Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những đứa trẻ mót vàng trong đêm

Thứ bảy, 09:37 06/09/2008 | Gia đình

Giadinh.net - Khi màn đêm buông xuống, con suối Ktiếc (xã A Tiêng, huyện Tây Giang, Quảng Nam) phải "chịu trận" của hàng chục con người, phần lớn là những đứa trẻ đang tuổi ăn tuổi chơi, băng rừng lội suối đi đào đãi vàng.

Giữa rừng Malơi, những đứa trẻ hai tay tất bật cầm boong đãi lọc lấy cám vàng. Vòng ngang ngực là chiếc đèn pin lờ mờ, không đủ sáng để nhìn thấy rõ mặt nhau. Ngày qua ngày, các em vẫn hì hục mót bụi vàng phiêu bạt.

Mót vàng từ thủa lên... 5

Chiều buồn, đường về bãi vàng của ông chủ Phong (một người Kinh lên mua lại mỏ vàng của thôn Ahu, xã Atiêng, huyện Tây Giang) phải đi qua một bãi ngô rộng. 19 giờ, đêm núi rừng thường có mưa giông nặng hạt.

Nhưng dường như trời cũng thương lũ trẻ nên mưa cũng chóng qua, trả lại màn đêm yên ả. Đã mệt do thấm mưa, bọn trẻ càng mệt hơn vì phải lội dọc theo con suối nhỏ Ktiếc, một nhánh nhỏ của dòng sông Avương.

Nơi đó là “thánh đường” của lũ trẻ và cũng là kiếp mưu sinh của nhiều người từ mấy năm nay. Mới 10 tuổi, Riáh Chil đã là nhóm trưởng. Tay cầm xẻng dẫn đầu, Riáh Chil gọi to “Cơ lơng t’ngầy đâu bha rớt pabhứng, ahếc kượt pakiêm” (đường hôm nay trơn lắm, chúng ta hãy cẩn thận).

Boong là dụng cụ không thể thiếu khi đi đãi cám vàng. Boong được làm từ gốc cây lớn, hình tròn, chiều rộng đo bằng 3 gang tay trẻ nhỏ, nặng đến hơn 3kg.

Tiếng hét văng vẳng rừng xanh, Ríah Chil cẩn thận lần từng bước chân trên đoạn dốc nhão nhẹt trơn trượt. Bước chân như nặng nề hơn bởi đôi chân ấy cả ngày nay còn lội bộ tới trường. Lũ trẻ theo sau cũng cùng cảnh ngộ. Tất cả như vội vã cho kịp giờ “quay tơi”.

Thật khó tin, những “thợ” mót vàng chừng 6, 7 tuổi. Các em mặt đen nhẻm, búng ra sữa, nhưng độ lì lợm và dày dạn thì không thua chị kém anh. Bloong Thị Nguyệt tuổi mới lên 6 nhưng vẫn theo nhóm trưởng Blơn (thôn Tà Vàng) ra bãi đãi cám vàng, Nguyệt là con thứ 7 trong gia đình có 9 người con, ai cũng phải đi làm mới có cái ăn, cái mặc. Lần từng bước chân khó nhọc vì cái boong trên đầu quá nặng so với tuổi, Nguyệt vẫn cười ngây ngô.

Dù boong có làm bước chân của Nguyệt chậm đi nhưng vẫn phải mang theo, vì  không có boong làm sao đãi tìm cám vàng. Vì vàng, em đã vàng thân, vàng mắt từ thủa lên... 5.

Đêm mót vàng, ngày đến lớp để thể nguyện ước mơ.

Vàng... đêm

Không nhìn thấy rõ mặt của từng đứa, chỉ nghe được giọng nói  của lũ trẻ trong veo giữa rừng sâu, mỗi khi chúng tìm được hạt vàng nào  đó. Và chỉ có thể đếm được từng “nhóc” nhờ vào những vệt sáng của chiếc đèn pin đặt trước vòng ngực.

Ở vùng núi, sương xuống nhanh, khoảng 21 giờ, những cơn gió rít qua rừng Malơi làm cho lũ nhỏ dúm dó lại. Nhưng đây mới chỉ là thời điểm chúng bắt đầu làm việc.

Có khoảng 20 nhóm của 3 thôn Tà Vàng, Ahu, Aching thuộc xã Atiêng. Mỗi nhóm có từ 2 đến 3 em , lớn nhất chỉ 15 tuổi, còn bé nhất là Nguyệt, 6 tuổi. Các nhóm trưởng đều là những bé nam, có sức khỏe, có thể cầm xẻng để xúc lấy những khoảng đất xin được từ người chủ tốt bụng.

Hàng đêm, những người làm công cho ông chủ “quay tơi” (xới đất, múc lên) nhiều hơn. Những khoảnh đất tốt được đưa lên “quay tơi” sau vài vòng sẽ được đưa vào “máng” và xổ ra ngoài.

Công đoạn này được thực hiện nhiều lần trong suốt đêm khai thác, dưới bàn tay của những phu vàng hàng chục năm kinh nghiệm. Đến khi cảm thấy không tìm được những hạt vàng lớn nào thì người chủ sẽ cho lũ nhỏ được đãi lấy cám vàng. Bọn trẻ chỉ trông chờ có thế. Và đó là nguồn sống mà bố mẹ chúng “bấu víu” bấy lâu.

Khi được thừa hưởng “xái”, lũ nhỏ mặt tươi hơn hớn, đứa nào đứa nấy sành sỏi công việc như chúng là dân “chuyên nghiệp” vậy.

Ngồi dọc bờ suối Ktiếc, từng đứa nhỏ với cái boong trên hai tay, xúc khoảng gần 1kg đất và đá lẫn lộn, những đôi tay khô gầy đưa boong sàng lọc đến khi chỉ còn lại những hạt cát nhỏ li ti và may mắn nhất trong mỗi lần lọc cát là tìm được một cám vàng lẫn lộn trong một lớp cát dày đặc.

Bao giờ trẻ em vùng núi như các em không còn khổ cực, nhem nhuốc?

Đêm nào cũng thế, đợi khi con nước lên đúng dòng, tranh thủ lúc nào ông chủ làm việc là bọn nhỏ lại đến. Không kể trời mưa lạnh, ngay cả đúng vào mùa thi, bọn nhỏ vẫn theo ông chủ ra sông tìm cám vàng.

“Dù mệt một tí nhưng có thêm được ít tiền để dành mua sách và thức ăn cho mấy em” – Riáh Chil (10 tuổi), thôn Tà vàng, vừa đưa boong vừa trò chuyện.  Chuyện của Chil làm cho những đứa nhỏ ngồi cạnh ngừng đưa boong, mặc dù chúng được nghe đi, nghe lại đến thuộc lòng. Nhưng vẫn muốn nghe mãi.

Hoàn cảnh Chil thật oái oăm, bố mẹ của Chil cưới nhau vì tục nối dây nhưng không biết vì sao họ bỏ đi biền biệt, để lại 4 anh em Chil cùng dắt díu nhau mà sống. Chil vừa làm “bố”, vừa làm “mẹ” ở tuổi lên 10.

Trời càng lúc càng đen ngòm. Giữa rừng tối mịt, từng bóng sáng chập chờn của đèn pin trông giống như những đốm sáng của mấy chú đom đóm tìm bạn. Trời càng về khuya càng lạnh, bọn nhỏ không còn trò chuyện râm ran như giờ đầu. Tiếng soạt của lớp cát sỏi đãi trên Boong càng lúc càng rõ mồn một....

Những đứa trẻ không để ý đến cái lạnh giữa rừng sâu, chúng làm vội như sợ đêm trôi nhanh chóng. Mở “hũ” cám vàng (một hộp sữa chua nhỏ để bỏ cám vàng), Chil (trưởng nhóm có quyền được giữ), cẩn thận bọc qua mấy lớp vải.

“Hôm nay chỉ được vài ly”, Chil vừa thở hổn hển, mặt buồn rười rượi. “Có lẽ do trời lạnh và tối không tìm được nhiều như những đêm trước”, Chil đúc kết.

Trái lại, đội trưởng thôn Ahu (đội trưởng của 5 nhóm) có vẻ như vui hẳn vì tối nay trúng đậm. Đội trưởng đã vào tận nơi đổ “máng” để xin lấy 1 xô đất, chỉ mới qua 3 vòng “quay tơi” đã được gần 1 phân vàng, giá bán được 150 ngàn đồng, chia đều cho 5 nhóm (15 người). Cứ thế, lũ nhỏ im lặng, từng nhóm một lại thay chỗ cho nhau như mong tìm được chỗ ‘trúng” cho sự may rủi của mình.

Những đứa trẻ hai tay lại lắc đều, quay tròn boong, mắt mở thật to để nhìn thấy những cám vàng lấp lánh dưới ánh sáng tù mù của đèn, thi thoảng có tiếng ngáp dài của mấy bé gái. Đêm dần qua...

Cực nhọc nhưng đó là nguồn sống của các em và gia đình.

Để ngày tươi sáng...

Đến nửa đêm, những đứa trẻ không còn đi học thì ở lại “mót vàng”, còn đứa đến lớp thì phờ phạc quay về, đánh no một giấc để sáng mai đến lớp. Đường đến trường nội trú huyện xa, phải đi bộ mất gần 1 tiếng, nên 5 giờ chúng lại phải căng mắt, bật dậy.

Đó là thói quen của lũ trẻ nơi đây. Sáng tờ mờ đã thấy lũ nhỏ gọi nhau í ới để cùng nhau “dóc” bộ lên trường. Tiếng lạch cạch của dàn dép nhựa chạm xuống mặt đường bê tông nghe vui tai đến lạ. Gương mặt từng đứa đen nhẻm và già hơn nhiều so với tuổi của mình.

Mệt vì... vàng, song đứa nào cũng sáng tươi nét mặt khi thấy mái trường thân yêu, được nô đùa cùng lũ bạn học. Đứa nào cũng khoe, ở trường được cô giáo không ngớt lời khen vì chăm ngoan.

Zơrâm Thị Nếp (13 tuổi) là lớp trưởng lớp 7 và có vẻ là một học sinh nổi trội. Nếp luôn che miệng khi cười và rành rọt nói về ước mơ của mình. Em mơ làm bác sĩ, “sau về lại làng Ahu để chữa bệnh cho bà con”. 

Để thể nguyện ước mơ của mình, 7 năm nay, Nếp luôn là học sinh giỏi của trường, mặc dù hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Nhà Nếp có 7 chị em, ai cũng nghỉ học, chỉ có Nếp ngày nào cũng mong được đến trường cho dẫu khó khăn trĩu vai.

Pơloong Hòa cũng đi mót vàng đêm qua ở nhánh sông Avương. Mệt là vậy, nhưng sáng nay khi cô giáo hỏi bài môn tiếng Anh, giọng Hòa trơn tru đến lạ, không khác gì trẻ em phố thị. “Ước mơ của em là trở thành một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với bạn bè về văn hóa C’tu của mình”.

Còn nụ cười duyên với giọng hát thật trong của Bơloong Thị Miên (14 tuổi, thôn Aching) ai nghe qua khó lòng quên được. Miên ước sau này trở thành một nghệ sĩ, được đứng trên sân khấu một lần để nhìn thấy được nhiều người.

Trống tan trường, các em nô đùa trên đường về. Bước chân vui chơi nhưng vẫn nhanh nhảu, để về kịp ăn uống, nghỉ ngơi, học bài, để tối lên con suối Ktiếc sớm. Màn đêm xuống, bọn nhỏ lại vác đồ nghề lên vai. Chúng đi mót vàng trong đêm để nuôi ước mơ của mình.

Xuân Hoài

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện

Tôi 'xao lòng' với nữ đồng nghiệp, bỗng tỉnh ngộ khi nghe vợ kể chuyện

Chuyện vợ chồng - 2 giờ trước

Tôi nhìn vợ, không hiểu cô ấy nói vậy có ý gì, thấy hơi chột dạ. Chuyện ai đó đi ngược chiều gây tai nạn thì liên quan gì đến việc ngoại tình mà cô ấy lại chuyện nọ xọ chuyện kia.

Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Mẹ chồng gánh hậu quả khi làm khó con dâu

Gia đình - 3 giờ trước

GĐXH - Rạn nứt giữa bố mẹ chồng và con dâu là lý do phổ biến nhất gây đổ vỡ cho gia đình lớn.

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Tôi ngoại tình bỏ vợ, sau đó ân hận khi nghe mẹ đẻ tiết lộ điều này

Chuyện vợ chồng - 4 giờ trước

Chạy vào bệnh viện, tôi thấy vợ cũ đang chăm sóc mẹ tôi từng chút một. Tự dưng nghĩ đến người vợ mới, tôi không khỏi nhói lòng.

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Chuyện vợ chồng - 7 giờ trước

Câu chuyện của người phụ nữ ở Malaysia đang khiến dân mạng dậy sóng với những phản ứng trái chiều.

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Gia đình - 10 giờ trước

GĐXH - Khi bánh xe vận mệnh quay tròn, năm 2024 sẽ mở ra một chương mới đầy sắc màu cho cuộc đời 5 cung hoàng đạo trong hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực.

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Nuôi dạy con - 13 giờ trước

GĐXH - Với những đứa trẻ, phát triển những kỹ năng và hành vi quan trọng trong kinh doanh sẽ giúp chúng tự làm chủ và thành công trong cuộc sống.

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Chuyện vợ chồng - 13 giờ trước

Sau khi biết dự định của bố vợ, tôi hoài nghi liệu tôi có phải người thừa trong gia đình này?

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

Gia đình - 1 ngày trước

3 chị em Kiều Nhi, Tuyết Nhi và Hoàng Duyên ở Lâm Đồng thường bị nhận nhầm là "sinh 3", gây chú ý khi tổ chức đám cưới cùng ngày.

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Gia đình - 1 ngày trước

Người đàn ông Trung Quốc này luôn so sánh bản thân với người bạn hàng xóm và hạnh phúc khi thấy mình hơn bạn. Tuy vậy mọi việc đảo lộn khi họ bước vào tuổi nghỉ hưu.

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Gia đình - 1 ngày trước

Ngày về ra mắt, Mị đã khiến mẹ chồng tương lai đi từ bất ngờ này sang ngỡ ngàng khác vì giới tính "gái mà trai, trai mà gái" của mình.

Top