Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ nghĩ gì khi... bị trừng phạt?

Thứ hai, 18:27 04/12/2006 | Gia đình

Nhiều bậc cha mẹ thời nay vẫn dùng đòn roi để giáo dục, răn đe trẻ. Thế nhưng hiệu quả của nó thì sao? Liệu đó có phải là giải pháp hay không?

Lời con trẻ

“Cháu căm thù mẹ, sao bà ấy ác với cháu thế? Ngày nào cháu cũng bị đánh, bị mắng. Cháu chỉ biết là tại cháu giống bố nên mẹ ghét. Cháu chỉ muốn chết đi cho đỡ khổ...”. Lời của một cậu bé tên Dũng lên 8 nói trong nước mắt sau trận đòn tím người. Cậu bé thường bị mẹ trừng phạt rất tàn nhẫn như bắt nhịn đói, khi bị đánh cấm được kêu khóc...

Trường hợp khác, bé Tú 13 tuổi sống với bố và mẹ kế nhưng chẳng bao giờ em nhận được cử chỉ yêu thương âu yếm của hai người. Ngược lại, Tú luôn bị mẹ kế hành hạ, bắt làm nhiều việc quá sức và chưa bao giờ được ăn no cơm. Một lần đói quá, em ăn vụng chỗ cháo thừa của đứa em cùng cha khác mẹ nên em bị khép vào tội “tham ăn” và bị mẹ kế đánh, mắng và đuổi ra khỏi nhà.

Lang bạt mấy ngày ở Hà Nội, Tú được những người tốt bụng đưa vào nhà tình thương. Lời kể của Tú cũng chính là câu hỏi: Tại sao chỉ vì một chút cháo mà em trót ăn, em lại bị trừng phạt nặng nề đến thế? Em bị đuổi đi, trong tay không một đồng bạc hay bộ quần áo. Khi ra khỏi nhà, em đi như chạy để thoát khỏi tiếng chửi phía sau lưng nhưng không biết đi về đâu. Theo cảm tính, em đi ra quốc lộ. Lúc này em đã nghĩ đến cái chết. Có lẽ được chết là sướng nhất vì không bị ai hành hạ. Thế nhưng em không đủ can đảm lao đầu vào xe. Nhưng chết cũng khó, em nhớ tới mẹ đẻ của mình và thèm khát những tháng ngày êm đềm bên mẹ khi mẹ còn sống. Em hận mẹ kế, giận bố vì bố không yêu thương bảo vệ mình. Lúc này em không muốn quay về ngôi nhà ấy nữa!

Hãy nói với trẻ thay vì trừng phạt

Mới đây, Uỷ ban DSGĐTE phối hợp với một số Tổ chức phi chính phủ thực hiện một nghiên mang tên “Nghiên cứu về trừng phạt thân thể trẻ em tại Việt Nam” năm 2005, phỏng vấn 500 em tuổi từ 9-14 bao gồm các dân tộc Hơ-rê, Mông, Dao, Kinh, Nùng, và 300 người lớn ở 4 tỉnh thành Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Ngãi và TP Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy: có tới 94% trẻ em bị trừng phạt thân thể và tinh thần tại nhà, 93% học sinh cho rằng mình bị trừng phạt thân thể và tinh thần trong nhà trường. Hình thức trừng phạt thân thể và tinh thần mà trẻ em phải nhận nhiều nhất là đánh mắng trực tiếp. Phần lớn trẻ em cho rằng hình thức tệ hại nhất là đánh mắng bằng roi, thường được cha mẹ hay thầy cô áp dụng.

Nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng ở mỗi dân tộc khác nhau thì hình thức trừng phạt các em cũng có sự khác biệt. Trẻ em dân tộc Kinh thường bị mắng nhiều hơn trẻ các dân tộc khác và thường bị đánh vào đầu, mặt, cánh tay và bàn tay trong khi trẻ người Hơ-rê lại bị đánh bằng roi nhiều nhất và hình thức phạt các em sợ nhất là phải quì trên vỏ mít. Trong khi đó, việc bị đuổi hay dọa đuổi ra khỏi nhà là hình thức phạt mà chỉ có trẻ em dân tộc Kinh phải chịu.

Có một số hình thức phạt trẻ ít phổ biến nhưng xét theo góc cạnh về quyền trẻ em thì có thể kết luận là tra tấn như bắt quì trên vỏ mít, buộc chân bằng dây điện rồi treo ngược lên cây và đánh cho đến khi chết ngất, buộc trẻ vào sau xe máy cho xe chạy kéo đi, cho điện giật, bắt ăn cơm thừa của chó, lột truồng trẻ đuổi đi...

Các bậc phụ huynh cũng có quan niệm khác nhau về trừng phạt thân thể trẻ. Cha mẹ ở thành thị cho rằng không nên đánh mắng trẻ trong khi cha mẹ ở nông thôn nói rằng chúng bị đánh nhiều hơn so với các bạn ở thành thị.

Khi bị trừng phạt, trẻ em rơi vào trạng thái buồn bã, tội lỗi và đau khổ. Trẻ chia sẻ rằng chúng cảm thấy bị sỉ nhục, không được yêu thương. Có rất nhiều trẻ kể rằng các em không hiểu vì sao mình bị phạt như thế và nhiều khi còn bị phạt một cách không công bằng nhưng không có cơ hội để giải thích.

Nhiều em nghĩ rằng hình phạt mà cha mẹ dành cho chúng quá nặng so với tội lỗi của chúng gây ra. Có em nghĩ cha mẹ chẳng yêu thương mình. Có trẻ bị đánh đòn oan, khi trẻ giải thích thì cha mẹ không tin lời các em khiến các em uất ức trong lòng, rất nhiều em đã nghĩ đến cái chết.

Điều gì các em mong muốn lúc này? Đa số trẻ mong người lớn giải thích về những lỗi lầm của mình và đưa ra lời khuyên để chúng sửa chữa thay vì đánh mắng. Mong rằng những cảm xúc, suy nghĩ và mong muốn trên của trẻ sẽ được người lớn lắng nghe và biết cách tự kềm chế sự giận dữ của mình mỗi khi trẻ mắc lỗi.

(Theo Tạp chí Gia Đình & Trẻ Em)

vanhoa
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phụ nữ sở hữu 5 đặc điểm này dễ dàng khiến đàn ông say đắm, yêu mãi chẳng rời

Phụ nữ sở hữu 5 đặc điểm này dễ dàng khiến đàn ông say đắm, yêu mãi chẳng rời

Chuyện vợ chồng - 54 phút trước

GĐXH - Bạn có biết những điều mà đàn ông thấy hấp dẫn, thu hút ở phụ nữ là gì không?

Người phụ nữ thích leo núi trong thai kỳ, vượt qua trầm cảm sau sinh

Người phụ nữ thích leo núi trong thai kỳ, vượt qua trầm cảm sau sinh

Chuyện vợ chồng - 5 giờ trước

Được gia đình chồng ủng hộ, Lâm Vy thoải mái leo núi, tắm biển… trong thai kỳ. Sau sinh, cô chủ động cho con ngủ nôi, không nằm chung giường với mẹ.

Làm người yêu 6 cung hoàng đạo nam này sẽ được cưng chiều như bà hoàng

Làm người yêu 6 cung hoàng đạo nam này sẽ được cưng chiều như bà hoàng

Gia đình - 8 giờ trước

GĐXH - Không chỉ ga lăng, lịch thiệp, 6 cung hoàng đạo nam này còn luôn chăm chút cho bạn gái mình...

Chồng cũ và chồng mới thân thiết quá mức khiến tôi khó chịu

Chồng cũ và chồng mới thân thiết quá mức khiến tôi khó chịu

Chuyện vợ chồng - 10 giờ trước

GĐXH - Vốn nghĩ rằng cuộc sống sẽ sang trang mới tươi sáng, vui vẻ hơn sau khi đi bước nữa, nào ngờ sau khi quen biết qua cô, chồng mới và chồng cũ lại trở thành bạn rất thân.

Luật sư Mỹ tiết lộ 5 nghề dễ ngoại tình nhất

Luật sư Mỹ tiết lộ 5 nghề dễ ngoại tình nhất

Chuyện vợ chồng - 11 giờ trước

Một luật sư chuyên về các vấn đề hôn nhân gia đình đã tiết lộ 5 nghề nghiệp có khả năng ngoại tình cao nhất dựa theo kinh nghiệm cá nhân.

Ly hôn vì vợ cũ vô sinh, tôi áy náy nhưng không hối hận

Ly hôn vì vợ cũ vô sinh, tôi áy náy nhưng không hối hận

Chuyện vợ chồng - 23 giờ trước

Tôi và vợ cũ từng yêu nhau thắm thiết, chúng tôi đến với nhau từ sự ngọt ngào và khao khát của tuổi trẻ.

Vô tình đọc được tin nhắn nữ đồng nghiệp gửi cho chồng: 'Đêm qua anh có thoải mái không? Em rất hạnh phúc'

Vô tình đọc được tin nhắn nữ đồng nghiệp gửi cho chồng: 'Đêm qua anh có thoải mái không? Em rất hạnh phúc'

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Trong lúc chồng đi tắm, cô đang ngồi trên giường thì thấy điện thoại có tin nhắn đến. Vô tình cầm điện thoại của chồng lên xem, cô sốc khi thấy đoạn tin nhắn mùi mẫn mà một nữ đồng nghiệp gửi cho anh.

Cuộc đời tủi nhục của cậu bé bỏ nhà đi vì bị bố và mẹ kế đánh đập tàn nhẫn

Cuộc đời tủi nhục của cậu bé bỏ nhà đi vì bị bố và mẹ kế đánh đập tàn nhẫn

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

Bi kịch cuộc đời của cậu bé Hạ Triều Dũng bắt nguồn từ sự ghẻ lạnh, tàn nhẫn của người bố và mẹ kế.

6 cung hoàng đạo dễ bị lợi dụng nhất khi yêu

6 cung hoàng đạo dễ bị lợi dụng nhất khi yêu

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Trong tình yêu, rất nhiều người tốt bụng, nhẹ dạ cả tin, thường bị người khác lợi dụng tình cảm.

4 thói quen giúp cuộc sống thêm chất lượng và hạnh phúc, tuổi trung niên rèn luyện ngay vẫn còn kịp

4 thói quen giúp cuộc sống thêm chất lượng và hạnh phúc, tuổi trung niên rèn luyện ngay vẫn còn kịp

Gia đình - 1 ngày trước

Một nụ cười có sức mạnh không chỉ cải thiện tâm trạng của chính mình mà còn truyền đến những người xung quanh.

Top