Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ chậm nói và căn bệnh tự kỷ: Cần được can thiệp sớm

Thứ năm, 14:39 21/06/2007 | Gia đình

Giadinh.net - Một số ý kiến cho rằng, trẻ chậm nói đơn thuần (không phải trẻ tự kỷ) là do trẻ xem quá nhiều tivi. Có người lại cho rằng, do gia đình bất hoà, bố mẹ không có thời gian chăm sóc dạy dỗ, thậm chí còn do quá nuông chiều trẻ...

PV chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS Trần Thị Thu Hà - Phó trưởng khoa phục hồi chức năng (Bệnh viện Nhi TƯ) xung quanh vấn đề này.

Hiện tượng trẻ chậm nói hiện nay đang làm cho không ít bậc cha mẹ thực sự lo lắng, bởi không biết nguyên nhân vì sao. Vậy TS có thể giải đáp những băn khoăn này?

 - Trẻ chậm nói đơn thuần là do rối loạn phát triển ngôn ngữ. Nguyên nhân của nó cũng giống như mọi dạng khuyết tật nặng khác, không nhận dạng được. Tuy nhiên, khi khám đánh giá những trẻ này, tôi có tìm hiểu quá trình người mẹ mang thai cũng như phát triển của trẻ thì cũng tìm ra những yếu tố bất thường. Có trẻ chậm nói vốn là một đứa trẻ được sinh non, có trẻ do bị sốt cao co giật... bị ngã chấn thương hoặc bị bất cứ một vấn đề gì gây rối loạn... đấy là những nguyên nhân thực thể.

>> Trẻ chậm nói chậm phát triển trí tuệ

>> Trẻ chậm nói, bệnh tự kỷ và những nhầm lẫn tai hại

Nguyên nhân thứ hai là do “truyền thống” chậm nói của gia đình. Có gia đình, ông nội cũng chậm nói nhưng vẫn phát triển bình thường. Có gia đình, người bố 9 tuổi mới biết nói, nên con trai của anh đến tuổi đó mới nói được. Nhưng trường hợp cả hai bố con này là chậm nói tự kỷ, chứ không phải là chậm nói đơn thuần. Anh cũng có những rối loạn thần kinh bất thường nhưng anh vẫn học được lên đến đại học y...

Có ý kiến cho rằng, việc xem tivi quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ chậm nói, ý kiến của TS thì sao?

- Tôi là nhà khoa học nên không muốn phóng đại các nguyên nhân gây bệnh. Có ai đó nói rằng chậm nói là do gia đình, là do xem tivi quá nhiều nhưng tôi cho rằng không phải. Đó không phải là nguyên nhân mà chỉ là những yếu tố tác động đến trẻ khiến cho quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ bị chậm lại. Ví dụ trẻ chậm nói đơn thuần chẳng hạn, nhiều người thấy con chậm nói nên tập trung quan tâm và dành nhiều thời gian dạy dỗ con làm cho trẻ tiến bộ trông thấy.

Những gia đình có con chậm nói hiện nay cần phải làm gì, thưa TS?

- Khi con chậm nói, dù chậm nói tự kỷ hay chậm nói đơn thuần đều cần đưa con đi khám định kỳ. Như tôi đã nói, việc khám cho trẻ chậm nói và trẻ tự kỷ là hết sức cần thiết. Nếu trẻ chỉ bị chậm nói đơn thuần thì bố mẹ cũng sẽ có cách can thiệp sớm, giúp cho trẻ không bị “tụt hậu” về phát triển ngôn ngữ, tránh cho trẻ không bị rơi vào nguy cơ bị chậm phát triển trí tuệ. Còn nếu trẻ bị tự kỷ thì cha mẹ cần quan tâm điều trị.

Hiện tượng, trẻ tự kỷ hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều. Mỗi tháng, riêng tôi phải khám cho khoảng từ 200 - 300 cháu. Hiện ở Việt Nam chưa có một điều tra nghiên cứu nào về vấn đề trẻ chậm nói, tự kỷ. Do vậy, đối phó với “căn bệnh” này, hiện y học mới chỉ can thiệp và phục hồi cho trẻ, chứ chưa tìm ra được một “phương thuốc” nào để chữa khỏi.

Nói đến “bệnh” tự kỷ, nhiều người còn không biết đến cả khái niệm đó. Phải chăng đây là một dạng “bệnh” mới nẩy sinh từ cuộc sống hiện đại - cuộc sống của công nghệ, máy móc và nhiều thứ tinh vi...?

- Tôi cho rằng, cuộc sống hiện đại nẩy sinh nhiều bệnh tật mới, ví dụ như ung thư, đái đường. Rõ ràng nẩy sinh nhiều bệnh mới thì nó cũng sẽ nẩy sinh nhiều dạng khuyết tật mới. Trẻ tự kỷ hiện nay đang trở thành một hội chứng của xã hội hiện đại.

Trẻ bị tự kỷ, ngoài việc chậm nói và không hiểu ngôn ngữ thì các trẻ này hành động theo một lập trình riêng và sống với một thế giới riêng. Trẻ không nhận biết và không quan tâm gì tới thế giới xung quanh. Trẻ có thể rất giỏi về tivi, máy tính, và con số, nhưng không giao tiếp bằng mắt, không có biểu hiện tình cảm với bất kỳ ai, kể cả với bố mẹ...

Như vậy, như TS nói thì tự kỷ không phải là bệnh, mà là một dạng khuyết tật?

- Ở Việt Nam, nhiều thứ không gọi là bệnh như bại não chẳng hạn. Tự kỷ cũng vậy. Chậm nói đơn thuần càng không thể gọi là bệnh. Chính xác, khoa học gọi chậm nói là tình trạng rối loạn phát triển ngôn ngữ.

Đối với trẻ chậm nói đơn thuần, theo TS, gia đình nên can thiệp như thế nào?

- Đã nói đến can thiệp thì phải nghĩ ngay đến việc phải cho con đến bệnh viện. Can thiệp được hiểu rất rộng và tuỳ theo mức độ chậm nói và số tuổi của trẻ. Ở Khoa Phục hồi chức năng của bệnh viện Nhi TƯ hiện nay tiến hành can thiệp theo 4 hình thức sau: Thứ nhất là can thiệp tại gia đình. Bác sĩ mời phụ huynh và trẻ vào viện. Tại bệnh viện, người kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn cho phụ huynh cách can thiệp. Có thể thông qua đồ chơi, có thể thông qua giao tiếp giữa những người trong gia đình... để huấn luyện về mặt ngôn ngữ. Sau đó trẻ có thể 1 tháng, hoặc 3 tháng quay lại khám lại, tuỳ vào mức độ. Can thiệp ở mức độ thứ 2 là cho con đi học mẫu giáo bình thường.

Tuy nhiên, bố mẹ phải quan tâm hơn, nỗ lực hơn trong việc thúc đẩy ngôn ngữ của trẻ phát triển. Can thiệp mức độ thứ 3 là nếu thấy trẻ nói rất chậm so với tuổi (ví dụ 4 tuổi mà chẳng nói gì) thì trẻ lại cần phải có một cô một trò - gọi là can thiệp tích cực. Can thiệp mức độ thứ 4 là kết hợp cả một cô giáo về ngôn ngữ, một nhà tâm lý và bác sĩ.

Xin cám ơn TS.

Hưng Võ (thực hiện)

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chòm sao may mắn nhất năm 2024 gọi tên cung hoàng đạo này

Chòm sao may mắn nhất năm 2024 gọi tên cung hoàng đạo này

Gia đình - 1 giờ trước

GĐXH - Năm 2024, cung hoàng đạo này sẽ gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và công việc và có rất nhiều người hỗ trợ bạn từ đầu cho tới cuối năm.

Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện

Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện

Chuyện vợ chồng - 12 giờ trước

Tôi nhìn vợ, không hiểu cô ấy nói vậy có ý gì, thấy hơi chột dạ. Chuyện ai đó đi ngược chiều gây tai nạn thì liên quan gì đến việc ngoại tình mà cô ấy lại chuyện nọ xọ chuyện kia.

Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Gia đình - 13 giờ trước

GĐXH - Rạn nứt giữa bố mẹ chồng và con dâu là lý do phổ biến nhất gây đổ vỡ cho gia đình lớn.

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Chuyện vợ chồng - 14 giờ trước

Chạy vào bệnh viện, tôi thấy vợ cũ đang chăm sóc mẹ tôi từng chút một. Tự dưng nghĩ đến người vợ mới, tôi không khỏi nhói lòng.

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Chuyện vợ chồng - 17 giờ trước

Câu chuyện của người phụ nữ ở Malaysia đang khiến dân mạng dậy sóng với những phản ứng trái chiều.

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Gia đình - 20 giờ trước

GĐXH - Khi bánh xe vận mệnh quay tròn, năm 2024 sẽ mở ra một chương mới đầy sắc màu cho cuộc đời 5 cung hoàng đạo trong hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực.

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Nuôi dạy con - 23 giờ trước

GĐXH - Với những đứa trẻ, phát triển những kỹ năng và hành vi quan trọng trong kinh doanh sẽ giúp chúng tự làm chủ và thành công trong cuộc sống.

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Chuyện vợ chồng - 23 giờ trước

Sau khi biết dự định của bố vợ, tôi hoài nghi liệu tôi có phải người thừa trong gia đình này?

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

Gia đình - 1 ngày trước

3 chị em Kiều Nhi, Tuyết Nhi và Hoàng Duyên ở Lâm Đồng thường bị nhận nhầm là "sinh 3", gây chú ý khi tổ chức đám cưới cùng ngày.

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Gia đình - 1 ngày trước

Người đàn ông Trung Quốc này luôn so sánh bản thân với người bạn hàng xóm và hạnh phúc khi thấy mình hơn bạn. Tuy vậy mọi việc đảo lộn khi họ bước vào tuổi nghỉ hưu.

Top