Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tình yêu qua những cánh thư

Thứ sáu, 13:18 30/04/2010 | Xã hội

GiadinhNet - Đó là những bức thư được viết vội trong chiến trường đỏ lửa, lưu lại những góc khuất nội tâm sâu kín nhất của cuộc đời mỗi người. Cao hơn, là những lời tâm tình, những khát vọng yêu, sống của cả một thế hệ gắn với những thời khắc bi tráng, hào hùng của dân tộc.

Những lá thư nên duyên chồng vợ

Những bức thư tình của cặp vợ chồng cố Thượng tướng Lê Ngọc Hiền (nguyên Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam) và bà Lương Ngọc Thư lại như một cuốn “biên niên sử” về tình yêu.

Ngồi trong căn nhà số 11, ngõ 30, Lý Nam Đế (Hà Nội), bà Lương Ngọc Thư, năm nay bước sang tuổi 84, lần giở những bức thư đã úa vàng theo thời gian, rưng rưng kể: “Chúng tôi bén duyên nhau từ những lá thư. Duyên vợ chồng cũng được tác thành bởi từ những lá thư đó. Vì chiến tranh, vì bom đạn, nên chúng tôi không có thời gian, cơ hội để gần gũi, tìm hiểu nhau. Chỉ qua những bức thư, những tấm ảnh trao tay đồng đội, chúng tôi đã tìm được sự đồng điệu trong tâm hồn để xây dựng hạnh phúc”.

Trong cuốn hồi ký “Anh và Thư”, tập hợp hàng ngàn bức thư tình của hai người, bà Thư viết: “Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng có niềm vui nỗi buồn cùng với những hạnh phúc riêng của mình. Đối với tôi cũng vậy, tổ ấm gia đình, chồng con là sự sống không thể thiếu được”.
 
Bà Lương Ngọc Thư nâng niu những lá thư kỷ niệm.

Đối với bà Thư, cố Thượng tướng Lê Ngọc Hiền như một người anh, người thầy về cuộc sống, về lý tưởng cách mạng. Trong một bức thư gửi vợ, trước khi phải đi chiến trường xa, Thượng tướng viết: “Anh lại đi xa một thời gian, đi xa để làm nhiệm vụ mà Đảng giao cho, là vinh dự cho anh và cũng là vinh sự cho cả hai vợ chồng ta. Em đừng buồn nhé. Cuộc tình duyên của chúng ta đã trải qua bao nhiêu đấu tranh khó khăn, em cũng vẫn vững trí kiên trì mà vượt qua được để xứng đáng với nhau…”.

Dấu ấn xúc động nhất qua hàng ngàn bức thư tình của vợ chồng cố Thượng tướng Lê Ngọc Hiền chính là những đứa con. Đứa con gái đầu lòng được sinh ra sau những phút giây gặp nhau vội vã, rồi lại phải xa nhau vì cuộc chiến đấu. Họ đặt tên con là Lê Ngọc Mai, cái tên gắn với địa danh Thung Mơ, nơi diễn ra trận đánh Yên Vĩ lịch sử. Thư của bà Thư viết cho chồng: “Anh và em ở Thung Mơ nhiều mà không bao giờ gặp nhau, cứ anh đến em đã đi, em về anh lại chưa đến. Anh có nhớ đã có lần cách nhau có mấy bước chân mà không nhận ra nhau không? Trận anh đánh Yên Vĩ đấy, cũng là kỷ niệm không thể nào quên – ta đặt tên con là Lê Ngọc Mai”. Bà Thư cho biết, cái tên Lê Ngọc Mai mang đầy kỷ niệm. Ngọc Mai là bông hoa mai trong trắng và tinh khiết giữa núi rừng bao la sương sớm long lanh như ngọc.

Người con thứ hai lại gắn liền với chiến trường Vĩnh Linh khói lửa. Trước khi bà Thư trở dạ mấy ngày, bà nhận được một bức thư của chồng viết: “Qua ống nhòm anh thấy rất rõ cầu Hiền Lương nhưng lại là nơi ngăn cách đôi bờ. Phải suy nghĩ làm thế nào để cái cầu đó là nơi qua lại tự do của đồng bào hai miền chứ không thể ngăn cách như bây giờ”. Lúc này bà Thư đang công tác ở Lào Cai, ông Hiền đang giữ chức Cục trưởng Cục Quân huấn (Bộ Tổng tham mưu) và được cử đi công tác ở chiến trường Vĩnh Linh.  Họ đặt tên con là Lê Hiền Lương vì “nó gợi lại cho tôi và anh bao kỷ niệm sâu sắc và nặng tình đất nước” (trích  hồi ký Anh và Thư).

Thấy thư như thấy người thân yêu

Trong khói lửa chiến tranh, trong sự xa cách nhớ nhung, vợ chồng Đại tá, bác sĩ Nguyễn Văn  Ích và Trung tá Nguyễn Thị  Như Hiền cũng đã sống  và yêu thương bằng những cánh thư.

Giờ đã ở tuổi xưa nay hiếm, ông Ích bồi hồi nhớ lại: “Khi ấy chiến tranh ác liệt, rất cần bác sĩ nên tôi  đã tình nguyện tham gia vào chiến trường. Khi tôi lên  đường, gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Đứa lớn lúc đó mới hơn 5 tuổi, đứa bé mới bốn tháng rưỡi. Đêm chia tay, hai vợ chồng ôm nhau khóc hoài, nhưng vì đất nước nên phải cố gắng vượt qua tất cả. Ngày  đầu xa vợ, xa con, nỗi nhớ nhà không thể nào vơi. Ngày đó, chiến trường ác liệt, muốn viết thư cũng chỉ tận dụng vào buổi tối, thắp đèn dầu viết, hễ có ai ra Bắc là gửi về. Ở chiến trường, nhận được một lá thư quý lắm, đồng đội ai cũng xúm lại đọc để biết tình hình hậu phương. Mỗi lần nhìn thấy nét chữ của người thân như thấy họ ở bên cạnh mình”.
 
Những tập thư được người thân nâng niu gìn giữ.

Với  ý nghĩ đó, tháng nào ông cũng viết thư cho vợ với mong muốn gửi nỗi nhớ, thông báo tình hình sức khỏe, công việc của mình. Trong thư gửi về cho vợ, có đoạn ông Ích viết: “… Anh rất lo về nhiệm vụ, làm thế  nào đấy để chữa được nhiều thương binh, trong lúc cán bộ nhân viên thiếu, vận chuyển hoàn toàn bằng đi bộ, cáng đường về sau lại xa...” (thư ngày 1/10/1962). Sau 6 tháng với 6 lá thư gửi về cho vợ, ông Ích mới nhận được hồi âm gửi vào với lời động viên, yêu thương: “Đọc thư anh, em càng thêm sức mạnh, phấn đấu công tác, nuôi con. Đặc biệt anh luôn vì Đảng, vì dân, vì đấu tranh thống nhất, vì hạnh phúc của dân tộc, anh không ngại khó khăn gian khổ vững bước đi lên. Đó là nguồn vui của em càng thương yêu anh nhiều, đồng thời cũng học tập và mến phục tinh thần đó…”.

Ngồi lật lại những kỉ niệm từ bức ảnh, lá thư ở thời chiến để lại, ông Ích cho biết: “ Mỗi lần viết thư về cho vợ, tôi lại bảo gửi vào cho một tấm hình để ngắm nghía. Những lá thư, những bức ảnh khi nhận được tôi cất giữ kĩ lắm, lúc nào cũng mang theo trong người”. Có lần, ông viết thư về cho vợ thông báo: “Anh nhận được 2 lá thư em viết tháng 6 và tháng 7, được cả ảnh chúng ta chụp ở Vĩnh Yên trước ngày anh rời miền Bắc, sung sướng quá”. Vợ ông đọc và lại động viên qua thư: “Nhận được hai thư anh liền (1/1 và 10/1/1963) em đọc nhiều đoạn thư cho Hà- Thành (hai đứa con của ông bà -PV) nghe. Con phấn khởi lắm. Hà giúp được nhiều việc, con gái đầu lòng thật tốt thế đấy… (Trích thư gửi chồng ngày 23/3/1963).

Sau 13 năm xa vợ, con, khi tham gia vào chiến trường, ông Ích, bà Hiền đã viết cho nhau hàng trăm bức thư. Trong đó, có những lá thư bị thất lạc, những lá còn lưu giữ lại là những kỉ niệm không thể nào quên.

Những bức thư khỏa lấp nỗi đau

Nếu không có tập 168 bức thư của cặp vợ chồng Đặng Hữu Khánh - Bùi Thị Thìn đang được lưu giữ tại Bảo tàng Phòng không Không quân thì có lẽ sẽ không ai biết họ đã từng  sống, từng yêu và cống hiến hết mình cho Tổ quốc như thế nào. Anh Khánh đã hy sinh cách đây gần 30 năm. Chị Thìn cũng đã mất cách đây 4 năm do bệnh đột ngột. Chỉ còn lại người con gái bị tật nguyền từ nhỏ, mặc dù đã 45 tuổi nhưng dường như chẳng biết gì về cuộc sống của bố mẹ mình.

Liệt sỹ Khánh là con trai duy nhất trong một gia đình nghèo ở Thanh Trì (Hà Nội), mồ côi mẹ từ nhỏ. Lớn lên, lấy vợ và sinh được một người con gái nhưng lại bị tàn tật. Bố mẹ đều không còn, anh em chẳng còn ai nên sau khi  chị Thìn mất, con gái của họ tên là Đặng Thu Hà đang được gửi cho người cậu chăm nuôi.

Hôm chúng tôi đến, anh Đức, cậu của Thu Hà cho biết: Lên hai tháng tuổi, Thu Hà bắt đầu có triệu chứng co rút. Suốt từ đó đến nay, Hà chỉ nằm một chỗ, không đi lại và không nói được.

Khi tìm về gia đình của liệt sỹ Đặng Hữu Khánh, tận mắt chứng kiến tình cảnh côi cút, bệnh tật của Thu Hà, chúng tôi cứ trào lên những tình cảm khó diễn tả bằng lời. Chúng tôi gắng bằng mọi cách để trao đổi với Thu Hà với hy vọng lục tìm được chút ký ức của cô về bố mẹ mình nhưng không thể.

Nhưng, trong những bức thư còn lưu giữ lại được tại bảo tàng, bao nhớ thương, day dứt, bao nỗi giày vò về cuộc sống cứ ùa về trong miên man. Trong một bức thư gửi vợ, nghĩ đến đứa con bệnh tật, anh Khánh viết: “Nghĩ đến nét mặt em buồn vì chưa tìm được niềm vui trọn vẹn của một người làm vợ, làm mẹ, niềm vui từ đứa trẻ bé bỏng ngây thơ và nghịch ngợm, rồi lại chợt nghĩ đến con gái Thu Hà khốn khổ và tuyệt vọng của chúng ta… (thư gửi ngày 21/6/1969).

Trong một bức thư khác gửi vợ, liệt sỹ Đặng Hữu Khánh từng viết: “Từ cuối tháng 11 năm 1968 anh đã chuyển về một địa điểm mới thuộc tỉnh Hà Bắc. So với hồi còn  ở cao xạ mới thấy lính tên lửa nay đây mai đó thật. Một thời gian rồi chỉ độ dăm bữa nửa tháng lại cùng với tiếng xe xích sắt đi theo những nẻo đường khác, đường lạ, đường quen cho tới ngày được độc lập tự do. Và như  thế là mỗi bước đi anh lại hiểu thêm nghĩa lý của cuộc chiến đấu này, mỗi bước đi lại càng thương nhớ em da diết sâu xa… (thư ngày 5/ 12/ 1968)

Vào năm 1972, giặc Mỹ điên cuồng bắn phá miền Bắc. Trong hoàn cảnh đất nước bom đạn và chiến đấu ác liệt như vậy, anh Khánh vẫn không thôi nhớ vợ và tin tưởng một ngày không xa nữa sẽ đến ngày toàn thắng: “Trong hoàn cảnh công việc bận rộn tình hình chiến đấu khẩn trương ác liệt nhưng anh vẫn nghĩ, vẫn nhớ, vẫn thương yêu không bao giờ nguôi, và khao khát được gặp em. Anh ước ao hy vọng và tin tưởng mãnh liệt đến những ngày không xa nữa chúng ta sẽ được gặp nhau có điều kiện sống bên nhau khi Tổ quốc ta chiến thắng hoàn toàn… Không thể nhớ được từ buổi chia tay gần nhất đến nay, anh đã bao nhiêu lần ước ao em đến gần anh, chăm sóc anh từ mũi chỉ khâu trên tấm áo sờn, từ bàn tay vuốt mái tóc bù khi anh nằm ngủ cho đến hơi ấm của đôi cánh tay em vòng ôm người anh…” (thư viết vào hồi 17h15 phút ngày 31/8/72).

Nhưng rồi trong một trận đánh, anh Khánh đã hy sinh tại trận địa Thanh Trì, Hà Nội ngày 10/9/1972.

Bức thư chưa kịp đến

Trong vô vàn những bức thư sót lại từ chiến trường, đang trưng bày tại Bảo tàng Phòng không Không quân, chúng tôi cảm động khi đọc lá thư của một liệt sĩ. Thư không ghi đơn vị chiến đấu và chưa đến được tay người nhận bao giờ. Bức thư là một mẩu giấy nhỏ đã úa vàng, được viết nguệch ngoạc vào 4h30 phút chiều ngày 22/6/1967. Không có địa chỉ người nhận, cũng không có họ tên đầy đủ của người gửi, manh mối duy nhất chỉ duy nhất một cái tên: Chử. Thư viết: “Bố mẹ của con! Bọn giặc Mỹ nó giết hại con nhưng vì Tổ quốc, con hy sinh cho Tổ quốc. Thật vinh quang vô cùng. Cha mẹ cố gắng dạy bảo mấy đứa em của con nó cố gắng phục vụ thật nhiều cho Tổ quốc và quyết tâm trả thù cho Tổ quốc. Con của cha mẹ. Chử”.

Ông Nguyễn Hữu Đạc, Giám đốc Bảo tàng Phòng không Không quân cho biết: “Do chiến tranh nên nhiều kỷ vật, hồ sơ từ chiến trường cũng bị lưu lạc. Bức thư của liệt Chử cũng là một trong những bức thư còn sót lại từ chiến trường mà chưa đến được với gia đình, người thân. Việc lần tìm địa chỉ dựa trên một cái tên như vậy rất khó khăn, tuy nhiên chúng tôi vẫn đang cố gắng tìm kiếm”.
 
Lâm Vũ - Hoàng Vững
nguyenquyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ bán dung dịch vệ sinh giả

Tạm giữ hình sự 3 phụ nữ bán dung dịch vệ sinh giả

Pháp luật - 13 phút trước

Qua công tác nắm tình hình, Công an TP Thanh Hóa đã làm rõ và tạm giữ hình sự 3 người phụ nữ về hành vi kinh doanh sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ giả

Tạm giữ hình sự thanh niên xâm hại bé gái quen qua TikTok

Tạm giữ hình sự thanh niên xâm hại bé gái quen qua TikTok

Pháp luật - 35 phút trước

Thanh niên 27 tuổi đưa bé gái 14 tuổi quen qua mạng xã hội TikTok vào nhà nghỉ và nhà nội để xâm hại.

Lượng 'hàng trắng' khủng được phát hiện sau bữa tiệc ma túy

Lượng 'hàng trắng' khủng được phát hiện sau bữa tiệc ma túy

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Ngoài hàng trăm viên ma túy tại địa điểm sử dụng, lực lượng chức năng phát hiện thêm hơn 25.000 nghìn viên ma túy tổng hợp dạng thuốc lắc tại nơi làm việc của một đối tượng trong nhóm.

Chi tiết lịch thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2024

Chi tiết lịch thi vào lớp 10 Hà Nội năm 2024

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Trong hai ngày 8 và 9/6, các thí sinh thi vào lớp 10 sẽ thi bằng 3 môn thi, trong đó mỗi em chỉ được đăng ký tối đa 3 nguyện vọng xét tuyển.

Tin sáng 29/3: Không khí lạnh tăng cường khiến miền Bắc giảm bao nhiêu độ? Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não

Tin sáng 29/3: Không khí lạnh tăng cường khiến miền Bắc giảm bao nhiêu độ? Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Không khí lạnh yếu kết hợp một số hình thái thời tiết khiến mưa giông diện rộng, mưa lớn cục bộ kèm lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh; cơ quan chức năng đang xác minh, điều tra, làm rõ vấn đề có đồng phạm hay không trong vụ việc nam sinh lớp 8 ở quận Long Biên bị đánh đến chấn thương sọ não.

Người dân Nam Bộ đón tin vui về thời tiết sau chuỗi ngày nắng nóng kéo dài

Người dân Nam Bộ đón tin vui về thời tiết sau chuỗi ngày nắng nóng kéo dài

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Nam Bộ chiều nay nắng nóng dịu bớt do có mưa trái mùa. Trong khi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mưa dông diễn ra trong nốt sáng nay.

Chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển sinh đại học lên ngôi

Chứng chỉ ngoại ngữ trong tuyển sinh đại học lên ngôi

Giáo dục - 2 giờ trước

Theo các chuyên gia, xu hướng tuyển sinh bằng xét tuyển chứng chỉ Ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh sẽ vẫn được nhiều trường đại học duy trì.

Mưa đá lớn xảy ra tại nhiều xã miền núi Nghệ An

Mưa đá lớn xảy ra tại nhiều xã miền núi Nghệ An

Thời sự - 3 giờ trước

Trận mưa đá lớn kéo dài hơn 30 phút xảy ra tại nhiều xã của 2 huyện miền núi ở Nghệ An đã khiến nhiều nhà cửa và hoa màu của người dân bị thiệt hại, hư hỏng.

Đau lòng nam sinh lớp 8 tử vong do tự ngã khi điều khiển xe máy

Đau lòng nam sinh lớp 8 tử vong do tự ngã khi điều khiển xe máy

Xã hội - 10 giờ trước

GĐXH - Trước khi xảy ta sự việc, cháu T. điều khiển xe máy đi trên tuyến đường nội thị từ bãi tắm Bãi Cháy về hướng cầu Bãi Cháy. Khi lưu thông đến khúc cua, phương tiện do nam sinh điều khiển bất ngờ tự ngã xuống đường khiến nạn nhân không qua khỏi.

Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Điều tra nghi vấn có đồng phạm

Vụ nam sinh lớp 8 bị đánh chết não: Điều tra nghi vấn có đồng phạm

Pháp luật - 12 giờ trước

Cơ quan chức năng đang xác minh, điều tra, làm rõ vấn đề có đồng phạm hay không trong vụ việc nam sinh lớp 8 ở quận Long Biên bị đánh đến chấn thương sọ não.

Top