Hà Nội
23°C / 22-25°C

Lặng người xem "Mùi cỏ cháy"

Thứ năm, 11:26 22/12/2011 | Giải trí

GiadinhNet - Bộ phim mang đến người xem những cảm xúc sâu lắng, tri ân của thế hệ hôm nay với sự hy sinh của người lính vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì tương lai của đất nước.

Vừa đi công tác về, tôi vội đến Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (Hà Nội) ngay để kịp xem bộ phim "Mùi cỏ cháy" (kịch bản: Hoàng Nhuận Cầm, đạo diễn: Hữu Mười, do Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất) - Bộ phim được vinh dự chiếu trong đêm khai mạc Tuần phim chào mừng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17.
 

Một cảnh trong phim “Mùi cỏ cháy”. Ảnh: TG


Khúc tráng ca bất hủ

“Mùi cỏ cháy” kết thúc bằng tiếng ve oi ả dóng diết. Những người lính trẻ vẫn sống trong ký ức, tình yêu của đất nước, quê hương, gia đình. Các anh trở về vây quanh bức tượng trong công viên trước ngày ra trận, trở về với mẹ, về với sân trường mùa hạ dậy tiếng ve ngân. Bộ phim mang đến người xem những cảm xúc sâu lắng, tri ân của thế hệ hôm nay với sự hy sinh của người lính vì Tổ quốc, vì nhân dân, vì tương lai của đất nước như khẳng định của nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm: "Bộ phim này để tri ân và tưởng niệm những người lính, đã ngã xuống trên các chiến trường và mặt trận Quảng Trị năm 1972".


Hiệu ứng từ buổi ra mắt phim “Mùi cỏ cháy” đã tạo nên sức lan tỏa khiến những ngày sau đó, nhà biên kịch Hoàng Nhuận Cầm phải tất tả lo lắng, sắp xếp một suất chiếu duy nhất trước Liên hoan phim để chiêu đãi đồng đội của mình - những cựu chiến binh Thành cổ Quảng Trị và thân nhân các liệt sỹ đã làm nên khúc tráng ca trong cuộc chiến 81 ngày đêm bi tráng. Sau Liên hoan, phim bắt đầu được phát hành rộng rãi, trình chiếu trên cả nước đúng dịp kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Các cựu chiến binh của Thành Cổ năm xưa gặp nhau trong một không khí thật ấm áp, thân tình. Những ánh mắt, nụ cười thân thiện, những bàn tay nắm chặt, những bộ quân phục lấp lánh tấm huân chương trước ngực. Đi cùng các anh là người thân như đang chung vui niềm vui ấy. Anh Nguyễn Văn Thục - anh trai liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc - người đã xem bộ phim “Mùi cỏ cháy” với tôi trong đêm khai mạc tới bắt tay và giới thiệu tôi với từng thành viên trong gia đình. Cậu con trai anh Thục trên tay ôm bó hoa lớn.

Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm không giấu được niềm vui khi đứng giữa vòng vây bạn bè, đồng đội. "Cầm ơi! Đông người đến xem, chỉ sợ rạp không đủ chỗ". Anh Cầm vui vẻ khoát tay rất quyết đoán: "Rất mừng. Phòng chiếu có 300 chỗ, Ban Tổ chức đã sắp thêm 100 ghế phụ rồi mà vẫn thiếu thì những cựu chiến binh chúng ta sẽ tình nguyện đứng lên nhường ghế cho những người yêu mến “Mùi cỏ cháy"...

Rạp chật cứng. Đoàn làm phim ra mắt khán giả. Nhà thơ Hoàng Nhuận Cầm vào vai MC khá tự nhiên và pha chút hài hước: "Đồng đội của tôi hãy về đúng vị trí. Sẵn sàng chiến đấu... Nhưng mà, hãy chờ 5 phút nữa, đồng đội Hải Phòng của chúng ta đang tiến sát mục tiêu".

Đạo diễn - NSƯT Nguyễn Hữu Mười - người vào vai thầy giáo Khang trong phim "Bao giờ cho đến Tháng Mười" thì nghẹn lời: "Cuộc chiến 81 ngày đêm bảo vệ Thành Cổ còn... khốc liệt hơn nhiều. Nhưng khả năng còn có hạn, có thể chúng tôi chưa mang được hết điều các anh mong muốn. “Mùi cỏ cháy” là công trình của sự tri ân, rất mong được các cựu chiến binh Thành Cổ Quảng Trị thể tất". Anh Nguyễn Quốc Triệu - một cựu chiến binh Thành cổ, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, hiện nay là Trưởng ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương, chuyên gia cao cấp của Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu, tặng hoa đoàn làm phim “Mùi cỏ cháy” trong nỗi xúc động, nghẹn ngào. Kỷ niệm của một thời hoa lửa cứ ùa về trong mỗi người lính Thành Cổ năm xưa...

Vẫn nguyên vẹn cảm xúc ban đầu, nhưng xem phim lần thứ 2, tôi có cảm giác rất lạ... rất đặc biệt. Tôi được xem, được cảm nhận và như được sống trong không khí của 81 ngày đỏ trời hoa lửa, trong tâm trạng xúc động rưng rưng cùng các cựu chiến binh - những nhân chứng sống động đã được tái hiện trong “Mùi cỏ cháy”. “Mùi cỏ cháy” làm sống lại thời hoa đỏ của một thế hệ, một lớp sinh viên Hà Nội sẵn sàng gác bút nghiên, xếp lại chuyện sách đèn, tình yêu và những khát vọng tri thức để hăm hở lên đường ra trận.
 
Vẹn nguyên cảm xúc

Trước hôm khởi chiếu “Mùi cỏ cháy”, anh Hoàng Nhuận Cầm đến cơ quan, tặng tôi tập thơ "Thơ tuổi hai mươi" (in chung với Vũ Đình Văn) và báo tin đang làm hậu kỳ phim "Mùi cỏ cháy". Khi nhận cuốn sách "Chúng tôi làm thơ ghi lấy cuộc đời mình" tôi tặng, trong đó có 2 bài thơ của anh "Nhật ký" và "Vào mặt trận lúc mùa ve đang kêu" anh reo lên sung sướng "Tuyệt quá Hồng ơi! Em sẽ thấy tiếng ve của Cầm trong “Mùi cỏ cháy".

Vẫn nguyên vẹn cảm xúc "áp ngực về phương ấy", như "kẻ nhập đồng" khi "gặp lại mùi cỏ cháy suốt đời trai", anh kể tôi nghe hành trình đến với “Mùi cỏ cháy”. Ý tưởng kịch bản đến với Hoàng Nhuận Cầm rất nhanh, đó là khi mình cầm trên tay cuốn nhật ký "Mãi mãi tuổi 20" của Thạc (anh vẫn gọi người bạn học cùng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thân mật như vậy) và "Nhật ký Đặng Thùy Trâm".
 
Hai cuốn nhật ký ám ảnh mình ghê lắm. Nhưng không dừng ở đó, ý tưởng đó được phát triển khi mình đọc hàng loạt cuốn nhật ký thời chiến như "Tài hoa ra trận" của liệt sỹ Hoàng Thượng Lân, "Sống để yêu thương và dâng hiến" của Hoàng Kim Giao, "Nhật ký Vũ Xuân", những bài thơ "Nửa sau khoảng đời", "Lạy mẹ con đi" của Vũ Đình Văn - bạn mình, truyện ngắn Bức tượng cùng bức ảnh tư liệu quý của nhà biên kịch Đoàn Tuấn và tất nhiên phải có cả ký ức tuổi 20 của Hoàng Nhuận Cầm nữa chứ...

Nhuận Cầm miên man như chìm đắm miền ký ức tuổi đôi mươi. Cái tứ "Mùi cỏ cháy" được gợi lên từ hình ảnh "cỏ" câu thơ của Thanh Thảo: "Tuổi 20 chúng tôi mềm như cỏ - Cũng dữ dội như cỏ... Cỏ sắc mà ấm quá, phải không em...". Anh trầm ngâm đọc: "Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy- Gặp lại mùi cỏ cháy suốt đời trai - Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài-Những vùng đất không tiếng gà cất gáy-Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn". Trong tâm can anh cứ đốt lên câu hỏi, đẩy cảm xúc phải viết về những người đã nằm xuống ở tuổi 20 cho những người được trở về...

"Hồng biết không, hành trình “Mùi cỏ cháy” gian nan lắm... Kinh phí hạn hẹp dành cho một bộ phim chiến tranh có tính sử thi (5,2 tỷ đồng), nhiều đạo diễn không mấy "mặn mà". Mình biết ơn đạo diễn Nguyễn Hữu Mười nhiều. Khi xem kịch bản, từ sự đồng cảm, đạo diễn mong muốn “Mùi cỏ cháy” trở thành một cuốn nhật ký bằng hình ảnh và thế là anh ấy gật đầu. Chính khi ấy, bộ phim mới bắt đầu đi vào sản xuất. Bối cảnh làng quê xưa, giếng nước, đường đất, Thành Cổ... được lựa chọn kỹ. Để dựng lại cảnh chiến trận, đoàn làm phim phải chuẩn bị rất nhiều thời gian, có lúc đến 4 tháng. Thành công của phim còn có thể kể đến những cảnh quay đặc tả cuộc chiến. Để bớt chi phí, ekip làm phim cố gắng "tằn tiện", "liệu cơm gắp mắm". Nhà quay phim - NSƯT Phạm Thanh Hà không sử dụng nhiều kỹ xảo, mà thay vào đó là hình nộm hay tranh vẽ. Cảnh hàng vạn lá thư bay từ trên tàu xuống đường như vẫn thấy (dự định thực hiện ở Phùng Hưng, đoạn cắt Lý Nam Đế- Hà Nội) buộc phải thay bằng cảnh từ ôtô liệng xuống đường, xuống ruộng khi đoàn xe tiến vào mặt trận tạo sự khốc liệt. Những cảnh quay cận, những hiệu ứng thật trong cuộc chiến bên bờ sông Thạch Hãn tạo nên xúc động lớn lao. Để hoàn thiện và ra mắt công chúng, hôm nay không kể xiết những khó khăn, trở ngại. Có điều tất cả các thành viên đoàn làm phim đã nỗ lực vượt qua...".

Và tôi xem phim đến lần thứ 2, nước mắt cứ trào ra không cách gì ngăn nổi. Và không chỉ có tôi. Những cựu chiến binh và thân nhân của họ đã khóc. Khóc một cách lặng lẽ. Có một cựu chiến binh ngồi cạnh tôi cứ chốc chốc lại đưa tay lên chùi mắt. Phía trước tôi, những đôi vai cứ rung lên bần bật. Cậu con trai tôi giấu mẹ khóc...

Phim chiếu xong! Các cựu chiến binh vây quanh vòng trong vòng ngoài các diễn viên  vừa tặng hoa, vừa chụp ảnh. Một cựu chiến binh nước mắt lưng tròng nói: "Chúng tôi những người lính của Thành cổ Quảng Trị xin cảm ơn những người làm phim “Mùi cỏ cháy” đã tái tạo lại hình ảnh của một thế hệ đã chiến đấu và hy sinh cho Tổ quốc". Một cựu chiến binh khác trầm ngâm suy tưởng "Tôi như đang có mặt trong phim và tôi đã khóc. Khóc vì tiếc thương cho những đồng đội đã ngã xuống trên chiến trường ngày ấy, để cuộc đời mãi mãi là tuổi hai mươi, dù gần bốn mươi năm đã trôi qua. Khóc vì một lần nữa thấy lại mình đang còn sống là nhờ có sự hy sinh của biết bao đồng đội đã nhường cho mình được sống...
 
Lê Thị Bích Hồng
baocuoituan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam NSND 50 tuổi có tình yêu nhưng không kết hôn, sống với mẹ già, tâm huyết làm thiện nguyện

Nam NSND 50 tuổi có tình yêu nhưng không kết hôn, sống với mẹ già, tâm huyết làm thiện nguyện

Giải trí - 3 giờ trước

Ở tuổi 50, NSND Hữu Quốc nhận mình may mắn và hạnh phúc khi tìm được người phù hợp. Dù vậy, nam nghệ sĩ không kết hôn mà ở với mẹ già.

Thanh Hương: Tôi không làm bạn với chồng cũ, không đưa chuyện ly hôn để PR phim

Thanh Hương: Tôi không làm bạn với chồng cũ, không đưa chuyện ly hôn để PR phim

Giải trí - 6 giờ trước

"Chúng tôi hoàn tất thủ tục ly hôn và kể từ đó tới nay, tôi chưa gặp lại chồng cũ, thậm chí nói chuyện điện thoại cũng không" - Diễn viên Thanh Hương chia sẻ.

Phim có Tuấn Tú - Duy Hưng vừa lên sóng, khán giả khen chê thế nào?

Phim có Tuấn Tú - Duy Hưng vừa lên sóng, khán giả khen chê thế nào?

Giải trí - 8 giờ trước

GĐXH - Ngoài đời hơn Duy Hưng 5 tuổi nhưng vẫn nhập vai em trai rất ổn trong "Người một nhà", Tuấn Tú nhận được nhiều lời khen tích cực của khán giả.

NSND Thu Hà gây bão

NSND Thu Hà gây bão

Giải trí - 8 giờ trước

Phân đoạn bà Lan dạy dỗ An Nhiên với lời thoại đã tai cùng diễn xuất ấn tượng của NSND Thu Hà nhận lời khen của khán giả.

2 nam nghệ sĩ cưới vợ xinh đẹp, kém gần 30 tuổi, U60 chưa có con chung vẫn hạnh phúc, mặn nồng

2 nam nghệ sĩ cưới vợ xinh đẹp, kém gần 30 tuổi, U60 chưa có con chung vẫn hạnh phúc, mặn nồng

Giải trí - 10 giờ trước

Từng lận đận về tình duyên, nhưng hiện tại Tiết Cương và Lưu Huỳnh đều có cuộc sống hạnh phúc bên vợ trẻ.

Hình ảnh Phước Sang sau đột quỵ, đang điều trị trong bệnh viện khiến khán giả xót xa

Hình ảnh Phước Sang sau đột quỵ, đang điều trị trong bệnh viện khiến khán giả xót xa

Giải trí - 12 giờ trước

GĐXH - Phước Sang bị đột quỵ là thông tin xôn xao mạng xã hội ngày hôm qua. Hình ảnh mới nhất của anh tại bệnh viện khiến nhiều người xót xa.

Thương Tín lộ diện sau ồn ào tố người giúp đỡ ăn chặn tiền: Sống tại khách sạn, phủ nhận dựng chuyện

Thương Tín lộ diện sau ồn ào tố người giúp đỡ ăn chặn tiền: Sống tại khách sạn, phủ nhận dựng chuyện

Giải trí - 12 giờ trước

Thương Tín cũng cho biết, tới đây sẽ về quê sống để không chịu cảnh "nay đây mai đó".

Á hậu chuyển giới có gương mặt "vạn người mê": Từ bỏ hào quang về quê bán bún cá, vất vả mà yên vui

Á hậu chuyển giới có gương mặt "vạn người mê": Từ bỏ hào quang về quê bán bún cá, vất vả mà yên vui

Giải trí - 14 giờ trước

"Ở Sài Gòn lúc nào cũng thơm tho, mịn màng còn bây giờ, lúc nào cũng quanh quẩn trong bếp với rau, cá, nồi nước lèo, lúc nào người cũng đầy mùi cá, than củi, hành ngò. Bán bún cá tuy có vất vả nhưng tôi thấy rất thoải mái", á hậu Tường Vi nói.

HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

Giải trí - 1 ngày trước

Mối quan hệ giữa HLV Troussier và Quang Hải gây chú ý sau khi ông Troussier nhất quyết không cho Quang Hải vào sân trận thua Indonesia.

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Giải trí - 1 ngày trước

Chu Thanh Huyền diện thiết kế được làm từ loại ren nhập đắt đỏ cùng chiếc voan dài 2m khi sánh bước bên chú rể Quang Hải.

Top