Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trường mầm non vẫn từ chối trẻ 3 tháng tuổi

Thứ ba, 15:20 06/05/2008 | Gia đình

Lãnh đạo của hầu hết các trường mầm non tại Hà Nội đều cho rằng họ không thể thực hiện được quy định mới đây của Bộ Giáo dục yêu cầu các trường phải nhận trẻ từ 3 tháng tuổi, vì sợ mất an toàn, chi phí cao...

Theo Điều lệ trường mầm non mà Bộ vừa ban hành, các trường có trách nhiệm nhận trẻ từ 3 tháng trở lên. Nhưng ttheo bà Minh Hải, hiệu trưởng Trường mầm non tư thục Minh Hải (quận Đống Đa), điều này là không thực hiện được đối với khả năng của các trường hiện nay, cả công lẫn tư.

Để có thể nhận giữ các cháu ở tuổi này, chắc chắn cơ sở vật chất phải được nâng cấp hơn rất nhiều, không thể giống như cho trẻ lớn: Mùa hè phải có điều hòa, mùa đông có máy sưởi, ngoài ra còn hệ thống giường cũi riêng, xe nôi, xe tập đi, bình sữa, bình giữ nhiệt... Và mỗi cô giáo chỉ có thể trông tối đa 3 cháu.

"Chi phí đầu tư cho một lớp như vậy sẽ rất cao, trong khi số trẻ gửi vào sẽ không nhiều, vì ít bà mẹ yên tâm gửi con quá sớm trừ phi không còn cách nào khác, mà điều này thường rơi vào những người thu nhập thấp", bà Hải nói. Trường Minh Hải chỉ nhận trẻ từ 2 tuổi, phí khoảng 700.000 đồng một tháng. Nếu mở lớp dành cho trẻ nhỏ, giá chắc chắn ngoài 1 triệu đồng, những người như Hồng sẽ không thể "chịu" nổi.

Bà Hải khẳng định là trường bà sẽ không mở lớp dành cho trẻ dưới 1 tuổi vì không đủ khả năng.

Ở khối công lập, bà Nguyễn Thị Tuyết Trinh, hiệu trưởng Trường mầm non Hoa Mai (Quốc Tử Giám), cũng cho rằng hiện nay trường không có điều kiện để mở thêm lớp cho trẻ ngoài 3 tháng tuổi. Ngoài việc thiếu diện tích, giáo viên (nhất là người biết chăm sóc trẻ nhỏ)..., còn một lý do quan trọng là để nuôi những em bé ở giai đoạn này, phải có nhân viên y tế ngay tại chỗ, điều chưa trở thành hiện thực ở hầu hết các trường mầm non hiện nay.

"Vài tháng tuổi, trẻ có rất nhiều nguy cơ về sức khỏe, khả năng tử vong rất cao nếu không được xử lý ngay lập tức. Điều kiện các trường hiện nay chưa thể đảm bảo an toàn cho các cháu", bà Trinh nói.

Sợ rắc rối do các sự cố về sức khỏe cũng là lý do quan trọng khiến các trường mầm non không muốn nhận trẻ nhỏ. Hiệu phó một trường ở quận Hoàng Mai tâm sự: "Gần đây nhiều trường hợp trẻ bị tai nạn ở trường mầm non, các cô giáo căng thẳng lắm". Theo bà, nếu có lớp cho trẻ 3 tháng chắc không ai muốn nhận. Chỉ riêng nhận các cháu tuổi mẫu giáo là đã đủ sĩ số, lại an toàn và đỡ vất vả hơn rất nhiều.

Bà cho rằng để có các lớp dành cho trẻ dưới 1 tuổi đảm bảo chất lượng, an toàn mà vẫn nằm trong khả năng chi trả của phụ huynh, Nhà nước cần bao cấp một phần chi phí quan trọng. Nếu không, việc nhà trẻ nhận các cháu từ 3 tháng sẽ rất khó thành hiện thực.

Bà Ngô Thị Hợp, Phó vụ trưởng vụ Giáo dục mầm non, cũng thừa nhận, nhìn chung các trường mầm non hiện nay chưa đủ khả năng về cơ sở vật chất và giáo viên để mở lớp cho trẻ 3 tháng tuổi. Bà cho biết, các quy định trong điều lệ trường mầm non là bắt buộc và có hiệu lực ngay sau khi ban hành. Tuy nhiên, với điều kiện thực tế hiện nay, thì việc áp dụng quy định này chỉ có thể tùy theo khả năng từng trường.

Bà Hợp cũng đồng tình với ý kiến cho rằng Nhà nước cần bao cấp một phần kinh phí trong việc mở lớp cho các cháu ngoài 3 tháng tuổi. Tuy nhiên hiện nay, số tiền mà ngành giáo dục rót cho lứa tuổi mầm non rất thấp bởi đây là cấp học không bắt buộc. Mặt khác, do tình trạng thiếu trường lớp nên ưu tiên lớn nhất vẫn là làm sao cho các cháu 5 tuổi được đi học mẫu giáo nhằm chuẩn bị vào lớp 1. Vụ Giáo dục mầm non sẽ tiếp tục đề xuất tăng đầu tư cho khối nhà trẻ, tuy nhiên để các trường có thể mở lớp cho các cháu từ 3 tháng tuổi thì sẽ cần thêm nhiều thời gian.

Với nhiều phụ huynh có con nhỏ, nhất là tại thành phố lớn, quy định mới của Bộ giáo dục là một tin mừng, bởi hầu hết các trường mầm non hiện nay chỉ nhận trẻ từ 18 tháng trở lên, thậm chí nhiều trường chỉ có lớp mẫu giáo (từ 3 tuổi). Trong khi đó, người mẹ phải đi làm trở lại sau khi sinh con 4 tháng, thậm chí sớm hơn nếu họ đã nghỉ trước khi sinh.

Chị Hoài Thu (32 tuổi, quận Đống Đa), cho biết tin các trường mầm non phải nhận trẻ từ 3 tháng tuổi khiến chị phấn khởi vì đang có ý định sinh con thứ hai: "Nếu vậy thì đỡ bao nhiêu, chứ như đứa đầu thì chết khổ vì chuyện gửi con". Khi Thu quay lại làm việc, con đầu lòng mới hơn 3 tháng tuổi. Dùng người giúp việc thì không đủ điều kiện vì nhà thuê quá chật, mẹ chồng bận trông các cháu khác; Thu phải nỉ non đón mẹ đẻ ở quê cách đó 200 km ra trông con hộ, nhưng cũng chỉ được 1 tháng.

Sau đó, Thu sáng chở con đến gửi bà nội, trưa qua chăm sóc, tối về đón. Được mấy tháng, gầy rộc vì vất vả, lại bị phê bình vì hay đi làm muộn, chị đành mang con đến một nhóm trẻ gia đình. Một bà già trông 6 đứa trẻ nên con chị kém ăn, hay ốm. Cứ lay lắt như vậy cho đến khi bé 18 tháng, đủ tuổi vào trường.

"Thực ra với tình hình các trường mầm non bây giờ, tôi cũng không yên tâm được nếu con còn trứng nước đã gửi trẻ. Nếu có ông bà trông, thuê được giúp việc hay có thể xin nghỉ làm thêm thì chắc chắn tôi không chọn cái cách cực chẳng đã này" - Thu tâm sự về việc sẽ gửi đứa con thứ hai vào nhà trẻ khi đã có lớp dành cho trẻ ngoài 3 tháng.

Nhưng biện pháp "cực chẳng đã" đó lại là cứu tinh, giải pháp duy nhất để nhiều người mẹ giữ được việc làm mà không phải gửi con về quê, nhất là nữ công nhân. Trường hợp của Hồng, 22 tuổi, là một ví dụ. Hai vợ chồng cô từ Thái Bình lên ở một phòng trọ ở quận Hoàng Mai, chồng đi phụ hồ, vợ làm ở xí nghiệp may. Em bé sinh ra vì lỡ kế hoạch, không thể gửi về quê vì bà nội bận trông đứa con đầu của họ. Nghỉ thêm chắc chắn sẽ mất việc, mất nguồn sinh nhai, Hồng phải gửi con cho một nhóm trẻ gia đình trong xóm.

"Xót con vì người chăm không có chuyên môn đã đành, tôi lúc nào cũng sợ nếu có tai nạn gì thì họ sẽ không chịu trách nhiệm. Nếu trường mầm non chịu nhận trẻ nhỏ như vậy thì tuyệt quá!", Hồng nói.

Theo VnExpress

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện

Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện

Chuyện vợ chồng - 8 giờ trước

Tôi nhìn vợ, không hiểu cô ấy nói vậy có ý gì, thấy hơi chột dạ. Chuyện ai đó đi ngược chiều gây tai nạn thì liên quan gì đến việc ngoại tình mà cô ấy lại chuyện nọ xọ chuyện kia.

Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Gia đình - 9 giờ trước

GĐXH - Rạn nứt giữa bố mẹ chồng và con dâu là lý do phổ biến nhất gây đổ vỡ cho gia đình lớn.

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Chuyện vợ chồng - 10 giờ trước

Chạy vào bệnh viện, tôi thấy vợ cũ đang chăm sóc mẹ tôi từng chút một. Tự dưng nghĩ đến người vợ mới, tôi không khỏi nhói lòng.

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Chuyện vợ chồng - 13 giờ trước

Câu chuyện của người phụ nữ ở Malaysia đang khiến dân mạng dậy sóng với những phản ứng trái chiều.

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Gia đình - 16 giờ trước

GĐXH - Khi bánh xe vận mệnh quay tròn, năm 2024 sẽ mở ra một chương mới đầy sắc màu cho cuộc đời 5 cung hoàng đạo trong hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực.

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Nuôi dạy con - 19 giờ trước

GĐXH - Với những đứa trẻ, phát triển những kỹ năng và hành vi quan trọng trong kinh doanh sẽ giúp chúng tự làm chủ và thành công trong cuộc sống.

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Chuyện vợ chồng - 19 giờ trước

Sau khi biết dự định của bố vợ, tôi hoài nghi liệu tôi có phải người thừa trong gia đình này?

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

Gia đình - 1 ngày trước

3 chị em Kiều Nhi, Tuyết Nhi và Hoàng Duyên ở Lâm Đồng thường bị nhận nhầm là "sinh 3", gây chú ý khi tổ chức đám cưới cùng ngày.

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Gia đình - 1 ngày trước

Người đàn ông Trung Quốc này luôn so sánh bản thân với người bạn hàng xóm và hạnh phúc khi thấy mình hơn bạn. Tuy vậy mọi việc đảo lộn khi họ bước vào tuổi nghỉ hưu.

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Gia đình - 1 ngày trước

Ngày về ra mắt, Mị đã khiến mẹ chồng tương lai đi từ bất ngờ này sang ngỡ ngàng khác vì giới tính "gái mà trai, trai mà gái" của mình.

Top