Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhà thơ Inrasara: Chàng trai Chăm gieo thơ trên “luống cày”

Thứ bảy, 10:20 15/11/2008 | Giải trí

Giadinh.net - Trên tấm card mà Sara đưa tôi có ghi “Tôi còn buồn là tôi còn sống/Tôi còn viết là tôi còn yêu/ Tôi hết yêu là tôi đã chết”. Và có lẽ, chính cái tư tưởng ấy đã dẫn Sara đến với cả ngàn chuyến thiên di trong cuộc đời. Sara đi, sống hết mình để yêu, để viết.

“Gã trai cày” làm thơ

Inrasara từng được xem là một “hiện tượng” khi anh vừa xuất hiện trên thi đàn (năm 1996) thì tập thơ đầu tay “Tháp nắng”, đã đoạt một giải thưởng lớn của Hội Nhà văn. So “tuổi nghề” văn chương, Sara được coi là một cây bút trẻ. Sau khi ra mắt công chúng, cây bút trẻ Sara liên tục giành được nhiều giải thưởng lớn của Hội Nhà văn và Hội văn học Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.
 
Và anh thực sự gây “sốc” cho giới văn sĩ và công chúng trong nước khi vào năm 2005 bất ngờ giành giải thưởng Văn học các nước ASEAN. Có lẽ, chính vì sự thành công dồn dập ấy khiến nhiều người từng gặp Inrasara có nhận xét đó là một gã kiêu ngạo. “Kiêu” cũng phải, bởi ở Việt Nam có mấy ai được giải thưởng ấy.
 
Nhà thơ Inrasara.
 
Gặp Sara trong trận lụt lịch sử của Hà Nội khi anh ra dự Hội nghị Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam, anh cười và tự nhận: “Mình chỉ là một thợ cày”. Tôi nghĩ Sara đùa! Chuyện trò với anh hồi lâu tôi mới vỡ ra, Sara là một “thợ cày” thực thụ - “Cày” theo đúng cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
 
Sinh ra trong một gia đình có đến mấy đời làm nông, năm 15 tuổi Sara đã bắt đầu làm thơ và tỏ ra “nặng lòng” với nền văn hoá dân tộc quê nhà. Bước vào giảng đường Đại học, Sara tự nhận mình “là một gã hoang tưởng nặng” khi mang theo một vali đầy sách và hàng trăm bản chép tay những văn phẩm Chăm. Hoá ra, trước khi làm sinh viên, Sara đã rong ruổi khắp chốn cùng quê của những làng Chăm ở Ninh Thuận để sưu tầm các văn phẩm cổ của người Chăm.
 
Rồi chẳng hiểu sao, mới chỉ học được hơn một năm, “gã hoang tưởng” bỗng bỏ học trước sự tiếc nuối của bao người bởi lý do rất “hoang đường”... về quê đi cày. Nhưng Sara đi cày thật. Về đến làng là Sara đi cày thuê liền. Sara bảo với tôi: “Một năm thì mình cày cả 365 ngày. Cày chỉ để lấy tiền mua sách”. Một ngày cày được trả 12.000 đồng. Lúc ấy, sách cũ chỉ khoảng 1.000 đồng mỗi quyển. Có thời gian, Ban biên soạn sách chữ Chăm của tỉnh mời lên làm việc. Được vài năm, Sara lại bỏ về quê. Lại cày lấy tiền sống và viết.
 
Ngoài tiền mua sách, dành dụm được đồng nào là Sara lại nay đây mai đó để sưu tầm những thứ mà ai cũng cho là gàn dở. Chỉ tội nghiệp cho cha mẹ và anh em của “gã thợ cày” này, bởi gần như bao giờ có người gọi thì Sara mới ghé về nhà. Nhưng mỗi lần “hồi gia” là Sara lại mang theo hàng đống sách khiến mẹ chỉ biết thở ngắn than dài vì nhà quá nhiều sách mà chẳng hiểu để làm gì. Và đó chính là “nguyên nhân” để đến giờ Sara có thể sở hữu một kho sách khổng lồ lên tới non vạn cuốn.
 
Để sống, để đi, để viết, Sara tiếp tục “cày”. Không chỉ “cày” với cái cày đằng sau con trâu mà còn “cày” với nhiều nghề khác. Thiên hạ cũng chẳng hiểu sao “gã” lại chọn lắm nghề đến thế. Để “nuôi” việc viết, từ trồng nho, Sara chuyển sang làm kế toán, rồi buôn bán, có lúc lại làm thú y,... và có lẽ cuối cùng là nghề dệt.
 

Inrasara và Hani trong một cuộc triển lãm sản phẩm thổ cẩm Chăm.

 
Chính những kiểu “cày” ấy mà đến giờ, “gã hoang tưởng” đã cho ra đời đến mấy chục cuốn sách với hàng ngàn bài thơ, tiểu luận phê bình văn học và công trình nghiên cứu văn hoá Chăm mà sau mấy chục năm ấp ủ mới cho ra mắt công chúng. Sara bộc bạch: “Mình cũng chẳng nhớ nổi là đã sáng tác được bao nhiêu tác phẩm nữa”. Có lẽ, Sara không muốn đưa ra con số cụ thể nào vì anh sẽ còn sáng tác đến khi nào không thể nên chưa muốn “kiểm đếm” lại gia tài văn học của mình.

Lấy tiền vợ để làm báo

Có lẽ một trong những “món quà” lớn nhất mà Sara được Trời ban là lấy được một vũ nữ Chăm làm vợ - chị Hani, đẹp người, đẹp nết lại tháo vát. Người ta luôn thấy chị bên cạnh Sara trong những cuộc hội ngộ quan trọng của anh. Sara tâm sự: “Trong chuyến đi nhận giải thưởng năm 2005 tại Thái Lan, Hani khiến mình rất tự hào.
 
Không chỉ chăm sóc mình mà Hani còn giúp mình rất nhiều trong việc giao tiếp nhờ vốn tiếng Pháp thông thạo của cô ấy”. Có lẽ hiếm có người phụ nữ nào lại vẹn toàn đến thế. Không chỉ chiều theo những ý tưởng “quái gở” của chồng mà chị còn có nhiều năm ròng vật lộn cùng anh để hai khái niệm sống và viết của anh luôn song hành thuận lợi.
 
Và vì vậy mà hình bóng của người đẹp này dường như đã theo sát cuộc trò chuyện của tôi và Sara. Khi tôi hỏi về cuốn tạp chí Tagalau (Bằng Lăng) do anh làm chủ biên và tự bỏ tiền và nhờ bạn bè hỗ trợ in, anh bảo: “Trung bình mỗi số mình lỗ 8 triệu đồng. Nhưng may, có vợ mình là tài trợ chính”.
 
Tagalau mỗi năm ra từ 1 đến 2 số tuỳ theo nguồn kinh phí và lượng bài vở. Sara đang chuẩn bị cho xuất bản số thứ 10. Mỗi số anh cho in 1.000 cuốn nhưng mỗi lần in thì anh chỉ bán được 200 cuốn, còn lại là dành làm quà biếu, tặng. Lý do để làm cuốn tạp chí này là anh luôn trăn trở bởi trong cộng đồng người Chăm có rất nhiều người sáng tác nhưng không có điều kiện để in.
 
Anh “lỗ hoài” với cuốn tạp chí này nhưng phần “được” của anh chính là tạo một diễn đàn để các cây viết Chăm có thể thể hiện và đây chính là tiếng nói của đồng bào Chăm với cuộc sống. Cuốn tạp chí này được Sara in dưới sự tài trợ chính từ Công ty TNHH Inrahani, doanh nghiệp dệt thổ cẩm Chăm duy nhất ở Ninh Thuận do anh tạo dựng, nay giao hoàn toàn cho chị Hani quản lý. Sara cũng muốn bàn giao tạp chí cho thế hệ trẻ tiếp tục làm nhưng chưa có người đảm nhận được.
 
Theo Sara thì người kế tục để Tagalau có thể “sống” được cần phải có đủ năng lực về chuyên môn, lại phải đủ uy tín để thu hút được bài viết lại phải vừa vô tư, không vụ lợi.
 
Tagalau mới chỉ là một phần nhỏ trong số quà mà Sara dành tặng cuộc đời. Anh cho biết vừa khai trương một Thư viện và nhà trưng bày INRA 400m2 tại nhà mình ở Caklaing - Phan Rang. Đây được xem là “điểm đến” của bất cứ du khách nào ghé thăm Ninh Thuận. Bên cạnh “bảo tàng” trưng bày sản phẩm văn hóa Chăm, là thư viện cùng 20 loại báo bố trí trong không gian một quán cà phê đẹp, ngoài ra còn có khu dệt và bán sản phẩm thổ cẩm.
 
Tại đây, người ta vừa được chiêm ngưỡng xe trâu (hiện Việt Nam chỉ còn 3 chiếc) của người Chăm, vừa được xem sách cổ viết trên lá buông lại vừa có thể tham khảo hơn 3.000 cuốn sách khác. Khác với Bảo tàng tỉnh mở cửa đúng ngày giờ và đồng bào ít cơ hội thăm viếng, Nhà trưng bày này là một không gian mở, ngày nào cũng nườm nượp khách đến thăm.

Và xót của hộ... Nhà nước

Sara cho biết, việc anh cho ra đời Tagalau hay Nhà trưng bày là hoàn toàn không có đồng nào của công. Anh làm vậy chỉ bởi anh thấy mình vui khi đã góp được phần nào đó trong việc bảo tồn và giới thiệu văn hoá dân tộc. Anh có vẻ tỏ ra tiếc rẻ khi nhiều công trình được đầu tư khá lớn nhưng hiệu quả lại chẳng đáng là bao. Ngay cả việc tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo cũng vậy.
 
Inrasara (phải) trước cửa Nhà trưng bày Tagalau.
 
Có những cuộc tốn kém của Nhà nước tới cả trăm triệu, nhưng cũng không rõ lợi ích mang lại là gì. Anh so sánh với việc khi anh tổ chức chương trình “Bàn tròn văn chương” - một chương trình rất thành công và được nhiều người đánh giá là mang lại những hiệu quả thiết thực. Mỗi kỳ bàn tròn, có đến dăm bảy chục người tham dự nhưng cũng chỉ được cấp 250.000đồng. Thuê hội trường đã mất 100.000 đồng, còn lại là mỗi thành viên được một ly... trà đá!
 
Chuyển sang đề tài văn chương, Sara bảo: “Văn chương của ta đang lạc hậu. Phê bình cũng không hơn gì. Hôm nay có ai cầm trên tay cuốn phê bình mà có thể nhận diện được khuôn mặt văn học một thời đoạn, dù ngắn. Như thơ thời đổi mới chẳng hạn. Trong lúc Hoài Thanh đã làm được như thế, khi Thơ Mới chưa kết thúc? Chúng ta cứ sợ cái mới.
 
Văn chương mạng hay trào lưu hậu hiện đại đang xảy ra, nhưng Hội Nhà văn vẫn chưa có hội thảo hay bàn tròn để bàn về nó”. Theo Sara, tờ Văn nghệ - tờ báo của Hội nên cho đăng tải về những trào lưu văn chương và các sáng tác mới đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới. Điều này sẽ giúp các nhà văn trong nước tự biết mình đang ở đâu và cần làm gì. Sara đưa quan điểm: “Đừng sợ những tác phẩm mới dở.
 
Có dở thì mới có hay được! Chúng ta cần có những nhà phê bình đứng ở hệ mỹ học đương đại để đánh giá vấn đề của văn chương đương đại”. Và có một điều Sara vẫn luôn đau đáu - đó là không gian văn hoá dân tộc đang bị phá vỡ dần. Với văn hoá Chăm cũng vậy! Nhạc Chăm là một điển hình. Nhạc Chăm không chỉ đóng vai trò quan trọng với người Chăm mà còn có ý nghĩa khá sâu sắc với công chúng yêu nhạc nói chung.
 
Ấy vậy mà, việc nghiên cứu về nhạc Chăm lại chẳng mấy được quan tâm. Ngoài vài công trình nghiên cứu lẻ tẻ thì đến giờ cũng chẳng có cuốn sách nào nghiên cứu một cách có hệ thống về lĩnh vực này.
 
Chia tay tôi, chia tay Hà Nội, Sara lại tất tả lên máy bay về Sài Gòn chuẩn bị cho chuyến đi miền Trung sắp tới. Tôi cũng chẳng rõ, đến khi nào Sara sẽ “chùn chân, mỏi gối”, chỉ biết rằng, anh sẽ còn đi, còn viết và chưa khi nào có ý định dừng bút...
 

Inrasara tên thật là Phú Trạm, sinh năm 1957 tại Ninh Thuận. Hiện tại, anh sống ở TP Hồ Chí Minh và là người viết tự do. Inrasara từng đoạt nhiều giải thưởng văn học trong nước và 2 giải thưởng quốc tế (giải thưởng Văn học ASEAN năm 2005 và giải của Trung tâm lịch sử và văn minh Đông Dương thuộc Đại học Sorbonne trao cho công trình: Văn học Chăm).

Phượng Hoàng

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

Giải trí - 6 giờ trước

Mối quan hệ giữa HLV Troussier và Quang Hải gây chú ý sau khi ông Troussier nhất quyết không cho Quang Hải vào sân trận thua Indonesia.

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Giải trí - 7 giờ trước

Chu Thanh Huyền diện thiết kế được làm từ loại ren nhập đắt đỏ cùng chiếc voan dài 2m khi sánh bước bên chú rể Quang Hải.

NSND Đức Long: 'Đến lúc không kham nổi mình, tôi sẽ vào viện dưỡng lão'

NSND Đức Long: 'Đến lúc không kham nổi mình, tôi sẽ vào viện dưỡng lão'

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - "Đến giờ tôi cũng không tính tới chuyện lập gia đình nữa. Tôi cho rằng nên nghĩ thoáng một chút, đừng quan niệm phải có gia đình mới là hạnh phúc. Còn nếu sau này không thể tự chăm sóc bản thân, tôi sẽ chọn nhà dưỡng lão", NSND Đức Long chia sẻ.

Tuổi U60 của 'mỹ nhân ảnh lịch' thập niên 90: Sống bình yên bên chồng doanh nhân kín tiếng

Tuổi U60 của 'mỹ nhân ảnh lịch' thập niên 90: Sống bình yên bên chồng doanh nhân kín tiếng

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Hiền Mai được mệnh danh là "mỹ nhân ảnh lịch" nổi tiếng trong làng giải trí những năm 90. Hiện tại, khi đã qua thời kỳ đỉnh cao, cuộc sống của chị thay đổi như thế nào?

Tuổi xế chiều của 2 nghệ sĩ đất Bắc: Sống giản dị, thích chăm sóc vườn tược dù không thiếu tiền

Tuổi xế chiều của 2 nghệ sĩ đất Bắc: Sống giản dị, thích chăm sóc vườn tược dù không thiếu tiền

Giải trí - 9 giờ trước

Dù kinh tế khá giả thậm chí là giàu có nhưng 2 nam nghệ sĩ đất Bắc vẫn chọn lối sống giản dị, hòa vào thiên nhiên.

Cận cảnh chiếc xe 16 tỷ đi đón dâu của cầu thủ Quang Hải

Cận cảnh chiếc xe 16 tỷ đi đón dâu của cầu thủ Quang Hải

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - Quang Hải mới đây đã khiến khán giả đã chú ý khi chuẩn bị xe 16 tỷ để đi đón dâu. Đây là chiếc xe mang nhãn hiệu Rollroyce được trang trí rất đẹp với hoa tươi sang trọng.

Lương Thu Trang từng bị chê khó gần, ghét chính mình khi vào vai phản diện

Lương Thu Trang từng bị chê khó gần, ghét chính mình khi vào vai phản diện

Giải trí - 12 giờ trước

Khi vào vai An Nhiên trong phim "Trạm cứu hộ trái tim", Lương Thu Trang cũng thấy lo lắng. Cô thậm chí cũng "dị ứng" với vai diễn phản diện của mình.

Hơn 3 năm hẹn hò với Trương Ngọc Ánh, Anh Dũng 'Sống chung với mẹ chồng' giờ ra sao?

Hơn 3 năm hẹn hò với Trương Ngọc Ánh, Anh Dũng 'Sống chung với mẹ chồng' giờ ra sao?

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Anh Dũng nổi tiếng là diễn viên của VFC một thời trong phim "Sống chung với mẹ chồng" cùng Bảo Thanh. Sau đó, anh Nam tiến và có tin hẹn hò cùng Trương Ngọc Anh. Hiện tại, cuộc sống của nam diễn viên điển trai ra sao?

Lâm Tâm Như hé lộ cách giáo dục con: Quyết nói không với điều này để con học cách chủ động

Lâm Tâm Như hé lộ cách giáo dục con: Quyết nói không với điều này để con học cách chủ động

Giải trí - 14 giờ trước

Lâm Tâm Như cho biết, Hoắc Kiến Hoa cũng có đôi lúc nhượng bộ con gái.

Phước Sang: Vua phim Tết, vỡ nợ bất động sản và nỗ lực làm lại từ 'tay trắng'

Phước Sang: Vua phim Tết, vỡ nợ bất động sản và nỗ lực làm lại từ 'tay trắng'

Giải trí - 16 giờ trước

Từng là ông bầu nổi tiếng một thời, có hãng phim riêng, được mệnh danh là "Vua phim Tết", Phước Sang lâm vào cảnh khốn khó sau khi ôm món nợ nghìn tỷ đồng.

Top