Hà Nội
23°C / 22-25°C

Liền anh, liền chị và những câu chuyện nơi tuyến lửa

Thứ năm, 14:00 30/04/2015 | Giải trí

GiadinhNet - Chiến tranh đã lùi xa. Mùi đạn bom, chết chóc và đau thương đã thuộc về quá khứ. Những nghệ sĩ Quan họ năm xưa từng “gác bỏ” tuổi xuân xông pha tuyến lửa trong những năm chống Mỹ nay người còn, người mất. Phải khó khăn lắm, chúng tôi mới gặp lại được nghệ sĩ Vũ Tự Lẫm, Minh Phức, Lệ Ngải để nghe họ kể về “một thời đạn bom, một thời hòa bình”...

 

Cặp vợ chồng nghệ sĩ Tự Lẫm – Minh Phức nay đều đã lên ông lên bà nhưng vẫn còn nhớ những câu chuyện của một thời “vào sinh, ra tử”.	 Ảnh: HTL
Cặp vợ chồng nghệ sĩ Tự Lẫm – Minh Phức nay đều đã lên ông lên bà nhưng vẫn còn nhớ những câu chuyện của một thời “vào sinh, ra tử”. Ảnh: HTL

 

Người ra trận “vùi” tuổi xuân trong lửa đạn

Năm 1969, Ty Văn hóa Hà Bắc có quyết định thành lập Đoàn Quan họ Hà Bắc do nghệ sĩ Vũ Tự Lẫm (“anh hai” Lẫm) làm Trưởng đoàn. Đoàn thành lập chưa được bao lâu thì giữa năm 1970 được lệnh cử hai nghệ sĩ trẻ, khỏe nhất đoàn sung vào Đoàn Văn công Hà Bắc đi chiến trường phục vụ văn nghệ cho các chiến sĩ. Lúc bấy giờ, các “chị hai” Lệ Ngải và Phương Lan đều đang độ 18 xuân thì nên được chọn cùng 13 nghệ sĩ trẻ khác của nhiều đoàn nghệ thuật như: Chèo, kịch, ca múa, nhạc... đi vào chiến trường.

Cho đến bây giờ, “chị hai” Lệ Ngải vẫn chưa thể quên được chặng hành trình lắm tiếng cười và cũng đầy nước mắt ấy. “Chị hai” Lệ Ngải kể, sau khi được một chuyến xe của Binh đoàn 559 chở vào đến đất Hòa Lãng (Quảng Bình), cả đoàn văn công buộc phải dừng lại để hành quân vượt qua đường rừng. Trong đêm tối, trên mưa bom dội ầm ào, dưới đường sá lầy lội, đoàn văn công phải băng mình qua những đoạn đồi dốc quanh co, khúc khuỷu để tránh sự phát hiện của kẻ thù mà không có bất kỳ một ngọn đèn nào dẫn lối. Từ cuối tháng 12/1970 đến hết năm 1971, đoàn văn công đi gần hết các tuyến đường C599, qua những trận tuyến ác liệt như: Bắc Quảng Trị, Savanakhet (Lào), mặt trận Đường 9 Nam Lào... Trong ngần đấy thời gian với ngần đấy tuyến đường, đi đến đâu, có thời cơ thuận lợi là đoàn lại dựng sân khấu dã chiến để biểu diễn, không quản ngày đêm. Tiếng hát của đoàn văn công đã góp phần giúp người lính quên đi gian khó, sống lạc quan và chiến đấu khí thế hơn.

“Chị hai” Lệ Ngải còn nhớ, có một lần, đoàn biểu diễn phục vụ một tiểu đội lái xe chở hàng vào tuyến trong. Sau khi buổi diễn kết thúc, có chiến sĩ quê ở Hà Bắc chạy ra sau cánh gà tặng cho bà một bó hoa rừng rồi rưng rưng khóc. Hỏi ra mới biết, đã hơn 9 năm anh chưa được nhìn thấy tà áo lụa cánh gián của người phụ nữ miền Bắc. Cũng trong buổi chiều hôm đó, cả tiểu đội lái xe ấy đã hy sinh trong một trận phục kích của địch. Có mặt trong buổi nhận lại di vật của đồng đội, “chị hai” Lệ Ngải và các thành viên trong đoàn đã ngẹn ngào trong nước mắt. Đợt đó, vì khóc nhiều quá mà bà đã bị mất tiếng hơn một tuần liền.

Trong quãng thời gian có mặt ở chiến trường, “chị hai” Lệ Ngải đã không ít lần suýt thành liệt sỹ. Đó là lần sau một tháng “ăn dầm nằm dề” ở Quảng Trị, đoàn được lệnh vượt qua sông Sê Băng Hiêng qua động Blai trên đất Lào để phục vụ cán bộ chiến sĩ đang tập kết ở đây. Lần thứ nhất, bà và các đồng nghiệp vừa băng qua bờ bên kia sông thì nhận được báo động có máy bay địch thả bom. Cả đoàn vội quay trở lại đường tuyến ở bờ bên này sông để vào hầm ẩn nấp. Vừa chui được vào hầm cũng là lúc máy bay địch thả bom xuống đoạn sông mà đoàn vừa qua. Lần thứ hai, đoàn lại tiếp tục vượt sông nhưng khi gần đến bờ bên kia thì lại có máy bay địch càn quét. Đoàn lại phải quay trở lại đường tuyến, nhưng lần này cả bà và “chị hai” Phương Lan bị sa xuống một hố bom không tài nào lên được. Phải đến khi một ca sĩ trong đoàn ra ứng cứu thì cả ba người mới chạy kịp về hầm trú ẩn. Về đến hầm “chị hai” Lệ Ngải kiệt sức, ngất xỉu không biết gì. Phải đến lần thứ ba, với sự giúp đỡ của các chiến sĩ công binh, đoàn của bà mới vượt sông an toàn. Cũng tại động Blai, lần đầu tiên đoàn biểu diễn trước 3.000 cán bộ chiến sĩ trong một hang động dưới ánh đuốc mờ mờ được chế từ giẻ nhúng dầu hỏa.

Rồi một lần khác, khi đoàn đang chuẩn bị dựng sân khấu để phục vụ các binh trạm dưới một quả đồi thì gặp quân biệt kích của địch. Quân số mỏng, lại chủ yếu là văn công, trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” ấy, các cấp chỉ huy đã lệnh cho các binh trạm xung quanh bằng mọi cách phải yểm trợ để cứu được đoàn. Hôm đó, đoàn thoát được vòng vây của địch nhưng cũng có rất nhiều chiến sĩ đã nằm lại giữa lòng đất mẹ. Không khí tang thương bao trùm cả đoàn. Dù rất xót xa và đau đớn nhưng tối đó, đoàn vẫn biểu diễn phục vụ các chiến sĩ để họ không bị chùng lòng trước đau thương.

Đến bây giờ “chị hai” Lệ Ngải vẫn giữ được những dòng nhật ký ghi lại quãng thời gian “vào sinh ra tử”. Với một nghệ sĩ Quan họ như bà, cái thời gian khó mà hào hùng ấy là “thời hoa lửa” đẹp nhất cuộc đời mà bà không bao giờ có thể quên được.

Người ở nhà cũng tay súng, tay đàn xông pha tuyến lửa

 

 

Ảnh chụp bà Lệ Ngải năm 18 tuổi trong chiến trường. 	Ảnh: HTL
Ảnh chụp bà Lệ Ngải năm 18 tuổi trong chiến trường. Ảnh: HTL

 

Tuy không được may mắn chọn ra chiến trường phục vụ chiến sĩ nhưng nhiều “anh hai”, “chị hai” của Đoàn Quan họ Hà Bắc thời bấy giờ cũng đã có những ký ức đầy vẻ vang gắn liền với cuộc kháng chiến Vệ quốc vĩ đại. Nghệ sĩ Vũ Tự Lẫm chia sẻ, dù không được vào chiến trường, mang lời ca tiếng hát phục vụ các chiến sĩ nhưng những văn công của đoàn cũng phải đi khắp nơi phục vụ bà con. Đặc biệt, vào năm 1972, khi Mỹ leo thang phá hoại miền Bắc lần thứ hai, Đoàn Quan họ Hà Bắc đã thành lập Đoàn Văn công xung kích, chia làm nhiều tốp nhỏ tỏa đi khắp các đơn vị bộ đội, chốt pháo binh, trạm tên lửa, trại điều dưỡng thương binh... để hát phục vụ bà con và hỗ trợ các chiến sĩ bắn rơi máy bay địch.

Những điểm nóng như: Phù Chẩn, Đáp Cầu, ga Lim, ga Bắc Ninh, ga Bắc Giang, Trạm tên lửa Cây số 4, Nhà máy Thuốc lá Bắc Sơn, Nhà máy Phân đạm Bắc Giang, Trạm 157... không bao giờ thiếu vắng tiếng hát của các nghệ sĩ quan họ. Rất nhiều lần, vợ chồng nghệ sĩ Tự Lẫm - Minh Phức còn đến tận giường của các thương binh để hát cho họ nghe. “Có những thương binh, khi đoàn chúng tôi đến còn vỗ tay hát theo. Ấy vậy mà chúng tôi vừa đi, họ đã hy sinh vì vết thương quá nặng”, nghệ sĩ Tự Lẫm nhớ lại.

Rồi có những lần cả đoàn vào Bệnh viện Ba Sao (Hà Nam), là nơi điều trị cho các thương binh bị thương nặng, các bệnh nhân ở đây đa số đều bị chứng tâm thần hoảng loạn do sức ép bom mìn hoặc bị chấn thương ở đầu... mà về bị ám ảnh hàng tuần. Khi đến hát, thương binh toàn quay lưng lại với sân khấu, các nghệ sĩ phải đi dỗ dành từng người quay lưng lại xem hát, nghệ sĩ vừa rời gót, họ lại trở lại tư thế cũ. Có nhiều lúc, trên sân khấu nghệ sĩ đang hát thì ở dưới thương binh lên cơn đau đớn gào thét, xé hết quần áo đi khắp nơi hoặc có người nhảy xuống giếng tắm... Nhìn những cảnh tượng đó, các nghệ sĩ vừa hát, vừa rơi nước mắt.

Cho đến bây giờ, vợ chồng nghệ sĩ Tự Lẫm - Minh Phức không thể nhớ nổi mình đã từng đi qua bao nhiêu trạm tên lửa, hát ở bao nhiêu đơn vị bộ đội, trại điều dưỡng thương binh... chỉ biết rằng, với tiếng hát ngày ấy, họ đã giúp các chiến sĩ - thương binh vượt qua đau thương, gian khổ... cầm chắc tay súng. Tiếng hát ấy cũng chính là sức mạnh giúp nhiều lực lượng dân quân ở các tuyến lửa của hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh quyết bảo vệ đến cùng sự bình yên của miền Bắc. Và đó, chính là một trong những yếu tố quan trọng đưa đến sự thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ mà đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, thu non sông Việt Nam về một mối.

 

“Hồi đó, cả Đoàn Văn công Hà Bắc chỉ có một chiếc xe cải tiến và vài chiếc xe đạp nhưng phải chia thành từng tổ nhỏ vì không diễn lớn được. Và vì trong thời kỳ có chiến tranh nên mỗi lần đi ra ngoài biểu diễn, văn công toàn phải đội mũ rơm, khoác áo tơi, đi dép cao su... để tránh sự phát hiện của máy bay địch. Đoàn cũng chỉ được phép phục vụ ban ngày chứ không được phục vụ buổi tối. Cứ máy bay đi qua, giúp dân hoặc bộ đội dọn dẹp lại nhà cửa, xưởng trạm xong là văn công lại hát phục vụ bà con hoặc chiến sĩ các đơn vị bộ đội chủ lực. Cứ lúc nào chiến sĩ ngơi tay súng là văn công lại hát giúp họ vơi bớt thương đau. Nhiều khi người hát và người nghe cùng khóc vì đơn vị hy sinh rất nhiều chiến sĩ. Nhiều khi đang diễn mà có báo động, lại chạy cuống cuồng xuống hầm trú ẩn. Cứ phục vụ xong chỗ này lại kéo xe cải tiến đưa loa, nhạc cụ, trang phục... sang điểm khác diễn”, nghệ sĩ Minh Phức nhớ lại.

Hà Tùng Long/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đổi đời nhờ bất động sản, có bạn gái mới bí ẩn, cuộc sống của "bé An" Hùng Thuận hiện ra sao ở tuổi 41?

Đổi đời nhờ bất động sản, có bạn gái mới bí ẩn, cuộc sống của "bé An" Hùng Thuận hiện ra sao ở tuổi 41?

Giải trí - 1 giờ trước

Sau 2 lần tình duyên "đứt gánh", Hùng Thuận hiện đã tìm được hạnh phúc mới bên bạn gái xinh đẹp. Ở tuổi 41, anh cũng có cuộc sống sung túc nhờ nghề môi giới bất động sản.

'Tình địch' của Hồng Diễm bị 'ném đá' dữ dội, phản ứng thế nào về vai phản diện đầu tiên trong sự nghiệp?

'Tình địch' của Hồng Diễm bị 'ném đá' dữ dội, phản ứng thế nào về vai phản diện đầu tiên trong sự nghiệp?

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Bức xúc với những hành động của An Nhiên (Lương Thu Trang) trong "Trạm cứu hộ trái tim", nhiều khán giả vào thẳng trang cá nhân của nữ diễn viên để... "ném đá".

Con gái xinh đẹp của Phương Thanh: Tôi và mẹ cãi nhau um sùm nên bỏ nhà đi bụi

Con gái xinh đẹp của Phương Thanh: Tôi và mẹ cãi nhau um sùm nên bỏ nhà đi bụi

Giải trí - 4 giờ trước

Bùi Hà Nghi Phương - con gái ca sĩ Phương Thanh chia sẻ với VietNamNet nhiều góc độ hiếm thấy ở người phụ nữ được là gai góc nhất showbiz.

'Điều không tưởng' Lê Tuấn Anh giúp con trai của Hồng Vân

'Điều không tưởng' Lê Tuấn Anh giúp con trai của Hồng Vân

Giải trí - 8 giờ trước

NSND Hồng Vân tiết lộ khi quay phim ở Mỹ, Khôi Nguyên được ba Lê Tuấn Anh đứng sau hỗ trợ, thậm chí có những điều gần như 'không tưởng' với mẹ con chị.

Nữ ca sĩ gốc Đà Nẵng nổi tiếng 'Làn sóng xanh' những năm 2000: 43 tuổi giàu có, trẻ đẹp nhưng vẫn độc thân

Nữ ca sĩ gốc Đà Nẵng nổi tiếng 'Làn sóng xanh' những năm 2000: 43 tuổi giàu có, trẻ đẹp nhưng vẫn độc thân

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Mỹ Tâm nổi tiếng với khán giả qua nhiều ca khúc nổi đình nổi đám trong giải thưởng "Làn sóng xanh". Dù đã bước sang tuổi 43 nhưng sự nổi tiếng của cô vẫn không giảm.

Mai Thu Huyền làm phim ra sao mà bị chê "thảm họa", "ế nhất lịch sử"?

Mai Thu Huyền làm phim ra sao mà bị chê "thảm họa", "ế nhất lịch sử"?

Giải trí - 10 giờ trước

Những phim điện ảnh do Mai Thu Huyền cầm trịch từng nhận về không ít lời chê bai từ khán giả và giới phê bình vì kịch bản nhiều "sạn", cách làm phim cũ kỹ, không truyền đạt được thông điệp.

Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Tuổi xế chiều của nam NSƯT nổi tiếng: Có 10 mối tình nhưng U65 vẫn một mình, sự nghiệp biến động lớn

Giải trí - 12 giờ trước

Ở tuổi 63 nhưng NSƯT Thành Lộc vẫn một mình lẻ bóng. Ông dành hết tình yêu cho sân khấu nghệ thuật.

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

3 năm liền giữ vai trò quyền lực Miss Grand Vietnam, Hà Kiều Anh nói gì?

Giải trí - 1 ngày trước

GĐXH - Hà Kiều Anh tiết lộ áp lực khi liên tiếp đảm nhận vai trò Trưởng Ban giám khảo Miss Grand Vietnam.

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Nghệ sĩ Phương Bình 82 tuổi vẫn chạy xe 20km tới 12 giờ đêm mỗi ngày, bữa ăn khiến ai cũng xót xa

Giải trí - 1 ngày trước

"Mỗi buổi tối, tôi phải chạy lên quán nghệ sĩ để hát, cách nhà tận 20km, tới 12 giờ đêm mới về được tới nhà" – nghệ sĩ Phương Bình chia sẻ.

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Đời tư kín tiếng của Bảo Anh trước khi công khai con gái

Giải trí - 1 ngày trước

Ca sĩ Bảo Anh đang trở thành tâm điểm chú ý khi được cho là ngầm thừa nhận chuyện có con.

Top