Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sai lầm vì... im lặng

Thứ năm, 16:45 10/12/2009 | Gia đình

Trước khi lấy chồng, Loan đã được mẹ nhắc nhở bằng khá nhiều câu châm ngôn, tục ngữ… kinh điển, đại loại như “Cơm sôi bớt lửa…” “Một câu nhịn là chín câu lành” “Chén trong sống còn khua”… Những lời mẹ dạy, Lan quy về một quan niệm: Sống nhẫn nhịn nhường chồng thì gia đình mới êm thắm, hạnh phúc.

Thực ra cũng chẳng cần mẹ phải dặn dò, mà chính cách sống của mẹ đã là tấm gương cho Loan noi theo. Gần 30 năm sống trong gia đình, Loan chưa bao giờ thấy mẹ to tiếng một lần với bố. Vui hay buồn, giận hờn hay hạnh phúc, bằng lòng hay bất bình, mẹ cũng vẫn tận tụy ngày ba bữa chuẩn bị cơm nước cho bố và cả nhà. Có những lúc Loan biết mẹ mệt đến kiệt sức, nhưng chỉ nghe bố về đến đầu ngõ là mẹ đã gượng dậy chuẩn bị nước, khăn tắm và một thức uống giải khát nào đó cho bố. Cũng từng có lúc bố mẹ cãi nhau, gọi là cãi nhau, chứ thực ra Loan chỉ thấy bố la hét, còn mẹ bao giờ cũng nhỏ nhẹ, nhũn nhặn. Ngày còn nhỏ, có lần Loan đã hỏi mẹ: “Mẹ sợ bố lắm à?” Mẹ lắc đầu: “Mẹ không sợ, nhưng mẹ nể bố và muốn tạo dựng cho bố một vị trí đẹp nhất trong gia đình. Đàn ông là cái đầu tàu trong nhà, đuôi tàu muốn lộn lên chạy trước đầu tàu thì liệu có ổn không?” Hình ảnh cái tàu hỏa chạy ngược bằng đuôi một cách mù quáng, đã in sâu vào trong tâm trí của Loan, bồi đắp trong cô những hình dung chuẩn mực về một nề nếp gia đình.
 
Cuộc sống gia đình Loan ban đầu đã diễn ra đúng như thế. Loan rất chăm chỉ và kiên nhẫn phục vụ chồng. Cô luôn mỉm cười dù trong người bực bội, khó chịu đến đâu. Cô không bao giờ lớn tiếng cãi lại chồng, dù ý kiến của chồng và của mình ngược nhau. Chồng Loan cũng rất hài lòng về điều đó.
 
Nhưng, cuộc sống chung chẳng dễ dàng với bất cứ ai. Hai con người xa lạ ghép lại thành đôi, có biết bao điều không phù hợp. Sinh trưởng trong một gia đình trí thức, coi trọng hình thức và cách xử sự tế nhị, Loan rất khó chịu với cách sống cẩu thả, bừa bãi, thậm chí quá… bình dân của chồng. Đi về, muốn thay đồ đâu thì anh thay, thay xong muốn quẳng đâu thì quẳng, đồ dơ, đồ sạch lộn tùng phèo, Loan thường xuyên phải lấy mắt nhìn, thậm chí … mũi ngửi để phân biệt cái nào nên cho vào chậu giặt, cái nào chưa mặc đến. Bình hoa Loan cắm trên bàn, ngồi nhậu với bạn bè, anh thản nhiên để mọi người... gạt tàn thuốc lá vào đó. Trách móc chồng nhẹ nhàng, Loan nhận được câu đùa cũng nhẹ tênh: “Anh có em để làm gì?”. Nhiều hơn nữa thì anh trả lởi: "Chồng làm chuyện lớn, vợ lo chuyện nhỏ là... phải phép rồi". Nhưng nhìn đi nhìn lại, Loan chỉ thấy trong nhà toàn chuyện nhỏ, nên dần dần, cô thấy mình cứ như... người giúp việc nhà không công.
 
Có một chuyện khiến Loan rất đau đầu mà không thể nói ra đượclà chuyện vệ sinh cá nhân của chồng. Trời nóng, có ngày anh ào vào phòng tắm năm, sáu lần nhưng trời se lạnh, là chân anh hai ba ngày cũng không chịu rửa. Những chuyện tưởng rất nhỏ như thế nhưng lại khiến Loan cảm thấy như mình bị xúc phạm: Anh ấy không coi trọng đời sống riêng tư của hai người chút nào, không coi trọng mình chút nào. Cô kết luận.

Kết luận của Loan càng vững chắc hơn trước những biểu hiện tình cảm hời hợt của chồng với mình. Giống như mẹ, Loan rất chu đáo, kỹ lưỡng trong chuyện chăm sóc chồng. Kỹ lưỡng và chu đáo đến mức dần dần chồng Loan coi mọi chuyện như là tất nhiên. Và cũng vì thế, chẳng bao giờ anh biết hỏi han, chăm sóc lại cho vợ mình. Sáng dậy, Loan tất bật lo đồ ăn cho cả nhà, loay hoay chuyện trong bếp, đi làm thì đã muộn giờ. Hôm nào còn thời gian, Loan uống vội ly sữa, không thì nhịn đói luôn. Thế nhưng, chồng Loan chẳng bao giờ biết giúp vợ  một tay. Sáng anh nghiễm nhiên ngồi vào bàn, vừa đọc báo vừa chờ đồ ăn sáng. Chiều về, anh tắm rửa rồi ra tưới cây kiểng, vào xem tivi cho đến khi có cơm ăn. Cơm xong, lại tiếp tục xem tivi đến khi nhíp mắt thì đi ngủ. Cái bếp là “khoảng trời riêng” của Loan.

Nếu chỉ như thế thôi thì cô cũng chấp nhận. Đằng này, cả khi Loan ốm đau, anh chồng vô tâm cũng chẳng thèm hỏi han lấy một tiếng, đừng nói là nấu cho miếng cháo, pha cho ly nước cam. Nhiều lúc đau bệnh nằm một mình suốt ngày, trong khi chồng đi làm về là ghé quán nhậu, hết tăng này đến tăng kia, về nhà chẳng hỏi lấy một câu xem vợ ốm đau thế nào, ăn gì chưa, Lan tủi thân hết sức.
 
Sống với nhau như thế được 4 năm, những ấm ức trong lòng Loan ngày càng gia tăng. Nhiều khi tâm sự với bạn bè, người thân, ai cũng hỏi Loan, có nói với anh ấy những ấm ức của mình chưa? Loan lại ngớ ra: "Toàn những chuyện vặt vãnh, không lẽ chuyện gì cũng phải nói. Mà... tự anh ấy phải hiểu chứ. Nếu anh ấy không tự hiểu có nghĩa là anh ấy đâu yêu thương gì mình. Làm theo những đòi hỏi của mình thì đâu phải là biểu hiện của tình yêu".

Loanh quanh, lòng vòng như thế nhưng thực chất, e ngại lớn nhất của Loan là sợ xung đột, sợ va chạm, sợ ầm ỹ trong nhà. Và, hơn tất cả là nếp gấp của suy nghĩ: "Chồng là đầu tàu trong nhà. Có hay ho gì khi vợ gân cổ cãi nhau với chồng". Thế là cô chọn giải pháp "Im lặng để giữ hòa khí" cho dù cái hòa khí ấy thực ra chỉ còn bề nổi, lòng Loan đã là một khối trống rỗng.

Bất ngờ, chồng Loan phát hiện được cô có quan hệ tình cảm với một người đàn ông cô quen trên mạng. Anh gần như "ngã bổ chửng" vì cú sốc này. Anh càng bất ngờ hơn khi thấy thái độ của vợ khi bị phát hiện: cương quyết ly hôn. Sợ mất người vợ quá đỗi đảm đang, hiền dịu, chồng Loan mới cuống quýt tìm hiểu xem vì sao vợ lại hết yêu mình. Đến lúc đó, Loan mới dần dà nói ra hết những ấm ức, những đau khổ của mình và kết luận: "Mọi tình cảm của em với anh đã hết. Em biết mình có lỗi khi yêu thương người khác, dù chỉ là qua internet, nhưng điều đó khiến em hiểu em có thề thay đổi cuộc sống của mình".

Qua cơn đau điếng vì bị phản bội, chồng Loan dần nghĩ lại những điều vợ nói và bất ngờ, anh nhận thấy những đau khổ, chán chường của vợ là có... cơ sở. Anh đã quá thờ ơ, quá vô tâm với vợ và với cuộc sống gia đình của mình. Điều anh đau đớn nhất là: "Tại sao em chẳng bao giờ nói ra? Lúc nào em cũng nhẹ nhàng, vui vẻ làm anh cứ tưởng em bằng lòng với mọi điều". Khi Loan nhắc chồng, cô đã từng nói, anh lại bảo: "Ừ, thì em nói, nhưng cũng chỉ một lần, rồi thôi. Anh lại tưởng không có gì nghiêm trọng. Sao chẳng bao giờ em làm toáng lên, la hét lên, hay giận dỗi vài ngày như những vợ người khác?". Loan nhìn anh ngạc nhiên: "Em không làm thế được, anh phải tự hiểu chứ". Chồng Loan dở khóc, dở cười: "Trời ơi! Anh là đàn ông, không phải chuyện ấm ức gì của đàn bà anh cũng hiểu hết".

Họ đã có một thỏa thuận chung sống lại, bắt đầu lại. Nhìn chồng đau khổ, vật vã vì sợ mất mình, Loan hiều ra những "quyền" của mình. Còn chồng Loan, kề chuyện với bạn bè thân, anh hay đùa: "Nhà mình hóa ra thừa vàng. Ông nào cần, mình chia bớt. Có ai đời chồng phải yêu cầu vợ nói ra, tranh cãi, giận dỗi... như mình hay không?"
 
Theo PNO
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Gia đình - 3 phút trước

GĐXH - Rạn nứt giữa bố mẹ chồng và con dâu là lý do phổ biến nhất gây đổ vỡ cho gia đình lớn.

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Chạy vào bệnh viện, tôi thấy vợ cũ đang chăm sóc mẹ tôi từng chút một. Tự dưng nghĩ đến người vợ mới, tôi không khỏi nhói lòng.

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Chuyện vợ chồng - 4 giờ trước

Câu chuyện của người phụ nữ ở Malaysia đang khiến dân mạng dậy sóng với những phản ứng trái chiều.

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Gia đình - 7 giờ trước

GĐXH - Khi bánh xe vận mệnh quay tròn, năm 2024 sẽ mở ra một chương mới đầy sắc màu cho cuộc đời 5 cung hoàng đạo trong hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực.

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Nuôi dạy con - 10 giờ trước

GĐXH - Với những đứa trẻ, phát triển những kỹ năng và hành vi quan trọng trong kinh doanh sẽ giúp chúng tự làm chủ và thành công trong cuộc sống.

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Chuyện vợ chồng - 10 giờ trước

Sau khi biết dự định của bố vợ, tôi hoài nghi liệu tôi có phải người thừa trong gia đình này?

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

Gia đình - 21 giờ trước

3 chị em Kiều Nhi, Tuyết Nhi và Hoàng Duyên ở Lâm Đồng thường bị nhận nhầm là "sinh 3", gây chú ý khi tổ chức đám cưới cùng ngày.

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Gia đình - 21 giờ trước

Người đàn ông Trung Quốc này luôn so sánh bản thân với người bạn hàng xóm và hạnh phúc khi thấy mình hơn bạn. Tuy vậy mọi việc đảo lộn khi họ bước vào tuổi nghỉ hưu.

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Gia đình - 23 giờ trước

Ngày về ra mắt, Mị đã khiến mẹ chồng tương lai đi từ bất ngờ này sang ngỡ ngàng khác vì giới tính "gái mà trai, trai mà gái" của mình.

'Sau khi kết hôn, có nên đưa lương cho vợ không?' Câu trả lời từ những người đàn ông có gia đình nhiều năm rất thực tế!

'Sau khi kết hôn, có nên đưa lương cho vợ không?' Câu trả lời từ những người đàn ông có gia đình nhiều năm rất thực tế!

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Theo bạn, sau khi kết hôn, người đàn ông có nên đưa tiền lương cho vợ không?

Top