Hà Nội
23°C / 22-25°C

Miếu Trò và đêm tháo khoán lạ lùng

Thứ bảy, 08:28 13/02/2010 | Giải trí

GiadinhNet - Đến giờ, cụ Toản vẫn nhớ cảm giác hồi hộp, lâng lâng khó tả mỗi lần tham gia lễ hội Miếu Trò của làng. Cụ bảo đây là ngôi miếu lạ, không thờ thần, thờ người, mà thờ vật linh biểu hiện cho giới nam và giới nữ. Hai vật thờ này được tạc bằng gỗ mít. Hằng năm, cứ vào 11h đêm ngày 11 tháng Giêng là lễ hội lại diễn ra...

Lễ hội lạ lùng

Cụ Nguyễn Quang Toản sinh năm 1926 tại làng Tứ Xã (Lâm Thao, Phú Thọ). Từ nhỏ, cụ đã thấy người làng hồ hởi đi tham gia lễ hội miếu Trò (hay còn gọi là miếu Trám), nhưng phải đến năm 12 tuổi, khi được đánh giá là đã trưởng thành cụ mới được bố mẹ cho tham gia. Những năm đó, theo cụ Toản, tham gia cho vui thôi, chứ có “biết gì đâu”.
 

Cụ Nguyễn Quang Toản.

Qua làn khói từ ấm trà mới pha, cụ Toản nheo nheo đôi mắt nhớ về thuở xa xưa. Cụ bảo, ngày đó lạc hậu lắm, không được như bây giờ. Cụ Toản được bố mẹ hỏi... vợ cho từ khi mới 12 tuổi. Tiếng là vậy, nhưng phải sau 3 năm, “vợ chồng” cụ mới về ở chung nhà. Ở cùng nhà nhưng vẫn còn giữ ý lắm, phải mất một năm nữa, hai người mới thực sự là vợ chồng.

Lễ hội Trò Trám đáng nhớ nhất của cụ Toản là vào năm 1944, khi cụ tròn 18 tuổi. Đó mới là lễ Tháo Khoán (phần đặc biệt nhất của lễ hội Trò Trám – PV) thực sự của tôi. Năm đó vui lắm. Chị em trong làng đi hết. Lúc bấy giờ, họ hăng hái lắm!” - Kể về thời điểm đó, giọng cụ bỗng rung lên vui lạ, ánh mắt sáng lên như trai trẻ.

Ngày 11 tháng Giêng năm đó, trời xâm xẩm tối, cụ Toản quần áo chỉnh tề ra miếu Trò cùng với người làng. Mọi người đều ngồi ở điếm canh cách miếu khoảng 100m, trò chuyện với nhau trong bóng tối. Không một ai được sử dụng đèn, đuốc vào dịp này, cũng không ai được lại gần miếu. Tất cả phải tập trung ở điếm canh này. Đó là quy định có từ hàng trăm năm của lễ hội Trò Trám.

Năm đó, trời rét cắt da cắt thịt, người ta phải đã lấy cót bao quanh điếm, nhưng người ngồi trong vẫn lạnh run. Mọi người phải ngồi sát vào nhau cho ấm. Tất cả vừa nói chuyện vừa ngóng vào miếu. Khi tiếng hú báo hiệu từ miếu cất lên, mọi người trong điếm chạy ùa vào, nhập vào cùng với nhóm ông từ và đôi nam nữ đồng trinh đang hành lễ. Họ chạy quanh miếu 3 vòng, rồi sau tản vào rừng trám sau miếu... “Trai chưa vợ, gái chưa chồng và những người đã có chồng, vợ ở quanh vùng đều được tự do tham gia buổi lễ này. Sáng hôm sau, khi ai về nhà nấy thì vợ, chồng không được ghen tuông. Quy định là vậy nhưng phần nhiều là trai, gái đã có tình ý với nhau từ trước mới hẹn nhau tham gia lễ hội. Tất nhiên cũng có những trường hợp ngoại lệ. Những đứa trẻ sinh ra từ đêm thiêng này sẽ được làng quý trọng, được tặng 3 thước lụa và được coi như hiện thân của sự may mắn”-  cụ Toản kể.
 

Lễ rước cây lúa thần vào buổi sáng ngày 12/1 âm lịch hàng năm.


Gốc tích 700 năm

Miếu Trò nằm ở làng Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Nhìn bên ngoài, ngôi miếu này không có gì khác so với các miếu thường thấy ở Việt Nam. Nó rộng chừng 10m2, mái ngói, cửa sổ, cửa ra vào, vì kèo bằng gỗ, tường gạch. Tuy nhiên, ngôi miếu này có lịch sử hình thành và một lễ hội kì lạ gắn liền với nó.
 
Theo thần phả của làng Tứ Xã, người có công dựng lên miếu Trò là bà Ngô Thị Thanh, sống cách đây 700 năm. Không ai biết vì sao bà lại lập ra ngôi miếu này. Người ta chỉ biết rằng bà là người đẹp có tiếng trong vùng và là con gái của người có công dời dân, lập lên ngôi làng có miếu Trò này. Chính bà là người nghĩ ra lễ hội kì lạ kia.
 

Trong khám thờ này là hai linh vật “nõ” và “nường”.


Miếu Trò đóng cửa quanh năm, chỉ mở cửa đúng vào đêm ngày 11 tháng Giêng. Lúc đó, hầu hết thanh niên trai tráng làng Tứ Xã đều có mặt, nhưng họ chỉ được đứng chầu trực cách đó khoảng 100m, trong một điếm canh. Họ được hát hò, nói chuyện, trêu chọc nhau, nhưng không được mang theo đèn đuốc. Tất cả đều phải diễn ra trong đêm tối!

Trong khi đó, ở trong miếu, ông từ với lễ phục chỉnh tề, đợi đến đúng 11 giờ đêm, trèo lên khám thờ, kính cẩn lấy hai linh vật (có tên gọi dân gian là Nõ – Nường) ra, đặt lên đĩa, để lên hương án, thắp hương cúng. Trong miếu, ngoài ông từ, còn một đôi trai gái đồng trinh. Đôi trai gái này, gái thì mặc yếm và váy, trai thì mặc quần áo nâu, đứng đối diện với nhau hai bên hương án. Chỉ có ba người này được ở trong miếu vào thời khắc đó.

Linh vật được bọc bằng những tấm lụa đỏ, đặt trong hòm. Giờ hành lễ đến, ông từ sẽ tắt hết đèn nến rồi cất tiếng hỏi: “Linh tinh tình ph... ộ... c!”. Ông sẽ cất tiếng hỏi 3 lần. Sau mỗi tiếng “phộc”, đôi nam nữ sẽ cùng giơ “Nõ” và “Nường” lên, cố gắng cho chúng giao hòa với nhau. Dân làng ở đây quan niệm rằng, nếu đôi trai gái trong đêm tối mà làm cho “Nõ” và “Nường” đi chệch nhau thì năm đó, làng sẽ mất mùa. Ngược lại, nếu họ làm đúng thì mùa màng tươi tốt, người sinh, vật thịnh. Tiếp đó, ông từ và đôi trai gái sẽ chạy ra ngoài miếu, vừa chạy vừa hú, trai gái từ điếm canh lúc này sẽ tới nhập hội, chạy quanh miếu, vừa chạy vừa hú vừa gõ trống, khua chiêng...

Sau một đêm “tâm sự”, sáng hôm sau, người làng sẽ cùng nhau rước bông lúa thần đi quanh làng. Bông lúa thần là một bó mía trên đó buộc những bông lúa trĩu hạt. Người ôm bông lúa thần sẽ đi đầu đám rước, tiếp sau là cờ quạt, trống chiêng. Họ đi và hát những câu hát có nhiều từ ám chỉ đến “việc kia”. Theo dân làng, người tham gia đám rước hát ám chỉ được việc kia càng nhiều thì mùa màng càng tốt tươi. Đám rước sẽ kết thúc ở sân miếu Trò.

Các bà vợ đều… hiểu!

Ông từ hiện tại của miếu Trò - Nguyễn Thành Ngữ.

 
Ngôi miếu và lễ hội kì lạ này đã lưu truyền suốt 700 năm, cho đến năm 1948 thì bị đứt đoạn. Theo cụ Toản đó là bởi “các làng khác cứ trêu”, đám thanh niên ngại, thế là dừng. Cụ Toản bảo, sau đêm lễ hội các bà vợ thường hiểu và không “chất vấn”, vì đây là tục lệ làng. Với vợ cụ Toản bây giờ (vợ thứ hai) thì bà không biết về lễ hội này, cũng chưa từng được tham gia vì là người làng khác. Khi chúng tôi hỏi hiện giờ ở làng còn “đôi” nào nên vợ chồng hay có “đứa trẻ” nào được sinh ra từ những đêm lễ hội đó không, cụ Toản chỉ cười. 

23 năm sau khi bị đóng cửa, miếu Trò bị hỏng nặng. Mái bị sụt, tường hỏng, chỉ còn mỗi dui mè. Miếu biến thành sân hợp tác xã. Linh vật và những gì còn lại của nó được cất trong kho. Năm 1971, sông Hồng bị vỡ đê, Tứ Xã bị ngập trong biển nước và những thứ còn lại của miếu Trò cũng bị mất nốt.

Cho tới năm 1993, cùng với chủ trương khôi phục văn hóa vùng miền của Nhà nước, miếu Trò được phục dựng lại cùng cả phần lễ hội của nó. Tuy nhiên, lễ Tháo Khoán ngày nay chỉ được thực hiện một cách hình thức, tức là sau khi chạy vòng quanh miếu 3 lần, người dân tản ra, nói chuyện với nhau. Năm 2009, miếu Trò được xã đầu tư hơn tỉ đồng để xây mới. Miếu Trò mới, về cơ bản, giống với miếu cũ, nhưng to hơn và tường bằng gạch chứ không phải bằng gỗ xưa. Bên cạnh nó, người ta còn xây thêm miếu thờ Mẫu.

Ông Chử Đức Bách, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Tứ Xã, Ban quản lý miếu Trò cho biết, năm ngoái, làng nạo vét cái ao cạnh miếu, thấy dưới đáy ao rất nhiều những thân cây trám to mấy người ôm không xuể và đã thành than đen, đem về đốt rất đượm. Có lẽ đây là chứng tích duy nhất nghe được lời thủ thỉ của các đôi trai gái trong rừng trám năm xưa!
 
Biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực
 

Nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn.

Theo nhà văn Nguyễn Hữu Nhàn – Chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh Phú Thọ, người đã dành cả đời nghiên cứu văn hóa Phú Thọ và cũng chính là người được sinh ra ở làng Tứ Xã thì lễ hội Trò Trám là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp. Họ mong vạn vật sinh sôi nảy nở, nên tôn thờ sinh thực khí.
 
Thực ra, xưa kia, ở nhiều vùng khác của Việt Nam, như Hà Tây, Vĩnh Phúc... cũng có những lễ hội loại này, nhưng đã bị bỏ từ lâu. Sở dĩ Tứ Xã gìn giữ được đến ngày nay là bởi nơi đây là một trong 18 bộ tộc thời Hùng Vương. Họ hùng mạnh và có bản sắc văn hóa lâu đời, chính vì vậy, họ biết giữ gìn nó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra di chỉ Gò Mun nổi tiếng thế giới ở đây. Người làng Tứ Xã vẫn dùng những từ ngữ lạ so với ngày nay, đó chính là từ cổ của hệ ngôn ngữ Việt – Mường xa xưa. Nhiều vùng miền đã mất thứ từ ngữ cổ này, nhưng họ vẫn giữ được. Bởi vậy, không có gì lạ khi nhiều làng khác đã bỏ lễ hội kiểu này thì Tứ Xã vẫn gìn giữ được.
 
LINH VẬT CỦA MIẾU TRÒ 
  
Trò diễn trong lễ hội Miếu Trò gồm 12 tiết mục diễn tả các hoạt động cày, cấy, thợ mộc, đánh lờ, câu cá, kéo sợi, dệt vải, thầy trò, mua xuân, bán xuân hay gọi là buôn bán... tất cả đều nhân cách hóa và đối đáp bằng ngôn ngữ dân ca. Trong phần diễn xướng có những lời ca nói về nghề nghiệp rất hóm hỉnh: Em là con gái phường ta/ Em đi buôn bán chợ xa chợ gần/ Em đi đã chín đôi chân/ Đi hết ngõ điếm tới sân miếu Trò/ Kể từ đấu cám xâu cua/ Ai thiếu em bán, ai thừa em mua... Xen kẽ các tiết mục là lời ca của nhóm pha trò cũng hài hước, ví von không kém: Ước gì em hoá ra trâu/ Anh hoá ra chạc xỏ nhau cả ngày; Bà già như ruộng đỉnh gò/ Đang hạng con gái như kho ruộng mềm...
 
Với dân làng Tứ Xã, miếu Trò và những lễ hội gắn với nó là linh thiêng. Ngay như ông từ, người trông coi miếu, cũng phải được chọn lựa kĩ càng. Họ phải là người thuộc những gia đình phúc đức, con cháu đầy nhà và có uy tín trong làng. Ông từ sẽ làm việc ở đây cho đến khi nào tuổi già, sức yếu, không còn làm việc được nữa thì sẽ trao vị trí này cho người khác và người kế tiếp này phải do hội đồng các bô lão trong làng chọn ra.
 
Đôi trai gái đồng trinh được ở miếu trong giờ Mật cũng phải là nam thanh, nữ tú. Để chọn được đôi nam nữ này, hội đồng các bô lão trong làng phải họp từ trong năm, bàn đi tính lại nhiều lần. Gia đình nào có con cái được chọn để bước vào miếu trong dịp này sẽ rất hãnh diện. Tất nhiên, vì yêu cầu đồng trinh nên mỗi năm lại có một đôi nam nữ khác nhau được bước vào miếu, vì đôi của năm ngoái hầu hết không còn đủ tiêu chuẩn.
 
Những người được chọn đi trong đám rước lúa thần nếu là người già thì phải có đạo đức, uy tín, con đàn cháu đống, nếu là thanh niên thì phải khỏe mạnh, cường tráng.
 
“Nõ” và “nường” được thờ trong miếu, tuy chỉ là khúc gỗ được tạo thô sơ, nhưng với những người dân ở làng Tứ Xã, chúng là những linh vật. Không một ai, kể cả ông từ được phép mang nó ra khỏi khám thờ nếu đó không phải là ngày 11 tháng Giêng. Từ trước đến nay, chỉ ông từ và đôi nam nữ được chọn là nhìn thấy và được sờ tận tay nó. Còn lại tất cả những gì mọi người biết là qua những lời kể lại. Người viết bài này được ông Nguyễn Thành Ngữ, ông từ hiện tại của miếu rất quý mến, nhưng khi ngỏ ý muốn được nhìn qua hai linh vật trên, thì ông Ngữ cũng nhất quyết không phá lệ. Ông bảo, quan chức từ trên tỉnh xuống, ông cũng không thể mang ra cho xem.
 
Nguyễn Dương
Báo Gia đình & Xã hội - Xuân Canh Dần
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Giải trí - 1 giờ trước

Ở tuổi 63 nhưng NSƯT Thành Lộc vẫn một mình lẻ bóng. Ông dành hết tình yêu cho sân khấu nghệ thuật.

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

Giải trí - 13 giờ trước

GĐXH - Hà Kiều Anh tiết lộ áp lực khi liên tiếp đảm nhận vai trò Trưởng Ban giám khảo Miss Grand Vietnam.

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Giải trí - 14 giờ trước

"Mỗi buổi tối, tôi phải chạy lên quán nghệ sĩ để hát, cách nhà tận 20km, tới 12 giờ đêm mới về được tới nhà" – nghệ sĩ Phương Bình chia sẻ.

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Giải trí - 17 giờ trước

Ca sĩ Bảo Anh đang trở thành tâm điểm chú ý khi được cho là ngầm thừa nhận chuyện có con.

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Không chỉ gây ấn tượng với khán giả qua hình ảnh một nghệ sĩ hài vô cùng duyên dáng và tài năng, Vân Dung còn có cuộc sống riêng nhiều người mơ ước.

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Xem - nghe - đọc - 20 giờ trước

GĐXH - "Linh Nhi có làm trong công ty của bố với mức lương 25 triệu/tháng. Trong vòng 2 năm sẽ là 500 triệu rồi. Thế nên có thể nói, bố chính là đại gia của Linh Nhi", Tú Dưa tiết lộ.

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Giải trí - 21 giờ trước

GĐXH - Phương Thảo - Ngọc Lễ nổi tiếng từ thời giải thưởng "Làn sóng xanh" thập niên 90 - 2000 với "Xe đạp ơi" và "Ba ngọn nến lung linh". Sau 19 năm rời xa Vbiz, sang Mỹ định cư, cuộc sống của cặp đôi nghệ sĩ giờ ra sao?

Nathan Lee: Tôi đẹp trai thế này không có con thì hơi phí, tiền để cho ai tiêu?

Nathan Lee: Tôi đẹp trai thế này không có con thì hơi phí, tiền để cho ai tiêu?

Giải trí - 21 giờ trước

"Tôi hay tự hỏi mình còn thiếu gì? Hào quang, danh vọng tôi thấy cũng tạm ổn rồi. Có lẽ tôi chỉ còn thiếu một gia đình và con cái. Tôi nghĩ mình nên trải nghiệm cả điều đó", Nathan Lee chia sẻ.

‘Bà Mến’ Hương Tươi trở lại khiến khán giả ‘Trạm cứu hộ trái tim’ phấn khích

‘Bà Mến’ Hương Tươi trở lại khiến khán giả ‘Trạm cứu hộ trái tim’ phấn khích

Giải trí - 23 giờ trước

Sự trở lại của nhân vật bà Mến (Hương Tươi) trở thành điểm nhấn trong "Trạm cứu hộ trái tim" tập 19 và được nhiều khán giả thích thú, ủng hộ.

Ca sĩ Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy: Đam mê ca hát nhưng không ảo tưởng

Ca sĩ Diệu Hà hát nhạc Phạm Duy: Đam mê ca hát nhưng không ảo tưởng

Xem - nghe - đọc - 23 giờ trước

GĐXH - Diệu Hà vừa chính thức ra mắt MV Tình ca của Phạm Duy, ca khúc mở đầu trong dự án nhạc hát nhạc Phạm Duy mang tên Nghìn trùng xa cách.

Top