Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân: “Đi, yêu và viết - Tôi “tham” cả cuộc đời!”

Thứ năm, 16:11 19/06/2008 | Giải trí

"Nghề báo thuộc Top ten nghề ảnh hưởng nặng nề đến đời sống gia đình nhất. Có lẽ gia đình nhà báo thuộc nhóm ly hôn nhiều. Lục đục cũng không ít. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng đến gia đình còn do yếu tố người nữa..."

Được nhiều người biết đến là một điều không dễ trong nghề báo. Ấy vậy mà Huỳnh Dũng Nhân đã định danh được mình. Tên tuổi của anh gắn liền với những chuyến đi, những trang viết nhân ái, đầy ắp hơi thở cuộc sống.

25 năm miệt mài làm phóng viên, rồi giảng dạy báo chí, việc gì cũng tận tuỵ, đến nơi đến chốn và đầy đam mê, tâm huyết. Khi ở tuổi 53, đủ đầy sự chín chắn và trải nghiệm trong đời lẫn trong nghề, anh được mời về làm Tổng biên tập của tờ Nghề báo (TP.HCM). Huỳnh Dũng Nhân tự nhận mình là “một kẻ tham lam, tham lam những điều tốt đẹp cho mình và cho người khác”.

“Trong tình cảm, tôi cũng hơi tham”

- Tình cờ vào blog của anh, và tình cờ đọc được câu anh nói về mình: “Thời gian một chiều, đi mãi rồi hết. Đi, yêu và viết. Không có gì ngoài cả cuộc đời". Nhưng cũng có người nói Huỳnh Dũng Nhân “tham” lắm , anh nói sao?

- Không phải một người mà nhiều người nói tôi “tham”. Tham lam, tham vọng, ham hố, tham việc…Ờ thì tôi nhận là tôi “tham” đấy. Tôi thích sống hết mình, làm tất cả những gì tôi có thể, đóng góp được gì cũng tốt cho mọi người, cho mình. Tôi sợ nhất là ngồi một chỗ. Tôi viết báo, viết văn, kịch bản, làm thơ…nếu cần thì vẽ (hồi nhỏ tôi đã học đến mỹ thuật trung cấp). Ai kéo tôi lên sân khấu, lên truyền hình phỏng vấn là tôi lên. Rủ tôi đi đánh bóng bàn hay đá bóng là tôi đi. Rồi tôi trở thành đại biểu khá tích cực của Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh khóa 6, trở thành giảng viên thỉnh giảng môn phóng sự của trường Xã hội nhân văn TP HCM…Những điều ấy cho thấy tôi tham thực sự. Tôi sợ ngày mai không có thời gian…Hình như câu thơ của Xuân Diệu đã thấm vào máu thịt của tôi: “Mau với chứ vội vàng lên với chứ”…

- Thế còn trong tình cảm, tình yêu thì sao?

- Trả lời thế nào đây? Thôi, tôi chọn cách nói thật. Trong tình cảm tôi cũng hơi tham.Tôi thích yêu và được yêu (cười). Nhưng trên tất cả, đó là sự yêu quý của bạn bè, của những người xung quanh. Hơi lãng mạn một tý nhưng thật đẹp, thật chân thành.

Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân và con trai Xuyên Việt

- Điều đó quan trọng như thế nào? Tình yêu của tuổi 20 và tuổi 50 có khác nhau nhiều không? Hay tình yêu không có tuổi?

- Trong cuộc sống, tình yêu là một thứ men để tôi luôn thấy rạo rực sống và làm việc. Nó như làm mới tất cả, làm trẻ lại tất cả những dự định và công việc của tôi. Không có tình yêu thì mọi thứ sẽ nhạt nhẽo lắm. Trên 50 tuổi cũng yêu chứ, yêu một cách thầm lặng, mặn mà và biết phải làm gì, chứ hồi tôi 20 tuổi thì yêu lãng mạn, trong sáng và cũng hơi lý tưởng nữa.

“Tôi đi bằng đôi chân và cái đầu của mình”

- Anh yêu thích nghề báo từ khi nào? Phải chăng đó là ước mơ từ thuở nhỏ?

- Tôi yêu thích nghề báo từ khi tôi biết ba mẹ tôi là nhà báo (hai cụ công tác ở báo Nhân Dân.) Hồi nhỏ tôi lớn lên trong khu tập thể báo Nhân Dân, nơi rất nhiều nhà báo nổi tiếng sinh sống. Sau này tôi học văn và học báo chí, suốt ngày viết lách và cảm thấy chỉ có cây bút mới giúp mình đóng góp được cho xã hội và khẳng định được mình. Tôi thích nhìn thấy sản phẩm của mình, nó không phải là công việc thuần túy mà là niềm đam mê.

- Anh đã đi rất nhiều và có lẽ 3 chuyến xuyên Việt của những năm 90 đã làm cái tên Huỳnh Dũng Nhân “nổi” hơn trong làng báo. Anh có thể kể một vài kỉ niệm về chuyến đi đó không?

- Chuyến đi đó à? Đầu tiên có người bảo tôi khùng. Sau đó người ta hào hứng theo dõi chuyến đi, bàn tán. Rồi có hai anh nông dân bán heo để đi xuyên Việt sau khi đọc bài của tôi. Người ta bảo đọc bài đi bụi của tôi họ thấy “ngứa chân” muốn lên đường đi cùng lắm.Về sau người ta hay nhắc đến chuyến đi xuyên Việt ấy như một đề tài tiêu biểu nhất mà tôi đã thực hiện. Và dư âm cuối cùng là tôi đặt tên cho con trai là Xuyên Việt. Khi đọc đến tên con trai tôi, mấy bà bác sĩ ở bệnh viện bảo: “Ba nó là vận động viên đua xe đạp à?” (cười).

- Từ một phóng viên chuyển sang làm quản lý một tờ báo anh có thấy tự tin không?

- Tôi thấy rất tự tin khi nhận nhiệm vụ TBT tờ Nghề báo. Hay chính xác là tự tin làm nội dung được, nhưng hơi lo về phần làm kinh tế nuôi tờ báo. Tôi tự tin vì mình xuất thân từ một cây bút, đi lên bằng đôi chân và cái đầu của mình. Nghề báo đã chọn tôi và tôi cũng chọn nghề báo. Trong thời gian qua, nhiều nơi đã mời tôi về đầu quân cho họ với những cương vị hấp dẫn, nhưng vì quá gắn bó với Lao Động nên tôi đã từ chối. Bây giờ tôi cảm thấy đã đến lúc chứng minh rằng mình không chỉ viết báo mà còn có thể làm báo.

“Bạn đọc sẽ nhớ những nhà báo chứ không nhớ công chức làm báo”

- Đã có thời anh làm đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, một chính khách và một nhà báo khác nhau như thế nào?

- Tôi có 5 năm làm đại biểu Hội đồng nhân dân TP. HCM khóa 6 và là thành viên ban Văn hóa xã hội. Chính khách và nhà báo có những mối quan tâm về các vấn đề xã hội tương đối giống nhau. Còn khác nhau là chính khách phát biểu vấn đề trước nghị trường, nhà báo viết vấn đề lên mặt báo. Tôi đã làm cả hai việc ấy một lúc.

- Theo anh thì nghề báo có cần phải có năng khiếu không? Và điều gì làm nên một nhà báo giỏi?

- Nghề báo rất cần năng khiếu (cũng như nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác). Dù năng khiếu chỉ chiếm một vài phần trăm, còn lại là sự lao động và thêm một chút may mắn nào đó. Một đầu bếp nước ngoài đã nói: “Người ta có thể dạy nhau công thức nấu ăn, chứ không thể dạy sự khéo tay được”.

Nhà báo giỏi là nhà báo có khiếu làm báo, cái anh ta viết ra bao giờ cũng có cái để đọc để nghĩ mà chỉ anh ta mới đem lại được cho bạn đọc. Hơn nữa anh ta có bản lĩnh và có tác phẩm báo chí để đời thật sự, có một tác phong làm báo chuyên nghiệp và hoàn thành nhiệm vụ một cách đa năng, dễ dàng hơn nhiều người khác. Ban đọc sẽ nhớ những nhà báo ấy chứ không nhớ những công chức làm báo.

- Cũng là một người tham gia giảng dạy, anh đánh giá như thế nào về tình trạng đào tạo báo chí của Việt Nam hiện nay?

- Tôi nghĩ rằng nên dạy báo chí theo hướng hiện đại hơn, nhiều thực tế hơn và cọ xát nhiều hơn. Báo chí là nghề “vô sư vô sách” - khó trường nào và khó ai có thể dạy hết cái hay của nghề báo - nhưng cũng rất cần sự đào tạo bài bản, rất cần những nhà báo làm thầy truyền đạt kinh nghiệm cho sinh viên báo chí…Nhà báo kỳ cựu Hữu Thọ có nói rằng nhà báo phải tốt nghiệp ba trường: Chuyên ngành, báo chí và cuộc đời. Chúng ta thường chỉ tốt nghiệp 2 trong ba trường đó. Cần thêm đại học cuộc đời nữa để có thể thành một nhà báo giỏi.

- Nhiều bạn sinh viên báo chí nói rất bi quan “đi học, thầy cô dạy không có gì mới, không ngủ gục thì biết làm gì?”. Anh có bí quyết nào để sinh viên chăm đến lớp không?

- Tôi đã có 8 năm làm sinh viên khoa văn và khoa báo chí, nên cũng biết sinh viên sợ cái gì để mà tránh. Và cũng mạnh dạn “tự thú” là tôi dạy rất thoáng, hay kể chuyện nghề và nhiều ví dụ sinh động, xen lẫn chuyện tiếu lâm nên sinh viên cũng đỡ …buồn ngủ.

Vợ và con trai nhà báo Huỳnh Dũng Nhân

“Có lẽ các nhà báo phía Bắc “sợ vợ” hơn!”

- Ðã từng sống ở Hà Nội 20 năm, anh có thể kể về những kỉ niệm ấu thơ của mình? Nếu có một điều gì để nhớ về Hà Nội anh nhớ gì trước hết?

- Tôi đã có một tuổi ấu thơ ở Hà Nội gián đoạn và hơi gian nan, vì đó là thời gian phải đi sơ tán. Nhưng chính nỗi nhớ thời ấu thơ lại mãnh liệt da diết nhất. Tôi nhớ nhất là những người bạn và những con đường, những không gian vắng và ẩm buồn, tiếng xe điện leng keng, những hàng cây sấu và cơm nguội, nhớ những cái đói nghèo luôn được giấu sau nụ cười lạc quan trong sáng.

- Ngày trước nhà thơ Nguyễn Bính dặn con “con ơi chớ lấy chồng thi sĩ. Nghèo lắm con ơi, bạc lắm con”. Nghề báo cũng là nghề vất vả, anh có dặn con gái “đừng lấy chồng làm báo” không?

- Tôi sẽ không ép con tôi phải lấy chồng nghề nào. Và nếu lấy một ông chồng nhà báo tôi cũng không cấm. Vì đại gia đình tôi hiện nay từng có tới 4 cặp vợ chồng làm báo, tức là có 8 nhà báo (nay còn 7 vì vợ tôi đã chuyển sang nghề khác).

- Tính chất nghề nghiệp theo anh có ảnh hưởng rất nhiều tới gia đình không?

- Là nhà báo ai cũng biết nghề này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống gia đình. Thậm chí Nghề báo thuộc Top ten ảnh hưởng nặng nề nhất. Có lẽ là gia đình nhà báo thuộc nhóm ly hôn nhiều. Lục đục cũng không ít. Nhưng chắc so sánh với tỷ lệ nhà báo hạnh phúc thì số phải li hôn chắc ít thôi. Song không phải tất cả sự ảnh hưởng đến gia đình là do yếu tố nghề mà còn do yếu tố người nữa.

- Nhà báo Huỳnh Dũng Nhân thuộc nhóm nào trong số đó ?

- Rất tiếc, tôi đã rơi vào nhóm ly hôn và đã lập gia đình khác. Ly hôn với tôi là một việc hết sức buồn và tôi thấy có lỗi với con cái. Hồi đó tôi thường mượn thơ để giãi bày, để nói với các con: Mỗi tan tầm ba rẽ sang đường khác. Số nhà mới vẫn thỉnh thoảng ba quên. Mỗi trưa nắng ba dừng xe ghé chợ. Thương hai con những bữa cơm buồn. Vẫn đôi lần xe chợt quen lối cũ. Vội quay đi như một kẻ nhầm đường. Đêm mưa về nhìn lên ô cửa sáng. Nhà bốn người thiếu một hoá neo đơn…(Viết cho con).

- Và nghề báo đã giúp anh vượt qua điều này như thế nào?

- Tôi có những bước đi khác trong nghề nghiệp. Tôi lao vào viết và làm mọi việc như điên. Tôi không muốn dừng lại. Tôi thích một câu châm ngôn là: khi bạn sắp gục ngã hãy nhớ mình có thể bước thêm bước nữa.

- Có bao giờ anh nghĩ đến lúc 60 tuổi ta sẽ làm gì và lúc 70 tuổi sẽ làm gì chưa?

- Bây giờ tôi đã chuẩn bị cho tuổi 60 và 70 rồi đấy. Bằng chứng là tôi đã chuyển công tác, từ cương vị người viết báo sang người làm báo. Tôi có dự định làm công tác Hội nhà báo và giảng dạy. Hai nghề đó không bắt tôi phải nghỉ hưu. Hơn nữa, với tinh thần "nửa đời nhìn lại" tôi sẽ có thời gian viết nhiều hơn là cứ chạy sồng sộc ngoài đường. Đã đến lúc phải làm cái gì đó cho mình, để mình là mình.

- Anh đã xê dịch rất nhiều trên những vùng miền. Anh có nhận xét gì về gia đình nhà báo 2 miền Nam - Bắc?

- Tôi có một nhận xét vui vui thế này nhé: Gia đình nhà báo Miền Bắc ăn cơm nhà nhiều hơn, tối về sớm hơn và nhậu khoẻ nhưng “rút” nhanh hơn. Có lẽ các nhà báo Miền Bắc bị vợ kèm chặt hơn, có vẻ “sợ vợ”  nhưng làm việc thì sâu sắc và chất lượng. Còn gia đình nhà báo Miền Nam chắc phải nhờ một đồng nghiệp Miền Bắc nhận xét cho khách quan và công bằng vậy.

- Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện thú vị và thẳng thắn này!

Theo Ngàn Phố
Gia Đình & Trẻ Em

kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Điều không tưởng' Lê Tuấn Anh giúp con trai của Hồng Vân

'Điều không tưởng' Lê Tuấn Anh giúp con trai của Hồng Vân

Giải trí - 2 giờ trước

NSND Hồng Vân tiết lộ khi quay phim ở Mỹ, Khôi Nguyên được ba Lê Tuấn Anh đứng sau hỗ trợ, thậm chí có những điều gần như 'không tưởng' với mẹ con chị.

Nữ ca sĩ gốc Đà Nẵng nổi tiếng 'Làn sóng xanh' những năm 2000: 43 tuổi giàu có, trẻ đẹp nhưng vẫn độc thân

Nữ ca sĩ gốc Đà Nẵng nổi tiếng 'Làn sóng xanh' những năm 2000: 43 tuổi giàu có, trẻ đẹp nhưng vẫn độc thân

Giải trí - 2 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm nổi tiếng với khán giả qua nhiều ca khúc nổi đình nổi đám trong giải thưởng "Làn sóng xanh". Dù đã bước sang tuổi 43 nhưng sự nổi tiếng của cô vẫn không giảm.

Mai Thu Huyền làm phim ra sao mà bị chê "thảm họa", "ế nhất lịch sử"?

Mai Thu Huyền làm phim ra sao mà bị chê "thảm họa", "ế nhất lịch sử"?

Giải trí - 4 giờ trước

Những phim điện ảnh do Mai Thu Huyền cầm trịch từng nhận về không ít lời chê bai từ khán giả và giới phê bình vì kịch bản nhiều "sạn", cách làm phim cũ kỹ, không truyền đạt được thông điệp.

Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Giải trí - 6 giờ trước

Ở tuổi 63 nhưng NSƯT Thành Lộc vẫn một mình lẻ bóng. Ông dành hết tình yêu cho sân khấu nghệ thuật.

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Hà Kiều Anh tiết lộ áp lực khi liên tiếp đảm nhận vai trò Trưởng Ban giám khảo Miss Grand Vietnam.

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Giải trí - 19 giờ trước

"Mỗi buổi tối, tôi phải chạy lên quán nghệ sĩ để hát, cách nhà tận 20km, tới 12 giờ đêm mới về được tới nhà" – nghệ sĩ Phương Bình chia sẻ.

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Giải trí - 22 giờ trước

Ca sĩ Bảo Anh đang trở thành tâm điểm chú ý khi được cho là ngầm thừa nhận chuyện có con.

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Giải trí - 1 ngày trước

GĐXH - Không chỉ gây ấn tượng với khán giả qua hình ảnh một nghệ sĩ hài vô cùng duyên dáng và tài năng, Vân Dung còn có cuộc sống riêng nhiều người mơ ước.

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Xem - nghe - đọc - 1 ngày trước

GĐXH - "Linh Nhi có làm trong công ty của bố với mức lương 25 triệu/tháng. Trong vòng 2 năm sẽ là 500 triệu rồi. Thế nên có thể nói, bố chính là đại gia của Linh Nhi", Tú Dưa tiết lộ.

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Giải trí - 1 ngày trước

GĐXH - Phương Thảo - Ngọc Lễ nổi tiếng từ thời giải thưởng "Làn sóng xanh" thập niên 90 - 2000 với "Xe đạp ơi" và "Ba ngọn nến lung linh". Sau 19 năm rời xa Vbiz, sang Mỹ định cư, cuộc sống của cặp đôi nghệ sĩ giờ ra sao?

Top