Hà Nội
23°C / 22-25°C

Mạc Ngôn nói gì về “Sống đọa thác đầy” và “Tứ thập nhất pháo”?

Giadinh.net - Bài phỏng vấn của chính độc giả với Mạc Ngôn đăng trên Tạp chí Văn học và tạp chí “Độc giả” Trung Quốc đã hé lộ nhiều thú vị xung quanh hai tác phẩm nổi tiếng này.

Viết 43 vạn từ chỉ trong 43 ngày

- Tôi thấy trong tiểu thuyết, sau giải phóng địa chủ Tây Môn Báo bị bắn chết đã có 6 lần chuyển kiếp, thành kiếp lừa, trâu, lợn, chó, khỉ cuối cùng mới thành kiếp người, tại sao ông lại chọn 5 con vật này làm hình tượng chuyển kiếp cho nhân vật?

"Mạc Ngôn” là gì?

“Mạc Ngôn” tiếng Trung có nghĩa là “không lời”.
Thế nhưng như những ai đã đọc ông đều thấy dưới ngòi bút Mạc Ngôn đều lại ẩn chứa vô vàn những lời muốn nói.
Đến nay, ông đã cho in 10 tiểu thuyết, 20 truyện vừa, hơn 60 truyện ngắn và 5 tuyển tập những bài ký, phóng sự, tùy bút..., tổng cộng trên 200 tác phẩm. 

- Tại sao tôi lại chọn 5 loài vật này? Thứ nhất vì chúng là những con vật chủ yếu, thường gặp nhất được nuôi trong ngành sản xuất nông nghiệp của Phương Bắc. Còn một lý do quan trọng nữa là, chúng đều là những con vật mà tôi quen thuộc. Tôi đã có 20 năm kinh nghiệm sống ở nông thôn, đã từng đi chăn trâu, chăn lừa, cũng từng nuôi lợn, nuôi chó, bởi thế nên khi bắt tay vào viết tôi đã nghĩ đến những con vật ấy và cảm thấy rất tâm đắc với chúng. Tôi biết cách chúng ăn cỏ, tôi biết khi một chú lợn điên lên thì trông nó như thế nào. Tại sao tôi lại chọn chúng, tôi cho rằng chủ yếu là vì chúng đã quá quen thuộc với tôi, như thế mới phù hợp với hoàn cảnh sống thực tế của nhân vật.

- Tại sao ông lại hoàn thành tác phẩm trong một thời gian “chóng vánh” đến vậy?

- Tôi viết 43 vạn từ trong đúng 43 ngày. Viết nhanh như vậy vì đây là lần đầu tiên tôi không dùng tới máy tính sau rất nhiều năm. Khi được cầm bút viết tôi có cảm giác rất hưng phấn, như cá gặp nước, cảm xúc cứ tuôn ào ạt, khác hẳn với khi dùng máy tính.

Nhà văn Mạc Ngôn

Bùng nổ khi “ly hôn” với máy tính 

- Chả lẽ dùng máy tính lại ảnh hưởng tới tốc độ sáng tác sao?

- Từ sau khi dùng máy tính viết văn, tốc độ sáng tác của tôi bị sụt giảm đáng kể. Vì mỗi khi đối diện trước máy tính và vừa đánh phiên âm lên, tôi lại bị phân tán bởi việc nên dùng từ nào cho đúng. Nhưng khi ngồi trước trang giấy, chẳng phải nghĩ gì nhiều, chỉ tập trung vào tư duy.

Ngoài ra việc dùng máy tính viết văn cũng có một thói quen không hay là sau khi bật máy tính lên, tôi lại lượn một vòng trên mạng xem tin tức. Chẳng mấy chốc đã mấy tiếng trôi qua, đến khi quay lại phần bản thảo viết dở thì đã đến giờ ăn cơm hoặc nghỉ ngơi. Tóm lại là dùng máy tính sáng tác rất khó khống chế bản thân, mất rất nhiều thời gian.

Bìa cuốn "Sống đọa thác đầy"

- Trước đây, ông từng nói nếu chưa đọc “Báu vật của đời” sẽ không thể hiểu được Mạc Ngôn. Ông cũng nói tác phẩm “Tứ thập nhất pháo” là “nhành cây xanh trên cái cây già nua màu đen”. Vậy thông điệp của “Sống đọa thác đầy” là gì?

- “Sống đọa thác đầy” chính là “nhánh mới trên cái cây già nua” đó. Hình thức của cuốn tiểu thuyết này khác biệt rất lớn với các cuốn tiểu thuyết trước của tôi. Nội dung được kể trong đó cũng khác với nội dung của “Tứ thập nhất pháo” và “Báu vật của đời”. Điều kiện tiên quyết của mỗi nhà văn khi sáng tác mỗi tác phẩm mới là chỉ cần khi anh ta nhận thấy cuốn sách mình đang viết là mới, có phát triển trên cơ sở cũ, và không hề lặp lại, anh ta mới có đủ dũng cảm để cầm bút.

“Sống đọa thác đầy” đã nêu ra một so sánh hình tượng hóa. Nếu như nói tác phẩm của tôi đều là kiến trúc trên bản đồ quê hương Đông Bắc Cao Mật thì cuốn sách này phải là kiến trúc mang tính tiêu biểu nhất.

Hàm ý của tiêu đề “Tứ thập nhất pháo”

- Cái tên “Tứ thập nhất pháo” có ý nghĩa gì? Có phải do bên nhà xuất bản đặt giúp ông không? Khi ông viết tác phẩm này có còn sự nhiệt tình như khi viết “Cao lương đỏ” không?

- Cái tên “Tứ thập nhất pháo” là do tôi tự đặt, nhà xuất bản văn nghệ Xuân Phong không hề can sự sâu đến mức đặt tên tác phẩm thay cho tôi.

Về hàm ý của cái tên “Tứ thập nhất pháo” tôi đã nói đi nói lại nhiều lần trong những lần họp báo trước đây (có một phóng viên đã viết bài đả kích Mạc Ngôn là cứ lặp đi lặp lại mấy câu mà không biết chán, nhưng thực ra không phải tôi nhai đi nhai lại mà chính là do các phóng viên cứ hỏi đi hỏi lại tôi một câu ấy nên tôi đành phải trả lời thôi). Nhưng đây là lần đầu tôi đối thoại trực tuyến nên cũng phải nói lại vậy.

Bìa cuốn "Tự thập nhất pháo"

Thứ nhất, cuốn tiểu thuyết này có 41 chương. Thứ hai, nhân vật chính trong truyện đã kiếm được một ít pháo nổ, cuối cùng trong một chương anh ta đã bắn 41 viên đạn pháo vào kẻ thù của mình. Thứ ba, ở quê tôi, pháo có một hàm nghĩa rất đặc biệt. Người hay thích bịa chuyện gọi là “pháo nhân”. Nhân vật chính trong truyện là một đứa bé, mọi người gọi nó là “đứa bé pháo” vì thế mà tôi đã quyết định đặt tên cho cuốn tiểu thuyết là “Tứ thập nhất pháo”.

Sự kích thích lạ thường xuất hiện

Tôi sáng tác trong từng ấy năm, lúc nào cũng tâm huyết giống như khi viết “Cao lương đỏ”. Nhưng bây giờ thì đã khác rồi, tôi không còn như lúc hai mươi tuổi, thời ấy viết tiểu thuyết như thể phát điên. Giờ tôi đã hơn 50, những thứ lý trí trong đầu càng ngày càng nhiều. Nếu có sự kích động, dục vọng, có linh cảm sáng tác, tôi mới có thể viết được, chứ không phải cứ ngồi xuống là viết như một nhà văn “ba không”, không cảm xúc, không dục vọng, không linh cảm. Bao nhiêu năm tôi viết tiểu thuyết về cuộc sống nông thôn, từ những vùng nông thôn của đầu thế kỷ trước cho đến những năm 70, 80, 90, thì cái nông thôn ấy chưa từng xuất hiện trong tiểu thuyết của ai khác.

Khi viết “Tứ thập nhất pháo” tôi cảm thấy có sự kích thích sáng tác lạ thường. Trong cuốn tiểu thuyết này có một đứa bé ăn thịt, một đại hòa thượng mang dục sắc. Đó là hình tượng mang tính bản năng của con người. Hình tượng kiểu này cũng là cái cốt lõi trong tất cả các cuốn tiểu thuyết của tôi. Tôi muốn khảo sát những dục vọng cơ bản của con người, và khi chúng bị khoa trương lên thành bệnh hoạn thì sẽ thế nào? Đây cũng chính là động cơ sáng tác đầu tiên của tôi.

Trong quá trình sáng tác “Tứ thập nhất pháo” tôi cũng thử dùng một loại ngôn ngữ mới, ít nhất là khác so với “Đàn Hương Hình” để kể chuyện. Về kết cấu cũng phải có điểm khác biệt so với các tiểu thuyết trước đây của tôi, kể cả là trên phương diện xây dựng hình tượng nhân vật, hay các phương diện khác của tác phẩm đều phải khác, đây chính là động lực sáng tác cơ bản của tôi.

Tại sao có nhiều nhân vật độc ác?

- Khi nãy ông có nói tới nhân vật, vậy các nhân vật trong “Tứ thập nhất pháo” đều được miêu tả có vẻ rất độc ác, tại sao ông lại muốn xây dựng những hình tượng nhân vật như vậy?

- Độc giả đọc tiểu thuyết không nên chỉ biết đến một điểm mà không biết những cái đằng sau nó, “Tứ thập nhất pháo” có một hình tượng nhân vật rất đẹp, là một cô gái tên Dã La Tử, rồi những người con gái kết giao với đại hòa thượng, rồi nhân vật bà mẹ của La Tiểu Thông cũng rất phong độ.

Còn về chuyện độc ác, tôi thấy rằng hiện nay, không hiểu sao cứ thấy những bình luận có liên quan đến tiểu thuyết của tôi, hai chữ “độc ác” xuất hiện thường xuyên. Trong “Tứ thập nhất pháo” tôi có viết về loại thịt đã được tẩm chất chống rữa, bọn họ nói thế là độc ác nhưng trên thực tế chúng ta vẫn phải ăn những thứ thịt ấy hàng ngày đấy thôi, ở Bắc Kinh có thể còn đỡ hơn một chút vì được quản lý kiểm tra nghiêm ngặt hơn, nhưng anh cứ thử ra chợ mà xem, khó lòng mua nổi loại thịt mà anh có thể hoàn toàn yên tâm.

- Trong “Tứ thập nhất pháo” ông nhấn mạnh việc người nông dân tiêm thuốc vào thịt để bán, tại sao ông không viết về những nỗi khổ cực của họ?

- Tôi có viết đấy chứ, tôi có miểu tả cái cảm giác chết đói chết khát của La Tiểu Thông. Với tôi, cuốn tiểu thuyết này chính là thông qua cái miệng của La Tiểu Thông mà kể chuyện. Quan điểm của La Tiểu Thông không thể ngang bằng với quan điểm của tôi, tôi cần phải tạo một khoảng cách với nhân vật trong truyện, quan điểm của họ là của họ, tôi không muốn dùng quan điểm của mình để phê phán quan điểm của họ. Người nông dân tiêm thuốc vào thịt, trong truyện đọc thì sẽ thấy việc làm ấy có vẻ có lý: Mình không làm thì người khác cũng làm, mình không làm thì không thể tồn tại được, có người mua thịt tiêm thuốc của mình nhưng phân bón mình mua cũng rất có thể là giả, thuốc mà mình hút cũng rất có thể là thuốc giả, trong cái xã hội lừa dối này khiến người ta không khỏi có hiện tượng tâm lý sợ hãi ấy.  
Linh Anh
(Tổng hợp và dịch)
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Điều không tưởng' Lê Tuấn Anh giúp con trai của Hồng Vân

'Điều không tưởng' Lê Tuấn Anh giúp con trai của Hồng Vân

Giải trí - 3 giờ trước

NSND Hồng Vân tiết lộ khi quay phim ở Mỹ, Khôi Nguyên được ba Lê Tuấn Anh đứng sau hỗ trợ, thậm chí có những điều gần như 'không tưởng' với mẹ con chị.

Nữ ca sĩ gốc Đà Nẵng nổi tiếng 'Làn sóng xanh' những năm 2000: 43 tuổi giàu có, trẻ đẹp nhưng vẫn độc thân

Nữ ca sĩ gốc Đà Nẵng nổi tiếng 'Làn sóng xanh' những năm 2000: 43 tuổi giàu có, trẻ đẹp nhưng vẫn độc thân

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm nổi tiếng với khán giả qua nhiều ca khúc nổi đình nổi đám trong giải thưởng "Làn sóng xanh". Dù đã bước sang tuổi 43 nhưng sự nổi tiếng của cô vẫn không giảm.

Mai Thu Huyền làm phim ra sao mà bị chê "thảm họa", "ế nhất lịch sử"?

Mai Thu Huyền làm phim ra sao mà bị chê "thảm họa", "ế nhất lịch sử"?

Giải trí - 5 giờ trước

Những phim điện ảnh do Mai Thu Huyền cầm trịch từng nhận về không ít lời chê bai từ khán giả và giới phê bình vì kịch bản nhiều "sạn", cách làm phim cũ kỹ, không truyền đạt được thông điệp.

Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Giải trí - 7 giờ trước

Ở tuổi 63 nhưng NSƯT Thành Lộc vẫn một mình lẻ bóng. Ông dành hết tình yêu cho sân khấu nghệ thuật.

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

Giải trí - 19 giờ trước

GĐXH - Hà Kiều Anh tiết lộ áp lực khi liên tiếp đảm nhận vai trò Trưởng Ban giám khảo Miss Grand Vietnam.

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Giải trí - 20 giờ trước

"Mỗi buổi tối, tôi phải chạy lên quán nghệ sĩ để hát, cách nhà tận 20km, tới 12 giờ đêm mới về được tới nhà" – nghệ sĩ Phương Bình chia sẻ.

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Giải trí - 23 giờ trước

Ca sĩ Bảo Anh đang trở thành tâm điểm chú ý khi được cho là ngầm thừa nhận chuyện có con.

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Vân Dung ở tuổi U50: Có con trai nối nghiệp, cuộc sống nhiều người mơ ước

Giải trí - 1 ngày trước

GĐXH - Không chỉ gây ấn tượng với khán giả qua hình ảnh một nghệ sĩ hài vô cùng duyên dáng và tài năng, Vân Dung còn có cuộc sống riêng nhiều người mơ ước.

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Con gái Tú Dưa 'chào sân' âm nhạc, 'đại gia' hậu thuẫn là ai?

Xem - nghe - đọc - 1 ngày trước

GĐXH - "Linh Nhi có làm trong công ty của bố với mức lương 25 triệu/tháng. Trong vòng 2 năm sẽ là 500 triệu rồi. Thế nên có thể nói, bố chính là đại gia của Linh Nhi", Tú Dưa tiết lộ.

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Phương Thảo - Ngọc Lễ 'Xe đạp ơi' giờ ra sao sau 19 năm sang Mỹ định cư?

Giải trí - 1 ngày trước

GĐXH - Phương Thảo - Ngọc Lễ nổi tiếng từ thời giải thưởng "Làn sóng xanh" thập niên 90 - 2000 với "Xe đạp ơi" và "Ba ngọn nến lung linh". Sau 19 năm rời xa Vbiz, sang Mỹ định cư, cuộc sống của cặp đôi nghệ sĩ giờ ra sao?

Top