Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dân ca Nghệ Tĩnh: Nguy cơ thất truyền

Chủ nhật, 07:31 12/10/2008 | Giải trí

Giadinh.net - Bao đời nay, dân ca Nghệ Tĩnh là một trong những nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống của nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, dân ca Nghệ Tĩnh vẫn tồn tại và ăn sâu vào tiềm thức của bao lớp người con miền quê này.

Nhưng trước sự du nhập của nhiều nền văn hóa ngoại lai khi chúng ta mở cửa hội nhập thì có một thực tế đáng buồn là dân ca Nghệ Tĩnh đang dần bị mai một.
  
“Đỏ mắt” tìm  nghệ nhân dân gian
 
Chúng tôi tìm đến kho dự trữ tư liệu của Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch Nghệ An, hỏi thông tin về những nghệ nhân dân gian bây giờ. Con số mà chúng tôi nhận được chỉ vỏn vẹn trên đầu ngón tay. Tất cả những nghệ nhân này đã trên 80 tuổi. Theo địa chỉ rất mơ hồ, chúng tôi ngược lên huyện Quế Phong tìm người hát ví dặm nổi tiếng một thời. Đến nơi thì tiếc thay, người nữ nghệ sĩ được phong tặng nghệ nhân dân gian đã qua đời vì già yếu cách đây không lâu.
 
Thất vọng vì chuyến viếng thăm nghệ nhân không thành, chúng tôi quay về nhà NSƯT Thanh Lưu - nguyên Giám đốc nhà hát Dân ca Nghệ An. NSƯT Thanh Lưu là người đặt nền móng cho việc đưa dân ca Nghệ Tĩnh lên sân khấu từ những năm đầu thập kỷ 70 của thế kỷ trước, ông là người từng nhiều năm làm giám đốc Nhà hát Dân ca Nghệ An, đồng thời là người sưu tầm và nghiên cứu rất kỹ về dân ca xứ Nghệ. Khi biết chúng tôi đang có ý định tìm những nghệ nhân dân gian, một phút đăm chiêu rồi ông nói như thở dài: “Nghệ nhân dân gian bây giờ hiếm lắm, tuổi các cụ cũng xế chiều.
Một trong những vở diễn đã được sân khấu hóa dân ca.
 
Họ là những người không hoạt động chuyên nghiệp, lại sống ở những vùng quê xa thành phố, ai mất ai còn làm sao mà biết được”. Trầm tư một lúc rồi mắt ông như sáng lên vì phát hiện ra điều gì: “Đúng rồi! Hát phường vải ở Nam Đàn quê Bác, chúng tôi đã nghiên cứu làn điệu này từ rất lâu và biết ở nơi đây có một số nghệ nhân đã được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian.
 
 
 
Nghệ nhân dân gian Nguyễn Văn Tư.
Trong số đó tuy tất cả họ đã nhiều tuổi nhưng hẳn có người vẫn còn sống”. Chỉ chờ có thế, ngay sáng hôm sau chúng tôi đã tìm đến xã Kim Liên- quê nội Bác Hồ để tìm gặp những người nghệ nhân đó.
 
Cả tỉnh Nghệ An hiện có 8 người được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian trong lĩnh vực dân ca thì Kim Liên đã có tới 7 người. Nhưng hiện nay chỉ còn 6, tuổi đều đã ngoài 80. Chúng tôi gặp cụ Nguyễn Văn Tư ở xóm Trù 1, xã Kim Liên, một trong 6 nghệ nhân dân gian còn sống. Năm nay đã 81 tuổi nhưng cụ vẫn khỏe mạnh và minh mẫn. Thay cho cách giới thiệu, cụ say sưa hát một đoạn trong màn dạo cảnh của hát phường vải. Đã hơn 80 tuổi mà cụ vẫn giữ được cái chất giọng ấm, trong trẻo và lôi cuốn. Dừng hát, cụ hào hứng kể lại: “Ngày trước, phong trào hát phường vải ghê lắm, xóm mô (nào) cũng có, làng mô cũng có, nhiều người hát hay, hát giỏi. Ngay từ lúc chưa cướp chính quyền (tháng 8/1945) tôi đã đi theo các anh chị lớn tuổi để học hỏi”.
 
Điệu buồn Dân ca xứ Nghệ
 
Hào hứng là vậy khi quá khứ vọng về, nhưng đối mặt với hiện tại, cụ Nguyễn Văn Tư không giấu được nỗi buồn: “Lớp trẻ bây giờ lo đi làm kinh tế cả, nào có ai để ý gìn giữ những cái tinh túy của ông cha. Ở các cuộc thi Tiếng hát Làng Sen, dân ca ngày một ít hơn tân nhạc. Vì thứ nhất là lớp trẻ bây giờ không thích, thứ hai là khó hát hay thể loại này. Chúng tôi bây giờ, 7 người chỉ còn 6 và rồi không lâu nữa tất cả sẽ không còn tồn tại trên cõi đời này vì đã già cả rồi. Mong mỏi mãi vẫn không tìm thấy lớp kế thừa, cứ để nó mai một và mất đi nét văn hóa này thì thật tiếc”.
 
Hát phường vải là một loại hát ví đặc biệt nhất trong gia tài dân ca của vùng Nghệ Tĩnh. Cũng như các loại dân ca khác, nó là một phương tiện văn nghệ tự túc của nhân dân Nghệ Tĩnh. Nội dung căn bản của nó mang đậm tính trữ tình. Song nó có khác các loại dân ca khác ở chỗ có sự tham gia của những nhà nho. Cho nên tính chất một số câu hát, quy cách trong khi hát, hình thức câu hát, quá trình của một cuộc hát... có phức tạp hơn.
Nghệ nhân dân gian là “tác giả” của những câu hát phường vải đầu tiên và cũng chính họ là những người bảo lưu, kế thừa và phát huy vốn hát ví, vốn ca dao, dân ca truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa quê hương, dân tộc này. Hát phường vải chỉ có ở Nghệ An.
 Lý giải về sự sa sút của Dân ca xứ Nghệ, Nghệ sĩ Hoàng Ngọc ất, Giám đốc nhà hát Dân ca Nghệ An giãi bày: “Dân ca Nghệ Tĩnh là làn điệu được hát trong sinh hoạt lao động. Là kiểu hát đối thoại giữa người này với người kia. Có lẽ nó không phù hợp với phong cách và môi trường làm việc hiện nay. Giới trẻ bây giờ lại thích ca nhạc nhẹ. Cái khó nữa là tổ chức đào tạo và tìm nguồn là việc rất khó khăn. Hiện nay, nhiều bạn trẻ hát tân nhạc rất tốt, nhưng tìm ra một chất giọng để phù hợp với dân ca là rất khó. Với lại ưu tiên cho nghề này cũng chưa có, một nghệ sĩ mới vào lương chỉ có 7- 8 trăm ngàn bạc thì làm sao mà họ gắn bó với nghề được?”.
 
Trong những năm vừa qua, Nhà hát Dân ca Nghệ An đã nỗ lực bằng những hành động thiết thực nhằm bảo lưu nét văn hóa này. Nhà hát đã tổ chức đi sưu tầm, ghi băng, quay hình những làn điệu dân ca truyền miệng trong đời sống nhân dân. Thêm vào đó là việc đưa dạy hát dân ca vào trường học, có những buổi nói chuyện chuyên đề với các em, rồi dạy hát dân ca trên sóng phát thanh truyền hình Nghệ An. Nhưng tất cả đều chưa mang lại hiệu quả cao.
 
Thời gian gần đây, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch, nhà hát Dân ca Nghệ An còn chia ra từng tổ, đi theo từng tuyến tìm đến từng thôn bản để tìm người tiếp nối. Nghệ sĩ ưu tú Trịnh Hồng Lựu, Phó giám đốc nhà hát Dân ca Nghệ An là người không bao giờ vắng mặt trong những đợt đi “tuyển quân” đó. Chị cho biết: “Chúng tôi đã đi đến từng ngõ ngách của các địa phương, từ miền xuôi cho đến miền núi, nhờ cả loa phát thanh của xã để loan tin. Cũng tìm ra một số em có chất giọng phù hợp, thậm chí là xuất sắc, song tất cả đều không mặn mà gì đối với dân ca cả. Trào lưu bây giờ của các em là nhạc trẻ, đi vào những thể loại chộp giật, có tiền, còn việc đi theo sân khấu dân tộc là rất hiếm, nếu không muốn nói là không sống được với tân nhạc mới chịu sống với dân ca”.
 
Những người Mohican của Dân ca xứ Nghệ
 
Trong những năm gần đây, đã có hàng chục cuộc hội thảo bàn về việc làm thế nào để giữ gìn và phát huy dân ca xứ Nghệ. Nghệ sĩ Hoàng Ngọc ất tiết lộ rằng nhà hát Dân ca Nghệ An đang thành lập một trung tâm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân ca. Ngoài ra, nhà hát cũng không ngừng khai thác vốn cổ, thứ dân ca truyền miệng bằng việc tỏa ra các miền quê để sưu tầm, rồi đi tìm các nghệ nhân dân gian. Còn một phương án mà ông cho là hiệu quả nhất là sân khấu hóa dân ca.
 
NSƯT Thanh Lưu, nguyên Giám đốc nhà hát Dân ca Nghệ An.

 

Đưa cho tôi một số tài liệu nghiên cứu về dân ca Nghệ Tĩnh, NSƯT Thanh Lưu liệt kê: “Đây là cuốn “30 năm sân khấu hóa Dân ca Nghệ Tĩnh” của Hoàng Ngọc ất, đây là “Lồng điệu cho dân ca” của Tiến Dũng, “Phác qua vài nét về kho tàng Dân ca Nghệ Tĩnh” của Hồng Lựu,  “Dân ca Nghệ Tĩnh dưới góc độ thi pháp” của Quang Toàn...”. Cứ thế, ông đọc vanh vách cho chúng tôi nghe hàng chục tác giả, tác phẩm viết về Dân ca Nghệ Tĩnh rồi bất chợt dừng lại, chép miệng: “Tất cả những tâm huyết đó để làm gì khi hiện nay, người mẹ trẻ ru con không thể thuộc lấy dù chỉ một câu hát dân ca. Trẻ con ngày trước được nuôi lớn bằng những khúc hát dân ca trữ tình sâu lắng, đầy tính nhân văn, trẻ con bây giờ được nuôi lớn bởi hip hop, bởi những siêu nhân”. Giọng ngậm ngùi, tiếc rẻ của một người có tài và có tâm huyết với sự sống chết của những làn điệu dân ca, ông Lưu nói: “Lớp trẻ không còn quan tâm đến dòng nhạc truyền thống. Thôi thì thời nào có nghệ thuật của thời đó. Dân ca muốn sống được chỉ còn cách duy nhất phải kịp thời cải tiến, nhưng cải tiến không phải là gieo vừng ra đỗ mà làm mất đi cái tinh túy của ông cha”.
 
Để bảo tồn phát huy dân ca xứ Nghệ, NSƯT Thanh Lưu cho rằng: “Trong bối cảnh mới ta không nên câu nệ một cách máy móc các nguyên lý có tính cách cổ điển để rồi tự bó tay mình nhằm đáp ứng thị hiếu đương đại”. Nhấp bát nước chè xanh, nhìn ra ngoài trời khi phố xá đã lên đèn, ông hát một đoạn bài hát “Neo đậu bến quê” của nhạc sĩ An Thuyên: “Câu đò đưa thầm gọi tôi ghé về tuổi thơ. Người xưa đâu xa vắng, ai đưa tôi qua đò?...”. Rồi ông mỉm cười: “âm hưởng dân ca đấy, ẩn chứa đầy chất dân ca! Dân ca chắc chắn không thể chết được”.
 
Quang Thành
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

Giải trí - 9 giờ trước

Mối quan hệ giữa HLV Troussier và Quang Hải gây chú ý sau khi ông Troussier nhất quyết không cho Quang Hải vào sân trận thua Indonesia.

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Giải trí - 11 giờ trước

Chu Thanh Huyền diện thiết kế được làm từ loại ren nhập đắt đỏ cùng chiếc voan dài 2m khi sánh bước bên chú rể Quang Hải.

NSND Đức Long: 'Đến lúc không kham nổi mình, tôi sẽ vào viện dưỡng lão'

NSND Đức Long: 'Đến lúc không kham nổi mình, tôi sẽ vào viện dưỡng lão'

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - "Đến giờ tôi cũng không tính tới chuyện lập gia đình nữa. Tôi cho rằng nên nghĩ thoáng một chút, đừng quan niệm phải có gia đình mới là hạnh phúc. Còn nếu sau này không thể tự chăm sóc bản thân, tôi sẽ chọn nhà dưỡng lão", NSND Đức Long chia sẻ.

Tuổi U60 của 'mỹ nhân ảnh lịch' thập niên 90: Sống bình yên bên chồng doanh nhân kín tiếng

Tuổi U60 của 'mỹ nhân ảnh lịch' thập niên 90: Sống bình yên bên chồng doanh nhân kín tiếng

Giải trí - 11 giờ trước

GĐXH - Hiền Mai được mệnh danh là "mỹ nhân ảnh lịch" nổi tiếng trong làng giải trí những năm 90. Hiện tại, khi đã qua thời kỳ đỉnh cao, cuộc sống của chị thay đổi như thế nào?

Tuổi xế chiều của 2 nghệ sĩ đất Bắc: Sống giản dị, thích chăm sóc vườn tược dù không thiếu tiền

Tuổi xế chiều của 2 nghệ sĩ đất Bắc: Sống giản dị, thích chăm sóc vườn tược dù không thiếu tiền

Giải trí - 12 giờ trước

Dù kinh tế khá giả thậm chí là giàu có nhưng 2 nam nghệ sĩ đất Bắc vẫn chọn lối sống giản dị, hòa vào thiên nhiên.

Cận cảnh chiếc xe 16 tỷ đi đón dâu của cầu thủ Quang Hải

Cận cảnh chiếc xe 16 tỷ đi đón dâu của cầu thủ Quang Hải

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Quang Hải mới đây đã khiến khán giả đã chú ý khi chuẩn bị xe 16 tỷ để đi đón dâu. Đây là chiếc xe mang nhãn hiệu Rollroyce được trang trí rất đẹp với hoa tươi sang trọng.

Lương Thu Trang từng bị chê khó gần, ghét chính mình khi vào vai phản diện

Lương Thu Trang từng bị chê khó gần, ghét chính mình khi vào vai phản diện

Giải trí - 15 giờ trước

Khi vào vai An Nhiên trong phim "Trạm cứu hộ trái tim", Lương Thu Trang cũng thấy lo lắng. Cô thậm chí cũng "dị ứng" với vai diễn phản diện của mình.

Hơn 3 năm hẹn hò với Trương Ngọc Ánh, Anh Dũng 'Sống chung với mẹ chồng' giờ ra sao?

Hơn 3 năm hẹn hò với Trương Ngọc Ánh, Anh Dũng 'Sống chung với mẹ chồng' giờ ra sao?

Giải trí - 16 giờ trước

GĐXH - Anh Dũng nổi tiếng là diễn viên của VFC một thời trong phim "Sống chung với mẹ chồng" cùng Bảo Thanh. Sau đó, anh Nam tiến và có tin hẹn hò cùng Trương Ngọc Anh. Hiện tại, cuộc sống của nam diễn viên điển trai ra sao?

Lâm Tâm Như hé lộ cách giáo dục con: Quyết nói không với điều này để con học cách chủ động

Lâm Tâm Như hé lộ cách giáo dục con: Quyết nói không với điều này để con học cách chủ động

Giải trí - 17 giờ trước

Lâm Tâm Như cho biết, Hoắc Kiến Hoa cũng có đôi lúc nhượng bộ con gái.

Phước Sang: Vua phim Tết, vỡ nợ bất động sản và nỗ lực làm lại từ 'tay trắng'

Phước Sang: Vua phim Tết, vỡ nợ bất động sản và nỗ lực làm lại từ 'tay trắng'

Giải trí - 19 giờ trước

Từng là ông bầu nổi tiếng một thời, có hãng phim riêng, được mệnh danh là "Vua phim Tết", Phước Sang lâm vào cảnh khốn khó sau khi ôm món nợ nghìn tỷ đồng.

Top