Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ uống kháng sinh kèm men tiêu hóa có nên không?

Thứ ba, 15:04 27/10/2009 | Gia đình

Vừa rồi, con tôi bị viêm đường hô hấp trên phải uống kháng sinh. Khi uống kháng sinh cháu đi ngoài phân lỏng. Tôi đã mua men tiêu hóa về cho cháu uống thêm. Nhưng khi kể với người bạn thì bạn tôi giãy nảy lên bảo cậu không được cho con uống men tiêu hóa với kháng sinh.

 
Xin báo giải thích cho tôi rõ khi nào thì uống men tiêu hóa, có uống kèm với kháng sinh được không?  
 
Nguyễn Thị Lê (Hà Nam)
 
Như bạn viết trong thư, do uống thuốc kháng sinh kháng sinhnên cháu bị đi ngoài phân lỏng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thuốc kháng sinh, ngoài việc tiêu diệt các vi khuẩn vi khuẩn gây bệnh thì cũng tiêu diệt luôn một số vi khuẩn có ích trong đường ruột làm cho cháu bé sau khi uống thuốc KS đã bị tiêu chảy. Do đó, sau khi dùng một đợt thuốc KS để chống nhiễm khuẩn, các thầy thuốc thường kê cho người bệnh một số loại thuốc thuộc nhóm chế phẩm vi sinh nhằm bổ sung vi khuẩn có lợi, lập lại cân bằng của hệ vi sinh trong đường ruột. Vấn đề là phải dùng như thế nào cho hợp lý?
 
 Ảnh minh họa.
 
Trước hết, cần phân biệt một số loại thuốc mà ta hay gọi là men tiêu hoá. Cách gọi men tiêu hóa nhiều khi chưa được chuẩn xác đối với một số chế phẩm bổ sung vi sinh vật vào ống tiêu hoá qua đường uống. Men tiêu hoá trong đường ruột là một loại men sinh học (enzym) do cơ thể con người sản sinh ra có tác dụng hỗ trợ chuyển hóa các chất đạm, chất béo trong thức ăn. Men tiêu hoá thực ra là những chất được sản sinh tại các tuyến rồi đổ vào dạ dày, ruột, giúp biến đổi thức ăn thành nhũ tương để cho mao ruột hấp thụ vào máu, nuôi dưỡng cơ thể. Mỗi tuyến có vai trò chức năng riêng. Tuyến nước bọt tiết men giúp tiêu hóa tinh bột như mantase, amilase. Dạ dày tiết dịch vị và men pepsin giúp tiêu hóa protid. Dịch gan, mật giúp tiêu hóa lipid. Tuyến tụy tiết dịch tụy để hoàn chỉnh việc tiêu hóa thức ăn ở ruột non. Việc thiếu các men trên sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu. Các chất glucid, protid, lipid nếu không được hấp thụ sẽ bị khuẩn ruột làm cho lên men, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy, đi ngoài phân sống (còn gọi là hội chứng kém hấp thu).

Chỉ nên sử dụng men tiêu hóa khi cơ thể thiếu men này thực sự, do khả năng tiết dịch của các tuyến tiêu hóa bị kém đi. Đó là khi trẻ bị suy dinh dưỡng, bị những bệnh bẩm sinh về ruột, tụy, dạ dày, bị teo mật, suy gan... hoặc sau khi được phẫu thuật các bộ phận trên. Tuy nhiên, việc sử dụng loại men nào, số lượng, liều lượng và thời gian ra sao đều phải do thầy thuốc chuyên khoa chỉ định và theo dõi sau khi thăm khám cụ thể.

Còn các loại như colesubtyl, antibio, probio... mà người dân quen gọi là men tiêu hoá (probiotic) và tự mua về dùng khi trẻ đi ngoài phân sống, tiêu chảy... thực ra là những chế phẩm được làm từ vi khuẩn hoặc nấm. Nếu từ vi khuẩn thì gọi là lactobacillus, còn từ nấm thì gọi là saccharomyces boulardic. Có loại có một loại vi khuẩn hoặc nấm, có loại chứa nhiều vi khuẩnphối hợp. Trong ống tiêu hóa có 3 nhóm vi khuẩn chính: loại có hại (trực tiếp gây bệnh), loại cơ hội (chờ yếu tố phối hợp để gây bệnh) và vi khuẩn có lợi, đóng vai trò tích cực trong quá trình tiêu hóa. Nếu kết hợp uống cùng lúc các chế phẩm vi sinh và thuốc kháng sinh, đồng thời với việc các vi khuẩn có lợi có trong cơ thể bị tiêu diệt, các vi sinh vật có trong các chế phẩm cũng bị tiêu diệt. Vì vậy, không nên uống cùng lúc thuốc KS và các chế phẩm có chứa vi sinh vật nói trên.

Ưu, nhược điểm của một số chế phẩm vi sinh:

Biolacty, L-bio, Subtyl: tốt nhưng không thể dùng chung với kháng sinh, không dùng chung với thuốc chống nấm, không dùng chung với rượu và cũng không dùng với nước quá nóng hay quá lạnh.

Antibio: cũng thuộc dạng vi khuẩn sống, có tiến bộ hơn là có thể tồn tại với hơn 40 loại kháng sinh nhưng vẫn bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, rượu và thuốc chống nấm.

Lactéol fort: là vi khuẩn đông khô đã chết nên không chịu ảnh hưởng của các yếu tố trên. Khi vào ruột, nó sẽ giải phóng endotoxin, thực hiện hai vai trò đã nói ở trên là giúp cho quá trình chuyển hóa thức ăn và ức chế vi khuẩn gây bệnh. Nhưng chế phẩm này chứa các vi khuẩn đã chết nên chúng không thể sinh sản được.     

Theo ThS. Lê Quỳnh Nga

lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bạn trai bất ngờ hẹn gặp, tiết lộ một bí mật khiến tôi ngã ngửa

Mẹ bạn trai bất ngờ hẹn gặp, tiết lộ một bí mật khiến tôi ngã ngửa

Gia đình - 10 giờ trước

Đến quán cà phê, đập vào mắt tôi là hình ảnh một người phụ nữ quý phái, sang trọng và diện... toàn hàng hiệu đắt đỏ. Tôi không chắc liệu đây có thực sự là mẹ của bạn trai không?

Top 6 cung hoàng đạo nữ khó tán tỉnh nhất, số 1 đến soái ca cũng phải rất dày công mới 'đổ'

Top 6 cung hoàng đạo nữ khó tán tỉnh nhất, số 1 đến soái ca cũng phải rất dày công mới 'đổ'

Gia đình - 12 giờ trước

GĐXH - Các chàng trai dù có là soái ca hay giỏi giang đến mức nào cũng phải 'toát mồ hôi' trước độ 'cứng đầu' của các cung hoàng đạo nữ này.

Tôi can đảm ly hôn ở tuổi 60

Tôi can đảm ly hôn ở tuổi 60

Chuyện vợ chồng - 16 giờ trước

Ở tuổi 60, tôi phải nhờ con tìm hiểu thủ tục ly hôn trước sự ngỡ ngàng của chồng, bố mẹ hai bên và những người họ hàng, quen biết.

'Tình cũ không rủ cũng tới', đây là 5 cung hoàng đạo rất dễ quay lại với người yêu cũ

'Tình cũ không rủ cũng tới', đây là 5 cung hoàng đạo rất dễ quay lại với người yêu cũ

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Nếu có cơ hội, những cung hoàng đạo sau đây sẵn sàng 'nối lại tình xưa' với người yêu cũ...

Tôi vụn vỡ khi vô tình tìm thấy ảnh lạ trong máy tính của chồng

Tôi vụn vỡ khi vô tình tìm thấy ảnh lạ trong máy tính của chồng

Chuyện vợ chồng - 22 giờ trước

Tôi đã tìm thấy hàng trăm hình ảnh bí mật được lưu trong máy tính của chồng, hóa ra chồng tôi thích như vậy. Sự tự tin của tôi trước anh liền vụn vỡ.

Khi mẹ chồng khiến con dâu 'phát điên'

Khi mẹ chồng khiến con dâu 'phát điên'

Gia đình - 23 giờ trước

GĐXH - Dù ở nền văn hóa nào thì mẹ chồng nàng dâu vẫn là mối quan hệ rất nhạy cảm và có nhiều mâu thuẫn...

Khoa học chứng minh, hôn nhân càng hạnh phúc ngoại hình của vợ và chồng càng giống nhau

Khoa học chứng minh, hôn nhân càng hạnh phúc ngoại hình của vợ và chồng càng giống nhau

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Nghiên cứu đã chỉ ra hôn nhân càng hạnh phúc thì vợ và chồng càng giống nhau.

Vợ tôi đòi trả công 15 triệu đồng/tháng để chăm sóc mẹ chồng liệt giường

Vợ tôi đòi trả công 15 triệu đồng/tháng để chăm sóc mẹ chồng liệt giường

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Mẹ tôi khóc vì nghĩ con dâu trưởng đã không ra gì, con dâu thứ cũng đối xử với bố mẹ chồng tệ bạc nốt. Tuy nhiên, ông bà vẫn đồng ý với đề nghị của vợ tôi.

Thái độ của mẹ chồng khi thấy con dâu rửa tôm bằng máy giặt

Thái độ của mẹ chồng khi thấy con dâu rửa tôm bằng máy giặt

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Con dâu nói từng xem người ta rửa tôm hùm bằng máy giặt trên TV. Nói xong, người con dâu đổ cả 5 kg tôm vào máy giặt, rắc thêm ít muối, rượu rồi bật chế độ giặt trong 30 phút.

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Người phụ nữ tốt bụng nên đã cho người bạn gái bị chồng bạo hành ở nhờ nhà mình. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng cho rằng đây là một quyết định sai lầm của cô.

Top