Hà Nội
23°C / 22-25°C

Ông bà kiêm... "ôsin"

Thứ ba, 08:30 24/05/2011 | Gia đình

Vợ chồng anh con trai đi làm xa, để con ở quê nên dù đã gần 70 tuổi, ông bà Na vẫn phải vừa chăm cháu, vừa kiếm sống.

Cùng xã với họ, nhiều cặp vợ chồng già cũng đang phải làm thay nhiệm vụ bố mẹ hộ các con.
 
Trong khi các bà trong xóm gọi nhau đi tập thể dục buổi sớm thì bà Na, 66 tuổi (Ứng Hòa, Hà Nội) lọ mọ dậy bắc nồi cháo cho cháu, dọn dẹp nhà cửa rồi đưa bé đến trường.
 
Bà cho biết, con trai và con dâu bà đều làm việc trên khu công nghiệp Quang Minh, Vĩnh Phúc. Anh là thợ cơ khí của một công ty lắp máy, chị làm may công nghiệp. Vì kinh tế khó khăn, hai vợ chồng đành gửi con về quê, nhờ ông bà chăm giúp.

"Ông nhà tôi xin làm làm bảo vệ kiêm lao công ở trường tiểu học gần nhà để kiếm thêm đồng ra đồng vào, một mình tôi chăm thằng bé, nó nghịch lắm, lại lo cơm nước, nên cũng mệt. Nhưng giờ con cái còn trẻ, phải để chúng yên tâm làm kinh tế, có tí vốn mới dễ làm ăn sau này", bà Na tâm sự.

Bà cho biết, dù nơi làm việc chỉ cách nhà mấy chục cây số, nhưng thường vài tuần vợ chồng con trai mới về. "Chúng nó đều là công nhân, lương ba cọc ba đồng, nên phải cố làm thêm, tăng ca", bà tự an ủi.

Có 5 người con đều đã lập gia đình nhưng ông bà Kiều (Quỳnh Phụ, Thái Bình) gần 70 tuổi lại ở cùng hai đứa cháu, là con của anh con trai đầu, đang làm ăn xa trong Sài Gòn. Bà Kiều bị thoái hóa khớp gối, ông cũng kém mắt nên việc chăm sóc hai cháu (một 2 tuổi, một 5 tuổi) khiến cả hai đều mệt mỏi. "Nhiều khi chúng tôi thấy cơ cực quá, nhất là lúc các cháu lăn ra cùng ốm", bà Kiều than thở.

Dù vài tháng vẫn được con gửi về ít tiền hay quần áo, song vì không có lương hưu nên ông bà phải chăm thêm lợn, gà, trồng rau, trồng gừng để bán mới đủ nuôi cháu.

Trong một hội thảo mới đây về vấn đề dân số, tiến sĩ Giang Thanh Long, Phó Viện trưởng Viện Chính sách công và quản lý, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội cho biết, ở Việt Nam, mô hình gia đình truyền thống gồm nhiều thế hệ đang dần được thay thế bởi gia đình hạt nhân, gia đình "khuyết thế hệ" (chỉ có ông bà và cháu).

Kết quả một cuộc điều tra từ năm 1992 đến 2008 cho thấy, xu hướng này đang tăng lên rõ rệt. Nếu năm 1992-1993 chỉ có 0,68% số hộ gia đình chỉ có ông bà và cháu thì tới năm 2008, con số này đã tăng gấp hai lần (khoảng 1,41%). Bên cạnh đó, những gia đình chỉ có vợ chồng người cao tuổi cũng tăng nhanh, từ chưa đầy 10% năm 1992 lên tới gần 21,5% năm 2008.

Theo báo cáo của ông Long, tại Việt Nam, con số gia đình khuyết chưa nhiều, nhưng mức tăng đáng kể và rất rõ rệt. Theo xu hướng di cư từ nông thôn ra thành thị hiện nay, con số này có sẽ còn tăng lên nữa và sẽ dẫn tới nhiều vấn đề về an sinh xã hội.

Thực tế tốc độ đô thị hóa kéo theo dòng lao động di cư ra thành thị ngày một đông, khiến nhiều làng, xã chỉ còn người già, trẻ nhỏ sinh sống. Ở các địa phương như Thái Bình, Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam, Nghệ An, Hà Tĩnh và thậm chí ở ngay các huyện của Hà Nội như Sóc Sơn, Đông Anh, Mỹ Đức, Ba Vì, Ứng Hòa... thực trạng này khá phổ biến.

Ông lý giải, đa số các gia đình khuyết đều ở khu vực nông thôn. Người cao tuổi ở các khu vực này hầu hết đều làm nông nghiệp, khi già, họ không có nguồn thu nhập hay lương hưu, hỗ trợ nào, nên hầu như phải sống phụ thuộc vào con cái. Trong khi đó, hai năm lại đây, khi kinh tế suy thoái, người di cư phải đối mặt với nhiều khó khăn, mất việc, giảm thu nhập, chi phí sinh tồn tăng. Bởi thế họ cũng không có điều kiện trợ giúp bố mẹ và con ở quê nhà.

"Ở một số vùng chúng tôi thực hiện điều tra, như Thanh Hóa, Thái Bình, có những cụ già còn cho biết, 4-5 tháng qua, họ không nhận được tin tức hay tiền của con đi làm ăn xa gửi về, chỉ biết con đang ở Sài Gòn. Nhiều người dù tuổi cao, có bệnh, vẫn phải lần hồi kiếm tiền sinh sống, nuôi cháu", ông Long chia sẻ.

Theo ông, việc các gia đình khuyết có xu hướng tăng còn gây một tác động quan trọng hơn, ảnh hưởng tới liên thế hệ, khi mà thế hệ trẻ không được sự chăm sóc đầy đủ của bố mẹ, thiếu thốn về vật chất, tinh thần, thậm chí không được đến trường.

Theo ông, vấn đề này cần sự hỗ trợ của nhà nước: trợ cấp cho người già có hoàn cảnh khó khăn, tạo an sinh trong gia đình họ, và quan trọng nhất là phát triển kinh tế nông thôn để giảm bớt dòng di cư từ nông thôn ra thành thị. Muốn làm được điều này thì cần có chuyển đổi kinh tế từ làm nông nghiệp sang dịch vụ phi nông nghiệp, đào tào nghề, phát triển nghề truyền thống...

Ông cho rằng, đây là một vấn đề lớn mà nếu không giải quyết tốt sẽ có thể gây những bất ổn xã hội.
 
Theo Minh Thùy
VnExpress
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Tình cũ không rủ cũng tới', đây là 5 cung hoàng đạo rất dễ quay lại với người yêu cũ

'Tình cũ không rủ cũng tới', đây là 5 cung hoàng đạo rất dễ quay lại với người yêu cũ

Gia đình - 35 phút trước

GĐXH - Nếu có cơ hội, những cung hoàng đạo sau đây sẵn sàng 'nối lại tình xưa' với người yêu cũ...

Tôi vụn vỡ khi vô tình tìm thấy ảnh lạ trong máy tính của chồng

Tôi vụn vỡ khi vô tình tìm thấy ảnh lạ trong máy tính của chồng

Chuyện vợ chồng - 3 giờ trước

Tôi đã tìm thấy hàng trăm hình ảnh bí mật được lưu trong máy tính của chồng, hóa ra chồng tôi thích như vậy. Sự tự tin của tôi trước anh liền vụn vỡ.

Khi mẹ chồng khiến con dâu 'phát điên'

Khi mẹ chồng khiến con dâu 'phát điên'

Gia đình - 4 giờ trước

GĐXH - Dù ở nền văn hóa nào thì mẹ chồng nàng dâu vẫn là mối quan hệ rất nhạy cảm và có nhiều mâu thuẫn...

Khoa học chứng minh, hôn nhân càng hạnh phúc ngoại hình của vợ và chồng càng giống nhau

Khoa học chứng minh, hôn nhân càng hạnh phúc ngoại hình của vợ và chồng càng giống nhau

Chuyện vợ chồng - 16 giờ trước

Nghiên cứu đã chỉ ra hôn nhân càng hạnh phúc thì vợ và chồng càng giống nhau.

Vợ tôi đòi trả công 15 triệu đồng/tháng để chăm sóc mẹ chồng liệt giường

Vợ tôi đòi trả công 15 triệu đồng/tháng để chăm sóc mẹ chồng liệt giường

Chuyện vợ chồng - 17 giờ trước

GĐXH - Mẹ tôi khóc vì nghĩ con dâu trưởng đã không ra gì, con dâu thứ cũng đối xử với bố mẹ chồng tệ bạc nốt. Tuy nhiên, ông bà vẫn đồng ý với đề nghị của vợ tôi.

Thái độ của mẹ chồng khi thấy con dâu rửa tôm bằng máy giặt

Thái độ của mẹ chồng khi thấy con dâu rửa tôm bằng máy giặt

Gia đình - 20 giờ trước

GĐXH - Con dâu nói từng xem người ta rửa tôm hùm bằng máy giặt trên TV. Nói xong, người con dâu đổ cả 5 kg tôm vào máy giặt, rắc thêm ít muối, rượu rồi bật chế độ giặt trong 30 phút.

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Chuyện vợ chồng - 21 giờ trước

Người phụ nữ tốt bụng nên đã cho người bạn gái bị chồng bạo hành ở nhờ nhà mình. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng cho rằng đây là một quyết định sai lầm của cô.

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Một sở thích của con trai giống nhiều tỷ phú như Bill Gates, Warren Buffett, Mark Zuckerberg... tiết lộ cách nuôi dạy con đáng học hỏi của Tăng Thanh Hà

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Không chỉ hai bé đầu Richard và Chloe, ngay cả cậu con trai út Mason cũng được vợ chồng nữ diễn viên Tăng Thanh Hà rèn một thói quen tốt ngay từ bé.

Tôi càng ngày càng cảm mến người chị song sinh của vợ

Tôi càng ngày càng cảm mến người chị song sinh của vợ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Vợ tôi có một người chị gái sinh đôi. Nhiều năm qua, tôi thầm cảm mến và bị ám ảnh về chị vợ. Có rất nhiều hình dung nóng bỏng, suy nghĩ ngọt ngào kiểu "giá như" xuất hiện trong đầu tôi.

Top