Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bùi Cường và những "nợ nần" với Chí Phèo: Bây giờ lại thích đóng... Bá Kiến

Thứ bảy, 09:28 05/07/2008 | Giải trí

Giadinh.net - Sau nhiều năm có vẻ như không thể "vượt qua" Chí Phèo, NSƯT Bùi Cường lại "xoay" ra làm nghề đạo diễn.

> Bùi Cường và những món nợ với... Chí Phèo

Và ở lĩnh vực này ông tỏ ra khá “mát tay”... với nhiều bộ phim truyền hình như: “5 ngày trong đời vị tướng”, “Vị tướng tình báo và hai bà vợ”, “Trò chơi sinh tử” (20 tập) và tới đây là “Luật giang hồ” (50 tập) đang chờ ngày lên sóng...

Ông bảo, diễn viên là làm những điều đạo diễn yêu cầu, vì thế, ông học đạo diễn để được làm những điều mình muốn. Nhưng khi đã có “cây gậy” trong tay rồi mới biết, có vô số điều mình muốn, mình có thể nhưng lại không làm được.

Tự bỏ tiền túi để làm phim

Từ sau vai diễn Chí Phèo, anh còn tham gia rất nhiều vai diễn nổi tiếng khác như: Kẻ giết người, Một thời hiện tại, Không có đường chân trời và Biệt động Sài Gòn... Vậy lý do nào khiến anh chuyển hướng sang nghề đạo diễn?

- Đó là vào đầu những năm 90, lúc đó điện ảnh Việt Nam chuyển sang cơ chế thị trường, nhà nước bắt đầu buông dần cơ chế bao cấp đối với điện ảnh. Khó khăn vô cùng, nhiều người còn không có công ăn việc làm nữa. Không thể ngồi đợi, tôi tự bỏ tiền ra để làm phim. Lúc đó tôi chưa học đạo diễn một ngày nào cả, ngoài kinh nghiệm làm nghề và học hỏi được từ các đạo diễn tên tuổi.

Phim đầu tiên là “Người hùng râu quặp”. Khi phim được chiếu, một người bạn của tôi nói: “Ông nên chuyển hướng sang làm phim hài. Vợ tôi xem “Tu hú gọi bầy” xúc động quá cứ khóc sướt mướt dù mới đẻ xong. Phim là để giải trí chứ cứ khóc suốt thì chỉ lấy lòng được phụ nữ đa cảm thôi”. Tôi mới nghĩ phải làm cái gì để vui vẻ hơn cho khán giả trong Nam ngoài Bắc cùng thưởng thức được. “Con bạc cháu vàng”, “Kẻ cướp cô dâu” liên tiếp được ra đời.

Kết quả là thu được vốn và cũng có lãi một chút. Nếu biết phát hành thì có lẽ còn phát tài hơn nữa. Sau “Người hùng râu quặp”, Minh Vượng gặp tôi bảo: “Em phải cám ơn anh vì nhờ phim đó của anh mà đến giờ đi ăn sáng, đi chợ không phải mất tiền nữa”.

Tự bỏ tiền túi ra làm phim trong thời buổi khó khăn đó, anh không sợ sao?

- Run chứ. Một bộ phim làm hết khoảng 100-160 triệu, là một số tiền rất lớn lúc đó. Những người có tiền khi đó toàn đầu tư vào nhà đất. Nếu tôi cũng mua thì có lẽ giờ phải có mấy căn nhà rồi. Vì thế, việc làm của tôi bị nhiều người cho là “dở hơi”, không thức thời.

Hoá ra bao năm làm diễn viên của anh cũng “có của ăn của để” nhỉ?

- Không đâu. Tiền cát xê khi đó chỉ lo được mỗi cái thân của tôi thôi. Tôi còn nhớ, thù lao cho vai diễn Chí Phèo chỉ lo được tiền tem phiếu suất ăn của tôi trong ngày. Tiền làm phim là do vợ tôi gom góp và đi vay mà có. Lúc mang hết vốn liếng trong nhà ra cho tôi, cô ấy bảo: “Nếu thua lỗ là phải bán nhà ra để trả nợ đấy”, nên làm phim không chỉ vì sự ham mê nghệ thuật của tôi mà còn là để giữ nhà nữa. Ngoài ra tôi còn được “lãi” về nghề nữa.

Đạo diễn cũng là người làm thuê”

Dạo này các đạo diễn miền Bắc thường “Nam tiến” để “đổi gió” vì họ không chịu được cách làm phim bao cấp ở miền Bắc. Đó cũng là trường hợp của anh?

- Năm 1996 tôi là người ngoài Bắc đầu tiên vào cộng tác với Hãng phim Giải phóng để làm phim nhựa “Người đàn bà không con”. Bộ phim này sau đó được giải “Phim truyện nhựa đầu tay xuất sắc” của Hội Điện ảnh. “Mảnh sân chung” cũng là phim quay ở Hà Nội nhưng chiếu ở TP HCM.

Khi đang làm “Trò chơi sinh tử” cũng làm cho Hãng TFS (Đài truyền hình TP HCM) thì tôi nhận được lời mời làm phim “Luật giang hồ” (50 tập). Phim vừa quay xong còn chưa kịp làm hậu kỳ thì đã có đơn vị mời làm phim “Những mảnh vỡ phù hoa” (35 tập). Đạo diễn cũng là người đi “làm thuê” thôi. Ai mời thì mình làm. Mỗi nơi có một đặc thù nhưng tôi thích làm phim ở đó bởi mọi thứ được đặt lên bàn cân rất rõ ràng, không bị áp lực bởi cơ chế “xin -  cho”.

“Có duyên” với khán giả phía Nam thì có đồng nghĩa với việc “vô duyên” với khán giả miền Bắc?

- Không đâu, khán giả bây giờ rất sòng phẳng. Nhà sản xuất bỏ vốn ra để sản xuất phim, có khi còn mang kịch bản đi chào hàng trước rồi mới quay. Khi phim phát sóng thì sẽ thu bằng nguồn thu quảng cáo. Phim có sức hút hay không cũng được đo bằng thước đo ấy nên rất dễ nhận biết.

Ở miền Bắc thì “quà tặng” cho nhau thường là những lời khen trong giới nhưng ở phía Nam thì lời khen ấy chẳng để làm gì nếu không mang lại lợi nhuận cho họ. Thế nên mới có chuyện “phim tìm đạo diễn” chứ đạo diễn ít phải tìm phim vì nếu có khả năng thì nhà sản xuất sẽ tìm đến thôi chứ không như trước đây là Hãng giới thiệu ai cũng được nên mới có chuyện “xin -  cho”. Chứ không giống như miền Bắc, làm phim theo kiểu bao cấp hoàn toàn, cứ bật ti vi lên là thể nào cũng có người xem. Vì Nhà nước bỏ tiền nên việc ai làm cũng thế thôi, “chia đều” cho các đạo diễn của Hãng.

Anh đã bao giờ từ chối nếu thấy phim đó không phù hợp chưa?

- Giờ thì bắt đầu từ chối rồi, vì quá mệt hoặc đề tài không hấp dẫn được mình nữa. Cái quan trọng vẫn là chất lượng của kịch bản, có nhiều cái dở quá nhưng họ cứ nhờ thì mình cũng không thể giúp được.

Không dám hết mình” như Chí Phèo đâu!

Điểm tích cực ở Chí Phèo mà người ta vẫn hay nhắc đến đó là đằng sau sự tha hoá là một trái tim biết khao khát sống và yêu mãnh liệt. Vậy Chí Phèo ngoài đời thì sao, anh có dám yêu như thế không?

- (Cười sảng khoái). Cũng khó nói lắm. Điều quan trọng là tôi vẫn được coi là người chỉn chu, vợ con là số 1. Tôi đi nhiều, biết nhiều nên luôn cố gắng để bù đắp lại cho vợ con.

Mọi người thường nói có chồng làm nghệ thuật thì như có của quý để nơi công cộng?

- Vợ tôi còn nói nặng lời hơn thế, rằng: “Ông chẳng khác gì bộ đội thời chiến, đi biền biệt quanh năm. Thi thoảng lại ào về như một cơn lốc rồi biến”.

Có một áp lực “bất thành văn” cho các đạo diễn ngày nay đó là khó tránh khỏi lực hút của các diễn viên trẻ. Với anh chắc cũng không ngoại lệ?

- Chưa bao giờ tôi yêu một cô diễn viên của đoàn phim cả, vì như thế là rất ảnh hưởng đến công việc. Nếu mình có cảm tình với diễn viên thì mình phải có sự ưu ái riêng với họ, điều đó có nghĩa là bộ phim đã không được hoàn thành một cách tốt nhất, trong khi nghề này cần sự nghiêm khắc rất cao.

Nhưng cũng có nhiều chuyện tình giữa đạo diễn và diễn viên đã làm nên một chất xúc tác cho thành công của bộ phim, chẳng hạn như Trương Nghệ Mưu và Củng Lợi chẳng hạn?

- Đấy là tầm vĩ nhân rồi, chứ tầm tôi thì nên tránh ra cho lành. Nhưng bạn thấy đấy, cuối cùng thì chuyện đó cũng kết thúc không có hậu. Trong chuyện tình cảm tôi là người kín kẽ. Đạo diễn trẻ mới đắt giá thế chứ tôi thì già rồi, không có ai “tấn công” tôi đâu.

Nếu được làm lại phim Chí Phèo, tôi vẫn để cho anh ta chết

Có kinh nghiệm và “vũ khí” trong tay rồi, anh có định làm lại phim về Chí Phèo không?

- Tôi vẫn chưa hình dung được, nhưng nếu được làm lại, tôi vẫn để cho anh ta chết.

Điện ảnh là cuộc chơi của “nhà giàu”. Chẳng thế mà Anh, Mỹ, Pháp, Trung Quốc... từ bao nhiêu năm nay đều giữ ngôi thống soái của điện ảnh. Nước mình còn nghèo nên nhiều khi cũng muốn làm điều này điều kia nhưng không kham nổi.

Muốn có bộ phim tốt, làm nghiêm túc thì phải có tiền tỷ. Ai chấp nhận bỏ tiền cho mình làm? Rồi còn nhiều thứ nữa chứ, nhiều tiền chưa hẳn đã làm được phim tốt. Điện ảnh không thể đơn phương sáng tạo như các nhà văn, nhà thơ chỉ cần cây bút với tờ giấy là làm được mà đó là ngành nghệ thuật tổng hợp, cần có sự tham gia của nhiều người, nhiều bộ môn khác nhau.

Nếu anh được giao đảm nhận lại vai diễn Chí Phèo một lần nữa thì anh nghĩ sao?

- (Cười lớn). Tôi già rồi. Cho tôi đóng Bá Kiến hay cụ Lý thì được.

Có câu “gừng càng già càng cay” mà!

- Nhưng nghề diễn khắc nghiệt lắm. Phải mang chính con người, ngoại hình của mình làm công cụ diễn xuất thì mới thành công được.

Nhiều lần muốn mà không làm được

Trong cuộc đời, anh từng gặp những điều mình muốn làm nhưng lại chưa thể làm?

- Nhiều chứ. Ngoài sự thua kém về kinh phí, phương tiện kỹ thuật, con người, tôi thấy sự khác nhau giữa ta và tây đó là: Người ta thì nghĩ “làm thế nào cho nó hay” còn mình thì nghĩ “làm thế nào để thực hiện được”. 

Vậy rào cản để các đạo diễn không thể làm điều mình muốn là gì?

- Tôi cho là không nên trách ai cả. Nền tảng, xuất phát điểm của mình thế, cứ đổ tại bao cấp, tại thương trường đều không bao quát. Một con đường lầy lội mãi thì phải cải tạo, phải đổ đá, rải nhựa rồi mới lên cao tốc... Tức là nó phải có quá trình. Tất nhiên, khi ta nhận biết điều đó thì sẽ nhận thức đúng hơn, có ý thức nhanh chóng cải tạo con đường đó thì không bị tụt hậu nhiều so với các nước.

Nếu cơ chế rộng mở hơn thì điện ảnh Việt Nam sẽ ở tầm nào so với các nước khu vực.

- Nghệ thuật khó đoán lắm. Nghệ thuật điện ảnh có gắn với nền tảng kinh tế chính trị xã hội. Thời trước, đất nước khó khăn là thế mà vẫn có nhiều thiên tài mà bây giờ hoặc rất nhiều năm sau đó nữa chắc gì đã có những cây bút cỡ như Nam Cao?

Trung Quốc cũng thế, đến tận thế hệ thứ 5 mới có được những siêu phẩm. Trương Nghệ Mưu, Trần Khải Ca... cũng nằm trong ảnh hưởng của cách mạng văn hóa, từng trải qua những biến cố lớn của đất nước, được dồn nén lại thì mới “bật” ra được. Nhưng chuyện đó ai dám chắc nó sẽ tiếp tục được phát huy? Điện ảnh Nga đấy, “người khổng lồ” một thời nhưng giờ thì có ai nhắc đến nữa đâu. Lịch sử, hoàn cảnh đất nước sản sinh ra những điều đặc biệt. Biết đâu khi đất nước chuyển mình, Việt Nam cũng sẽ tạo ra được những điều đặc biệt như thế.

Cảm ơn nghệ sĩ về cuộc trò chuyện!

Thanh Hà (thực hiện)

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sao nam Vbiz hủy hôn phút chót, dự định cưới bạn gái mới lại nghi vấn đã chia tay

Sao nam Vbiz hủy hôn phút chót, dự định cưới bạn gái mới lại nghi vấn đã chia tay

Giải trí - 2 giờ trước

Từng quyết định hủy với một hôn nữ diễn viên trước ngày cưới, sao nam này lại vừa bị nghi đã "đường ai nấy đi" với bạn gái.

NSND Thu Hà trong 'Trạm cứu hộ trái tim' – Gừng càng già càng cay

NSND Thu Hà trong 'Trạm cứu hộ trái tim' – Gừng càng già càng cay

Giải trí - 14 giờ trước

GĐXH - Nếu như vai nam chính, nữ chính đang nhận được nhiều phản ứng đa chiều thì vai bà Hạ Lan của NSND Thu Hà được khen chuẩn khí chất của người phụ nữ quyền lực.

Cuộc sống của Trần Bảo Sơn hiện ra sao sau 10 năm ly hôn Trương Ngọc Ánh?

Cuộc sống của Trần Bảo Sơn hiện ra sao sau 10 năm ly hôn Trương Ngọc Ánh?

Giải trí - 15 giờ trước

GĐXH - Trần Bảo Sơn hiện sống độc thân sau những cuộc tình đi qua trong đời còn vợ cũ Trương Ngọc Ánh đang vướng tin đồn chia tay tình trẻ.

Hoa hậu Vbiz vướng tin đồn bí mật sinh con cho đại gia: Từng lộ ảnh nghi đi khám thai, đồng nghiệp hé lộ thông tin bất ngờ

Hoa hậu Vbiz vướng tin đồn bí mật sinh con cho đại gia: Từng lộ ảnh nghi đi khám thai, đồng nghiệp hé lộ thông tin bất ngờ

Giải trí - 15 giờ trước

Có giai đoạn, hoa hậu này phải liên tục lên tiếng vì xuất hiện nhiều thông tin cho rằng cô đã sinh con đầu lòng.

Hà Nội khai mạc hội sách trước ngày giỗ Tổ Hùng Vương, trẻ em hào hứng 'Ươm mầm tri thức, kiến tạo tương lai'

Hà Nội khai mạc hội sách trước ngày giỗ Tổ Hùng Vương, trẻ em hào hứng 'Ươm mầm tri thức, kiến tạo tương lai'

Xem - nghe - đọc - 16 giờ trước

GĐXH - Ngày 17/4, chuỗi sự kiện hội sách với chủ đề "Ươm mầm tri thức – Kiến tạo tương lai" chính thức được khai mạc.

Thanh Sơn nói gì khi bị 'soi mói' đời tư?

Thanh Sơn nói gì khi bị 'soi mói' đời tư?

Giải trí - 17 giờ trước

GĐXH - "Đôi khi hơi khó chịu một chút vì bị soi mói quá nhiều. Đây là giai đoạn quan trọng tôi phát triển nghề vì thế tôi rất muốn mọi người tập trung mọi mối quan tâm vào công việc, vào những vai diễn của tôi", Thanh Sơn chia sẻ.

Tình hình mới nhất của Thương Tín: Còn 50 nghìn trong túi, đi lang thang tìm người thân

Tình hình mới nhất của Thương Tín: Còn 50 nghìn trong túi, đi lang thang tìm người thân

Giải trí - 18 giờ trước

GĐXH - Thương Tín mới đây đã gọi cho nhạc sĩ Tô Hiếu nhưng sau cuộc điện thoại, nam nghệ sĩ lại đi mất và không rõ hiện đang ở đâu.

Diễn viên vai tiểu thư nhà giàu gây ức chế nhất phim 'Trạm cứu hộ trái tim' ngoài đời là ai?

Diễn viên vai tiểu thư nhà giàu gây ức chế nhất phim 'Trạm cứu hộ trái tim' ngoài đời là ai?

Giải trí - 20 giờ trước

GĐXH - Vào vai cô tiểu thư Ngân Hà lúc trẻ, Linh Chi đang là diễn viên gây ức chế nhất phim Trạm cứu hộ trái tim.

Con trai NSND Hồng Vân tài giỏi như thế nào mà 27 tuổi đã Phó giám đốc Sân khấu kịch?

Con trai NSND Hồng Vân tài giỏi như thế nào mà 27 tuổi đã Phó giám đốc Sân khấu kịch?

Giải trí - 22 giờ trước

GĐXH - Con trai NSND Hồng Vân, đạo diễn Khôi Nguyên ở tuổi 27 đã trở thành Phó giám đốc sân khấu kịch của mẹ. Trước khi trở về nước phát triển sự nghiệp, Khôi Nguyên học ở Mỹ và có thành tích ra sao?

Nam thần số một 'Làn sóng xanh' thập niên 90-2000: Cát-sê gần chục cây vàng, tuổi U50 ly hôn vợ doanh nhân

Nam thần số một 'Làn sóng xanh' thập niên 90-2000: Cát-sê gần chục cây vàng, tuổi U50 ly hôn vợ doanh nhân

Giải trí - 22 giờ trước

GĐXH - Đan Trường chính là nam thần số một trong giải "Làn sóng xanh" những năm cuối thập niên 90 đầu 2000. Hiện tại, cuộc sống của anh có biến đổi như thế nào?

Top