điều trị trong bệnh viện khiến khán giả xót xa

Hình ảnh Phước Sang sau đột quỵ, đang điều trị trong bệnh viện khiến khán giả xót xa

Giải trí - 7 giờ trước

GĐXH - Phước Sang bị đột quỵ là thông tin xôn xao mạng xã hội ngày hôm qua. Hình ảnh mới nhất của anh tại bệnh viện khiến nhiều người xót xa.

Thương Tín lộ diện sau ồn ào tố người giúp đỡ ăn chặn tiền: Sống tại khách sạn, phủ nhận dựng chuyện

Thương Tín lộ diện sau ồn ào tố người giúp đỡ ăn chặn tiền: Sống tại khách sạn, phủ nhận dựng chuyện

Giải trí - 7 giờ trước

Thương Tín cũng cho biết, tới đây sẽ về quê sống để không chịu cảnh "nay đây mai đó".

Á hậu chuyển giới có gương mặt "vạn người mê": Từ bỏ hào quang về quê bán bún cá, vất vả mà yên vui

Á hậu chuyển giới có gương mặt "vạn người mê": Từ bỏ hào quang về quê bán bún cá, vất vả mà yên vui

Giải trí - 9 giờ trước

"Ở Sài Gòn lúc nào cũng thơm tho, mịn màng còn bây giờ, lúc nào cũng quanh quẩn trong bếp với rau, cá, nồi nước lèo, lúc nào người cũng đầy mùi cá, than củi, hành ngò. Bán bún cá tuy có vất vả nhưng tôi thấy rất thoải mái", á hậu Tường Vi nói.

HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

Giải trí - 19 giờ trước

Mối quan hệ giữa HLV Troussier và Quang Hải gây chú ý sau khi ông Troussier nhất quyết không cho Quang Hải vào sân trận thua Indonesia.

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Giải trí - 20 giờ trước

Chu Thanh Huyền diện thiết kế được làm từ loại ren nhập đắt đỏ cùng chiếc voan dài 2m khi sánh bước bên chú rể Quang Hải.

NSND Đức Long: 'Đến lúc không kham nổi mình, tôi sẽ vào viện dưỡng lão'

NSND Đức Long: 'Đến lúc không kham nổi mình, tôi sẽ vào viện dưỡng lão'

Giải trí - 21 giờ trước

GĐXH - "Đến giờ tôi cũng không tính tới chuyện lập gia đình nữa. Tôi cho rằng nên nghĩ thoáng một chút, đừng quan niệm phải có gia đình mới là hạnh phúc. Còn nếu sau này không thể tự chăm sóc bản thân, tôi sẽ chọn nhà dưỡng lão", NSND Đức Long chia sẻ.

Top