Hà Nội
23°C / 22-25°C

Con gái nhà văn Nam Cao và người chồng “ở rể 3 năm mới được cưới”

Thứ ba, 11:00 31/05/2016 | Giải trí

GiadinhNet - Trong lúc con gái nhà văn Nam Cao đi học ở tỉnh 3 năm, “anh giáo” gốc Hà Nội Nguyễn Côn đang dạy học gần nhà của nhà văn đã xin đến ở trọ. Người trong làng coi “anh giáo” như đang “ở rể” từ đó. Giờ nhìn lại, ông Côn cười hóm hỉnh: “Mình phải có cách chứ, duyên chỉ là một phần thôi”.

Vợ chồng bà Trần Thị Hồng. Ảnh: Thanh Hà
Vợ chồng bà Trần Thị Hồng. Ảnh: Thanh Hà

Đến thăm nhà chỉ để xem mặt con gái nhà văn

Đã ở cái tuổi 80, nhưng cuộc sống vợ chồng của bà Trần Thị Hồng và ông Nguyễn Côn thật khiến nhiều người ngưỡng mộ. Nhẹ nhàng, tình cảm và vui vẻ, hài hước... có vẻ như là “bí quyết” để ông bà sống vui khỏe như hôm nay. Bà Trần Thị Hồng là con cả của nhà văn Nam Cao. Sinh ra trong niềm hân hoan chào đón của cả gia đình, vì bố mẹ bà phải 5 năm mới sinh được con, nhưng rặt nỗi, giữa những năm 30-40 của thế kỷ trước đầy khốn khó, thiếu từ cái ăn, cái mặc trở đi nên từ tấm bé, bà đã liên tục ốm đau, sài đẹn. Bà trở thành nguyên mẫu trong rất nhiều truyện ngắn của cha mình, như: “Nước mắt”, “Trăng sáng”, “Bài học quét nhà”...

Trong gia đình, bà cũng được coi là người giống cha mình nhất, không chỉ ở hình thức mà còn ở khả năng viết lách. Thế nhưng, bà lại tự nhận mình không đủ tài văn chương để đi theo nghiệp của cha mình. Phần nữa, vì ngày đó không có điều kiện để học đến nơi đến chốn nên bà chọn công việc khiêm tốn hơn là trở thành giáo viên dạy cấp 1 (sau này bà chuyển sang học kỹ thuật và làm cho một nhà máy dệt). Nhờ sự lựa chọn này mà bà đã nên duyên với người chồng hiện tại - ông Nguyễn Côn - khi đó đang là “anh giáo làng” kiêm Hiệu trưởng Trường cấp 1 Xuân Khê, huyện Lý Nhân, Hà Nam.

Nói về mối duyên này, ông Côn kể rằng, ông vốn là người Hà Nội, từng đi học ở Trung Quốc về rồi tham gia dạy chữ, xóa mù trong phong trào toàn quốc kháng chiến. Như nhiều trí thức Hà Nội lúc bấy giờ, ông mang con chữ đến nhiều vùng nông thôn của các tỉnh như Thanh Hóa, Ninh Bình... Được vài năm, ông được phân về làm Hiệu trưởng Trường cấp 1 Xuân Khê.

“Một lần, biết nhà văn Tô Hoài về thăm nhà của nhà văn Nam Cao ở làng Đại Hoàng, tôi đã xin đi theo cùng. Thực ra là đến để xem mặt con gái nhà văn mới là chính. Lúc này, bà ấy mới đang là học sinh cấp 2 trường Nam Lý” - nói rồi giọng ông đầy hóm hỉnh, liếc nhìn sang bà - “Mình phải có cách chứ. Lẽ ra hết phong trào toàn quốc kháng chiến là tôi về Hà Nội, nhưng vì “dính” phải bà ấy nên không về được nữa, thành người nhà của cụ Nam Cao từ độ ấy”.

Ở rể để “canh me”

Ông Nguyễn Côn.
Ông Nguyễn Côn.

Sau lần đi xem mặt, run rủi thế nào, bà Hồng lại được phân về dạy học ở ngôi trường ngay cạnh trường của ông. Mà việc bà đến với nghề “gõ đầu trẻ” cũng đầy tình cờ. Học xong lớp 7, lẽ ra bà sẽ thi vào trường kỹ thuật, nhưng rồi sắp đến ngày thi thì bà bị ốm cả tháng trời nên thi không được. Trong lúc chờ 1 năm để thi lại thì bà xin làm giáo viên. Cơ hội “lửa gần rơm” đã đến, ông bắt đầu ý định tìm hiểu bà. “Biết nhau từ khi ấy nhưng lúc đó chưa dám có tình ý gì đâu, còn trong sáng lắm”, ông Côn cười tủm tỉm khi nhớ lại tuổi trẻ.

Vừa bắt đầu tìm hiểu nhau thì bà Hồng lên tỉnh học Trường Trung cấp Kỹ thuật 3. Người ta nói, tình cảm mà xa cách nhau về khoảng cách địa lý như thế, không chóng thì chày sẽ đôi đường đôi ngả. Vậy mà mối duyên của ông bà lại thêm gắn bó, đến mức được cả làng ủng hộ. “Cách” của ông là, trong lúc chờ bà đi học 3 năm thì ông xin đến nhà bà ở, với lý do là ở trọ. Vì khi đó, ông cũng vừa được phân làm Hiệu trưởng Trường cấp 2 Nhân Hậu, gần với nhà của nhà văn Nam Cao. Người trong làng thì coi như đó là “ở rể” trước để “canh me” con gái nhà văn, chờ học xong là cưới “liền tay”. Hỏi ông, thời đó mà “liều” như thế thì có bị xóm làng dị nghị không? Vì tránh sao khỏi những lúc bà đi học về thăm nhà, đôi lứa trốn đi gặp nhau... Ông bảo: “Chúng tôi yêu nhau trong sáng lắm nên không có ai dị nghị cả. Người trong làng, trong họ hàng quý tôi lắm, bảo có con rể là “anh giáo”, lại là người Hà Nội nên xem trọng lắm. Chưa cưới nhau chính thức nhưng đi đâu, anh em trong họ cũng giới thiệu tôi là con rể”.

Bà Hồng đi học về được 1 năm thì ông bà tổ chức đám cưới. Ông học lên tiếp ĐH Sư phạm rồi được phân về Trường cấp 3 Lê Hồng Phong giảng dạy cho đến khi về hưu. Một điều khá thú vị là, dù có 5 người con (một người đã mất trong nạn đói năm 1945), nhưng từ khi có con rể, vợ nhà văn Nam Cao chỉ sống với vợ chồng bà Hồng. “Ở với vợ chồng tôi nhiều nên cụ coi tôi như con trai, còn tôi thì coi bà như mẹ ruột vậy. Trong số các con, bà chỉ thích ở với vợ chồng tôi và cụ ở cho đến tận lúc mất. Mà lạ lắm, lúc cụ ốm nặng, con cái về chăm đông đủ, túc trực ngày đêm. Thế mà lúc cụ “đi”, chỉ có mình tôi được chứng kiến giây phút ấy. Hay như khi đi tìm mộ nhà văn Nam Cao, cần đến sự giúp sức của các nhà ngoại cảm, giữa đông đủ các con, ông cụ lại “gọi” mỗi tên tôi để “nói chuyện”. Ngôi nhà ở ngay mặt đường vợ chồng tôi sinh sống ở Nam Định được chính quyền phân cho cũng là nhờ vào tên tuổi của ông cụ”, ông Côn xúc động kể.

Nhiều năm làm thư ký cho vợ

Mấy chục năm gắn bó với ngôi nhà đầy kỷ niệm và tình làng nghĩa xóm, vậy mà cuối cùng ông bà đành phải “rứt ruột” bán đi để lên Hà Nội sống. Ông bảo: “Lẽ ra cũng không bỏ quê lên phố đâu, nhưng vì mỗi lần có bệnh đi khám, ở đây họ nói một đằng, lên Hà Nội khám lại ra bệnh khác. Như mắt trái của tôi đây, bị đau suốt 3 tháng, mỗi lần khám thì họ bảo “già rồi nó thế, khám gì mà khám lắm”. Nhưng lên Hà Nội thì họ bảo viêm lỗ hoàng điểm, bác sĩ phải mổ gấp để cứu mắt bên kia. Giờ thì mắt trái chỉ để cho đẹp thôi chứ không nhìn thấy gì nữa. Nếu đến sớm thì tôi đã không bị hỏng mắt này rồi. Mà già thì nhiều bệnh lắm, mỗi khi đi khám lại khổ con cái về đưa đi, nên tôi bàn với bà ấy lên Hà Nội. Nhưng với điều kiện là không ở với con nào cả. Mình cũng khổ mà nó cũng khổ vì sinh hoạt người già, người trẻ khác nhau”.

Ông bà mua một căn nhà 3 tầng trong ngõ nhỏ ở Minh Khai. Ông một phòng, bà một phòng rộng rãi, thoải mái. Nhà lại gần cô con gái nên thỉnh thoảng lại chạy qua mua cho bố mẹ đồng quà tấm bánh. So với lúc ở quê có buồn hơn, nhưng bù lại, ông bà thấy hạnh phúc vì được gần con gần cháu. Những lúc ốm đau trở trời có con cái sum vầy chăm nom, săn sóc. Tuổi già với ông bà như thế là mãn nguyện và tròn đầy, không còn mong muốn gì hơn.

Nhưng ông còn một hạnh phúc nữa là được làm “thư ký” cho vợ mỗi khi bà viết lách. Các bài báo của vợ được ông cắt ra, gói gém cẩn thận. Mang khoe quyển sách bà viết về bố vợ “Chuyện chưa biết về nhà văn Nam Cao”, ông bảo: “Bà ấy cũng như nhà văn đấy”. Bà Hồng trách nhẹ: “Thôi gớm, ông khoe làm gì. Đừng làm mất thì giờ của phóng viên”. Nhưng rồi vẫn không ngăn được niềm tự hào của người chồng đã ở tuổi ngoài 80 say sưa kể về các bài viết của vợ.

Ông kể: “Bà ấy viết là nhờ vào sự động viên của GS Phong Lê. Bận ấy, nhiều báo viết về việc đi tìm mộ của nhà văn Nam Cao, mỗi người một kiểu. Vậy là anh Phong Lê bảo, gia đình nên viết để có thông tin chính thống. Thế là bà ấy viết bài “Chúng tôi đi tìm mộ cha - nhà văn Nam Cao”. Rồi các mẩu chuyện về nhà văn được nhiều báo đặt hàng, đăng ở nhiều nơi như: Văn nghệ Công an, Văn nghệ trẻ, Tiền phong, Phụ nữ, Thế giới mới... Nhuận bút có bài lên đến tiền triệu. Hay có lần tôi đọc thấy có báo đăng tải cuộc thi viết về mẹ, tôi động viên bà ấy tham gia. Thế là được giải Nhất. Cộng cả tiền nhuận bút nữa đâu như được 6 triệu đồng.

Rồi ông hài hước: “Tôi không chỉ là thư ký cho bà ấy, viết ra là mang đi đánh máy mà còn kiêm cả vai trò “marketting và là bạn đọc đầu tiên” nữa. Chẳng hạn như viết xong thì tôi sẽ tư vấn để gửi báo nào cho phù hợp thì mới đăng được. Rồi góp ý chỉnh sửa, chỗ nào cần cắt đi, chỗ nào cần mở rộng... Thôi thì không có duyên theo nghiệp viết như cụ Nam Cao nhưng ít ra trong gia đình, bà ấy cũng đã làm được phần nào với danh tiếng của cha mình rồi”.

Chúng tôi hỏi bà Hồng: “Bây giờ bà có viết gì nữa không?”. Bà bảo: “Già rồi, viết lách gì nữa. Chỉ mong sống khỏe được ngày nào hay ngày ấy thôi. Thích nhất là không phải phiền đến con cháu. Thỉnh thoảng ai in sách của ông cụ thì trả tiền tác quyền, tiền ấy để ông bà tiêu hàng ngày, nhiều thì cho con, cho cháu. Mà họ có không trả cũng không sao. Lúc trước còn đi đòi, chứ giờ tôi cũng kệ thôi. Hay như chuyện chương trình “Ơn giời cậu đây rồi” có tiểu phẩm mà công chúng cho là phản cảm, rồi không xin phép gia đình nữa, tôi cũng không muốn làm lớn chuyện. Có khán giả biết là được rồi, thôi thì thông cảm cho nghệ sĩ, cũng phải “luyến láy” như thế thì khán giả mới cười được và người ta cũng mới xem được chứ”.

Thanh Hà/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phim có Tuấn Tú - Duy Hưng vừa lên sóng, khán giả khen chê thế nào?

Phim có Tuấn Tú - Duy Hưng vừa lên sóng, khán giả khen chê thế nào?

Giải trí - 28 phút trước

GĐXH - Ngoài đời hơn Duy Hưng 5 tuổi nhưng vẫn nhập vai em trai rất ổn trong "Người một nhà", Tuấn Tú nhận được nhiều lời khen tích cực của khán giả.

NSND Thu Hà gây bão

NSND Thu Hà gây bão

Giải trí - 41 phút trước

Phân đoạn bà Lan dạy dỗ An Nhiên với lời thoại đã tai cùng diễn xuất ấn tượng của NSND Thu Hà nhận lời khen của khán giả.

2 nam nghệ sĩ cưới vợ xinh đẹp, kém gần 30 tuổi, U60 chưa có con chung vẫn hạnh phúc, mặn nồng

2 nam nghệ sĩ cưới vợ xinh đẹp, kém gần 30 tuổi, U60 chưa có con chung vẫn hạnh phúc, mặn nồng

Giải trí - 2 giờ trước

Từng lận đận về tình duyên, nhưng hiện tại Tiết Cương và Lưu Huỳnh đều có cuộc sống hạnh phúc bên vợ trẻ.

Hình ảnh Phước Sang sau đột quỵ, đang điều trị trong bệnh viện khiến khán giả xót xa

Hình ảnh Phước Sang sau đột quỵ, đang điều trị trong bệnh viện khiến khán giả xót xa

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Phước Sang bị đột quỵ là thông tin xôn xao mạng xã hội ngày hôm qua. Hình ảnh mới nhất của anh tại bệnh viện khiến nhiều người xót xa.

Thương Tín lộ diện sau ồn ào tố người giúp đỡ ăn chặn tiền: Sống tại khách sạn, phủ nhận dựng chuyện

Thương Tín lộ diện sau ồn ào tố người giúp đỡ ăn chặn tiền: Sống tại khách sạn, phủ nhận dựng chuyện

Giải trí - 4 giờ trước

Thương Tín cũng cho biết, tới đây sẽ về quê sống để không chịu cảnh "nay đây mai đó".

Á hậu chuyển giới có gương mặt "vạn người mê": Từ bỏ hào quang về quê bán bún cá, vất vả mà yên vui

Á hậu chuyển giới có gương mặt "vạn người mê": Từ bỏ hào quang về quê bán bún cá, vất vả mà yên vui

Giải trí - 6 giờ trước

"Ở Sài Gòn lúc nào cũng thơm tho, mịn màng còn bây giờ, lúc nào cũng quanh quẩn trong bếp với rau, cá, nồi nước lèo, lúc nào người cũng đầy mùi cá, than củi, hành ngò. Bán bún cá tuy có vất vả nhưng tôi thấy rất thoải mái", á hậu Tường Vi nói.

HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

HLV Park Hang-seo dặn dò Quang Hải trong ngày cưới Chu Thanh Huyền, ông Troussier vắng mặt sau lùm xùm "ngó lơ" Hải "con"

Giải trí - 16 giờ trước

Mối quan hệ giữa HLV Troussier và Quang Hải gây chú ý sau khi ông Troussier nhất quyết không cho Quang Hải vào sân trận thua Indonesia.

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Vợ Quang Hải mặc váy 150 triệu đồng trong đám cưới ở quê nhà

Giải trí - 18 giờ trước

Chu Thanh Huyền diện thiết kế được làm từ loại ren nhập đắt đỏ cùng chiếc voan dài 2m khi sánh bước bên chú rể Quang Hải.

NSND Đức Long: 'Đến lúc không kham nổi mình, tôi sẽ vào viện dưỡng lão'

NSND Đức Long: 'Đến lúc không kham nổi mình, tôi sẽ vào viện dưỡng lão'

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - "Đến giờ tôi cũng không tính tới chuyện lập gia đình nữa. Tôi cho rằng nên nghĩ thoáng một chút, đừng quan niệm phải có gia đình mới là hạnh phúc. Còn nếu sau này không thể tự chăm sóc bản thân, tôi sẽ chọn nhà dưỡng lão", NSND Đức Long chia sẻ.

Tuổi U60 của 'mỹ nhân ảnh lịch' thập niên 90: Sống bình yên bên chồng doanh nhân kín tiếng

Tuổi U60 của 'mỹ nhân ảnh lịch' thập niên 90: Sống bình yên bên chồng doanh nhân kín tiếng

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Hiền Mai được mệnh danh là "mỹ nhân ảnh lịch" nổi tiếng trong làng giải trí những năm 90. Hiện tại, khi đã qua thời kỳ đỉnh cao, cuộc sống của chị thay đổi như thế nào?

Top