Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tuổi thơ mong manh vì bệnh "xương thủy tinh" ác nghiệt

Chủ nhật, 09:45 21/12/2008 | Gia đình

Năm nay 3 tuổi nhưng em Nguyễn Khánh Dương (xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) chưa bao giờ được đặt chân vào một lớp mẫu giáo nào, cũng như chưa từng được tham gia một trò chơi nào với những bạn cùng trang lứa. Dương là một trong rất nhiều trẻ em đang bị bệnh "xương thuỷ tinh" ác nghiệt hành hạ...

Tuổi thơ không nguyên vẹn…

Năm nay 3 tuổi, bé Nguyễn Khánh Dương (xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất, Hà Nội) chưa bao giờ được đặt chân vào một lớp mẫu giáo nào, cũng như chưa từng được tham gia một trò chơi nào với những bạn cùng trang lứa. 
 
Mặt bé Dương lúc nào cũng buồn thiu vì không được chơi với bạn. (Ảnh: VNN)
 
Sau khi sinh được 1 tháng, trong một lần trượt chân ngã, dù cú ngã khá nhẹ, Dương bị gãy chân. Kể từ đó đến nay, em đã bị gãy chân 8 lần. Cậu bé trắng trẻo, mập mạp và nhanh nhẹn này không được phép bước chân ra khỏi nhà mà không có người đi cùng.
 
Bà ngoại của Dương kể rằng,em rất thích kết bạn, rất thích có bạn chơi cùng. Mọi người trong nhà thương cậu bé cô độc, mua cho em rất nhiều loại đồ chơi, súng ống, người máy, xe tăng,… Nhưng em chỉ cười thoả thích và vui vẻ khi có bạn đến chơi cùng. Bà của Dương thường phải “nịnh” những đứa trẻ hàng xóm để chúng sang chơi cùng Dương.
 

"Xương thủy tinh" là một thể bệnh do di truyền, những đứa trẻ “xương thuỷ tinh” đều mang bệnh từ khi còn trong bụng mẹ. Nhiều em bị gãy xương ngay cả khi chưa chào đời, nhiều em chết sau khi sinh một thời gian ngắn. Những em may mắn sống sót thì phải làm quen với việc xương thường xuyên bị gãy vụn. Sự đột biến di truyền trong cấu trúc của xương khiến hệ xương không được hình thành toàn vẹn và không thể chịu lực được như bình thường.

Gia đình Dương không có ý định cho em đi học, vì “sợ nó bị gãy xương lắm”. Bố của Dương bị bệnh “xương thuỷ tinh” từ năm 18 tuổi, phải bỏ nghề mộc, chỉ ngồi ở nhà bán hàng lặt vặt.
 
May mắn hơn, em Trần Thị Diễm Lệ (6 tuổi, ở xã An Sinh, thôn Đìa Sen, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh) được đi học mẫu giáo. Lệ bị gãy xương đùi khi mới8 tháng tuổi, đến nay em đã có “thâm niên” 7 lần gãy xương (trung bình năm nào em cũng phải đến bệnh viện bó bột 1 lần). 

Em đi học với một chỗ ngồi xếp riêng được bảo vệ bằng những lời... dặn dò đe nẹt của cô giáo với các bạn khác. Bạn bè cùng lớp không hiểu Lệ bị bệnh gì, nghe người lớn nói “xương thuỷ tinh” lại càng không hiểu. Chúng chỉ biết... tốt nhất không nên động chạm vào cô bé. Lớp mẫu giáo vui vẻ là vậy mà Lệ hầu như bị tách biệt hẳn. 

Ngoài những trò chơi do cô giáo bày ra, em không thể chơi bịt mắt bắt dê, trốn tìm, ô ăn quan hay chồng nụ chồng hoa cùng các bạn. Em chỉ được phép chơi trong lớp và chơi với đồ chơi. 

Khi gặp chúng tôi, Lệ không e dè sợ hãi như một số đứa trẻ khác khi gặp người lạ, em quấn lấy chúng tôi đòi chơi cùng…

Những đứa trẻ “thuỷ tinh” hầu hết đều được gia đình bao bọc và chăm sóc rất kỹ càng. Nhưng tình yêu thương và sự đùm bọc của người thân cũng không thể nào bù đắp nổi những thiếu hụt do sự hạn chế đến tối đa những tiếp xúc. Và có gặp những đứa trẻ “thuỷ tinh”, mới thấm thía các bé cô độc biết bao.

Có em bé 12 tuổi ở Hải Phòng, bị gãy xương chân 7 lần, xương tay 6 lần mà chỉ toàn do những va đập nhẹ. Bố mẹ giữ rịt em trong nhà, không cho ra ngoài một bước, lại càng không dám cho đi học. Cả ngày bố mẹ đi làm, em ở nhà cùng bà ngoại, quanh quẩn với đồ chơi, xem ti vi, nghe bà kể chuyện hoặc ngồi thơ thẩn một mình. 

Nhiều lần, người mẹ về thấy con ngồi sau cửa sổ, mắt dán vào đám trẻ con hàng xóm đang chơi trò đám cưới ngoài sân đầy thèm muốn. Chị thương quá mới bàn với cả nhà cho em đi học mẫu giáo. Trước ngày em đi học, người mẹ đến gặp cô giáo và nói chuyện suốt buổi chiều…
 
Ngày đầu tiên được đến một lớp học, được gặp những người bạn cùng tuổi, em bé mừng rỡ nói cười không ngớt khiến chị dù lòng đầy lo lắng cũng thấy vui. Nhưng niềm vui ấy kéo dài chẳng bao lâu, chỉ sau 1 tuần đi học, em bé đã đòi ở nhà, mẹ bảo đưa đến lớp cũng không nghe.
Hỏi ra, người mẹ mới biết, đứa con bé bỏng của chị suốt một tuần ở lớp chỉ ngồi yên một chỗ, không có đứa trẻ nào cho em chơi cùng, thậm chí có bạnác miệng còn nói: “Bọn tao không chơi với người như mày, mày gãy xương ra đây thì làm sao”. 

Xót con, chị không cho em đi học nữa. Nhưng cũng từ đó, em bé ngày càng trầm lặng hơn và có dấu hiệu của bệnh tự kỷ. Suốt ngày em chỉ mải mê với bộ đồ chơi xếp hình, không muốn ai động vào, cũng không muốn ai chơi cùng.
 
Bé Lệ sắp gẫy hết răng vì hễ ăn vật gì cứng vào là răng lại sứt đi một ít.

Những đứa trẻ “thuỷ tinh” này dù cơ thể rất yếu ớt, tay chân có thể bị gãy đến biến dạng không thể đi lại, cầm nắm được, nhưng trí óc phát triển rất bình thường. Một số em còn tỏ ra khá thông minh và nhanh nhạy. 

Như em Nguyễn Khánh Dương có trí nhớ tốt, thường hát và nói theo ti vi, gặp điều gì khó hiểu em thường hỏi mẹ cặn kẽ rồi mới thôi. Đó là một điều may mắn, bởi chúng có thể làm chủ được cuộc sống của mình. 

Nhưng sự thông minh ấy cũng kéo theo sự tự ý thức về mình rõ rệt, khiến cho nỗi đau mà chúng phải chịu đựng trở nên nặng nề và ám ảnh hơn!

Và những mong ước nhỏ nhoi!

Trong những trường hợp bị bệnh “xương thuỷ tinh” mà chúng tôi đã gặp, nhiều gia đình khi biết có nhà báo đến tìm hiểu viết bài đã chối đây đẩy: “Nhà tôi làm gì có ai bị cái bệnh quái dị như thế, cháu nó chỉ bị ngã rồi gãy chân thôi”.

Nhiều người đồng ý cho chúng tôi vào nhà, nói chuyện và tìm hiểu, nhưng dặn đi dặn lại đầy xót xa: “Nhà báo hỏi thì tôi nói, chứ đừng đưa tên tuổi chúng tôi lên báo, đừng chụp ảnh. Ở cái huyện này, người ta xem nhà tôi như là nhà có người bị bệnh điên, bệnh hủi vậy”. 
 
Chính vì quan niệm cho đây là "bệnh quái dị", là cái “nghiệp ác” của trời đất giáng vào gia đình mình, nên cónhững gia đình không đưa con, cháu đi chữa bệnh.

Là một bệnh do di truyền, cho đến nay bệnh “xương thủy tinh” vẫn được xem là một bệnh mãn tính chưa có thuốc trị đặc hiệu triệt để. Loại thuốc thường được dùng để điều trị căn bệnh này là Bisphosphnate pamidronate. Điều đáng nói là giá thành của thuốc quá đắt trong khi bệnh nhân buộc phải truyền thuốc thường xuyên và lâu dài.

Nhiều nơi ngay sát thủ đô, quan niệm sai lầm ấy vẫn còn ngự trị. Ở một huyện giáp Hà Nội (thuộc tỉnh Hà Tây cũ), có gia đình đã giấu biệt đứa con mắc bệnh “hơi tý là gãy xương” ở trong nhà. Cho rằng, đây là bệnh do “trời phạt” nên không ai có ý định đưa cậu bé đi chữa bệnh. 

Mỗi lần bị gãy chân hay gãy tay, cậu được đưa đi bó bột rồi lại được đưa về. Người trong làng chẳng mấy khi nhìn thấy cậu bé. Hình ảnh gần đây nhất của cậu bé mà người làng nhìn thấy là một thằng bé chống nạng, khuôn mặt đờ dại đi lại trong vườn… 

Bà của em Nguyễn Khánh Dương cũng nói: “Nếu bố cháu mà không bị bệnh này thì chúng tôi cũng không biết cháu bị bệnh gì và tại sao. Cả xã, cả huyện này chỉ có một mình cháu nó bị thôi. Cho nên, có nhiều người họ không hiểu, họ nói nhiều câu khó nghe lắm”.
Chị Bùi Thị Thu Huyền, mẹ của bé Phan Bảo Anh (Giao Thuỷ, Nam Định) kể: “Khi bé được 20 ngày tuổi, tự nhiên bé quấy khóc rất nhiều, 2 đùi và cánh tay bị thâm tím và sưng u lên. Đưa bé đến bệnh viện huyện, các bác sỹ bảo bị viêm cơ. Đến khi chụp chiếu thấy bé bị gãy xương, các bác sỹ cũng không hiểu đây là bệnh gì. Chúng tôi đành bó bột rồi chuyển bé lên Bệnh viện Nhi Trung ương. Tại đây, bác sỹ mới chẩn đoán ra bệnh”.
 
Bé Phan Bảo Anh mới chào đời được hơn 70 ngày thì đã có đến 40 ngày nằm trong bệnh viện với tay chân bị bó bột. Vì chưa từng nghe nói đến bệnh “xương thuỷ tinh”, trong làng, trong xã cũng không ai bị bệnh, nên những ngày đầu bé Bảo Anh nằm viện, mọi người trong gia đình đều khóc ròng vì thương con, thương cháu.
 
Gặp chúng tôi, bà của bé vẫn còn sụt sùi: “Lúc nghe các bác sỹ nói xương của cháu bị giòn dễ gãy, cả đời cũng không chữa được, tôi thấy trời đất mịt mù hẳn, thương cháu quá đêm nào cũng khóc. Mãi đến khi vào Bệnh viện Nhi TW, nhìn thấy các cháu khác cũng bị bệnh này, cháu thì 3 tuổi, cháu thì 7 tuổi, mà cháu nào cũng sống được, lại lớn khoẻ, tôi mới phần nào yên tâm và hi vọng”.
 
Bé Phan Bảo Anh mới hơn hai tháng tuổi với mớ dây chuyền chằng chịt trên đầu.
 
Trường hợp bé Bảo Anh, cứ 2 tháng phải truyền thuốc 1 lần, mỗi lần truyền phải mua 2 lọ với giá 3,7 triệu. Thuốc chỉ bảo quản được trong 24h mà bé chỉ truyền hết một ít thuốc, do đó phần thuốc thừa còn lại rất lãng phí. 

Chị Huyền, mẹ của bé Bảo Anh nói: “Kể mà liên lạc được với những bé bị bệnh khác thì tốt. Các gia đình chung tiền vào cùng mua thuốc thì đỡ biết bao nhiêu”. 

Anh Trần Đức Dũng, bố của em Trần Thị Diễm Lệ cũng nói: “Bác sỹ nói con bé Lệ nhà tôi phải truyền 4 tháng 1 lần. Nhưng gia đình tôi nghèo khó quá, nên 1 năm mới cho nó đi truyền được 1 lần thôi”. Vợ chồng anh Dũng, người bị viêm Gan B, người bị khớp, thu nhập từ làm ruộng và làm thuê cao lắm cũng chỉ 40.000đ – 50.000đ / ngày.
 
Thấy các bác sỹ bảo con bị bệnh xương dễ gãy, không có tiền mua sữa này sữa nọ, anh hàng ngày đi bắt cóc, cá về cho con ăn. Vừa rồi, ngôi nhà cũ quá bị đổ, anh dựng lều ở tạm, dồn hết tiền đưa bé Lệ đi truyền thuốc. Giá thành thuốc đắt đỏ, thuốc lại không có trong danh mục thuốc của Bộ Y tế nên bệnh nhân phải mua theo giá của biệt dược.

Hơn nữa, đây lại là bệnh di truyền nên người bệnh không được chữa bằng thẻ Bảo hiểm y tế. Tất cả những điều đó khiến cho chi phí chữa bệnh thực sự là gánh nặng chất chồng lên những gia đình có người mắc bệnh “xương thuỷ tinh” này.

Mong ước của bà bé Bảo Anh, của bố mẹ cháu Lệ và cũng là mong ước của những gia đình có con mắc bệnh “xương thuỷ tinh” mà chúng tôi đã gặp thật bình dị: "Giá có một hiệp hội hay câu lạc bộ những người mắc bệnh “xương thuỷ tinh” thì tốt quá”. Có hiệp hội, những kiến thức về bệnh, về cách chữa, cách chăm sóc và tự chăm sóc sẽ trở nên phổ biến hơn, không chỉ trong phạm vi những người mang bệnh mà trong đông đảo cộng đồng. 

Và quan trọng nhất, những đứa trẻ “thủy tinh” và gia đình sẽ không còn đơn độc nữa trong "cuộc chiến" cam go này.
 
Theo Huyền Thương
VietnamNet
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khoa học chứng minh, hôn nhân càng hạnh phúc ngoại hình của vợ và chồng càng giống nhau

Khoa học chứng minh, hôn nhân càng hạnh phúc ngoại hình của vợ và chồng càng giống nhau

Chuyện vợ chồng - 5 giờ trước

Nghiên cứu đã chỉ ra hôn nhân càng hạnh phúc thì vợ và chồng càng giống nhau.

Vợ tôi đòi trả công 15 triệu đồng/tháng để chăm sóc mẹ chồng liệt giường

Vợ tôi đòi trả công 15 triệu đồng/tháng để chăm sóc mẹ chồng liệt giường

Chuyện vợ chồng - 6 giờ trước

GĐXH - Mẹ tôi khóc vì nghĩ con dâu trưởng đã không ra gì, con dâu thứ cũng đối xử với bố mẹ chồng tệ bạc nốt. Tuy nhiên, ông bà vẫn đồng ý với đề nghị của vợ tôi.

Thái độ của mẹ chồng khi thấy con dâu rửa tôm bằng máy giặt

Thái độ của mẹ chồng khi thấy con dâu rửa tôm bằng máy giặt

Gia đình - 8 giờ trước

GĐXH - Con dâu nói từng xem người ta rửa tôm hùm bằng máy giặt trên TV. Nói xong, người con dâu đổ cả 5 kg tôm vào máy giặt, rắc thêm ít muối, rượu rồi bật chế độ giặt trong 30 phút.

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Chuyện vợ chồng - 10 giờ trước

Người phụ nữ tốt bụng nên đã cho người bạn gái bị chồng bạo hành ở nhờ nhà mình. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng cho rằng đây là một quyết định sai lầm của cô.

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Nuôi dạy con - 15 giờ trước

GĐXH - Không chỉ hai bé đầu Richard và Chloe, ngay cả cậu con trai út Mason cũng được vợ chồng nữ diễn viên Tăng Thanh Hà rèn một thói quen tốt ngay từ bé.

Tôi càng ngày càng cảm mến người chị song sinh của vợ

Tôi càng ngày càng cảm mến người chị song sinh của vợ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Vợ tôi có một người chị gái sinh đôi. Nhiều năm qua, tôi thầm cảm mến và bị ám ảnh về chị vợ. Có rất nhiều hình dung nóng bỏng, suy nghĩ ngọt ngào kiểu "giá như" xuất hiện trong đầu tôi.

9 hành vi cha mẹ làm với mục đích tốt đẹp nhưng lại khiến trẻ chống đối và xa cách gia đình

9 hành vi cha mẹ làm với mục đích tốt đẹp nhưng lại khiến trẻ chống đối và xa cách gia đình

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Những hành động này cha mẹ tưởng tốt nhưng lại ngăn họ gần gũi con.

Nếu có kiếp sau, anh sẽ không lấy em làm vợ nữa

Nếu có kiếp sau, anh sẽ không lấy em làm vợ nữa

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Anh muốn đưa em đi Đà Lạt, nơi em ước ao đến một lần trong đời. Anh muốn nhìn con gái lớn lên. Anh muốn cùng em già đi theo năm tháng. Có nhiều điều anh muốn làm cùng em, vậy mà chẳng còn cơ hội nữa.

Anh trai vô sinh nhưng vẫn có con khiến cả nhà sững sờ

Anh trai vô sinh nhưng vẫn có con khiến cả nhà sững sờ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Anh tôi một mực bênh vợ, nói chị không hề phản bội chồng. Và anh thú nhận người có lỗi duy nhất ở đây chính là anh khiến ai cũng sốc.

Top