Hà Nội
23°C / 22-25°C

Người vợ "Tư lệnh Biệt động" và chuyện chưa từng kể

Thứ sáu, 09:12 30/04/2010 | Gia đình

GiadinhNet - Độc giả hẳn đã từng xem hoặc nghe kể về bộ phim “Biệt động Sài Gòn” dài 4 tập, được trình chiếu trên màn ảnh từ những năm 80 của Thế kỉ XX.

Nhân vật Tư Chung được xây dựng trên nguyên mẫu Tư Chu (Nguyễn Đức Hùng), nguyên Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng quân khu kiêm Chỉ huy trưởng Biệt động Sài Gòn - Gia Định. Nhưng ít ai biết người vợ của Tư Chu cũng là Biệt động thành... Kỷ niệm 35 năm giải phóng miền Nam, GĐ& XH xin trích đăng những hồi ức của bà Đoàn Thị Nhỏ, vợ ông Tư Chu, kể lại những thời khắc ác liệt của cuộc chiến tranh, trong giai đoạn từ 1968 đến ngày giải phóng.

2 tuổi theo mẹ làm giao liên

Bà Đoàn Thị Nhỏ trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Mậu Thân 1968 là một trong các giao liên hướng dẫn đơn vị Biệt động số 3 tập kết đánh vào Bộ Tư lệnh Hải quân ngụy. Đoạn hồi ký trên được ông Tư Chu thuật lại trong cuốn "Từ một dòng sông" - một cuốn sách viết về Biệt động Sài Gòn - Gia Định, do ông là tác giả.

Được phổ biến nhiệm vụ chuyển quân từ tối ngày 30, sáng mồng 1 Tết Mậu Thân (1968), tôi đến chỗ hẹn, là một căn nhà cổ kính ở cách thị trấn Trảng Bàng chừng 1km. Anh em chờ tôi đang ăn sáng và chơi bài với các em nhỏ trong gia đình. Số lượng quân tôi đưa đi là 9 đồng chí (số các đồng chí khác đã ở sẵn chiến trường luôn cả chỉ huy). Phân ra từng tốp nhỏ như đi chợ Tết, ra đến chợ Trảng Bàng với số lượng đông nên tôi bao luôn 1 cỗ xe "lam" đi thẳng về Sài Gòn. Đi theo tôi có con trai tôi lúc đó 2 tuổi, không gửi được cho ai giữ, vả lại mang theo cháu thì dễ ngụy trang với địch là mẹ con về quê ăn Tết.
 
Buổi sáng còn mờ sương, xe chúng tôi đi dọc theo đường số 21 - từ Trảng Bàng về Sài Gòn. Là sáng mùng 1 Tết nên không khí thật thanh bình, lúc đi ngang qua cầu Tham Lương, tôi thấy dáng chồng tôi (Tư Chu - PV) đi xe vọt qua nhanh phía trước, như vậy ảnh đã xuất quân. Điểm hẹn đưa anh em tới là nhà đồng chí Mười Lợi ở khuôn viên chùa Tập Thành - Bà Chiểu (nay là đường Bùi Đình Túy). Một trục trặc đột xuất, tuy đã tìm ra đường phố nhưng tôi không tìm ra số nhà nên anh em phải chờ đợi. Sau đó tôi đành phải đưa anh em lại rạp hát Cao Đồng Hưng (bên chợ Bà Chiểu), nơi này đông người để tránh địch phát hiện ra.
 

Vợ chồng ông bà Tư Chu sau ngày hòa bình...


Tôi quay lại xóm nhà ở quanh chùa, giả đưa con đi chơi Tết và lần hỏi được số nhà của anh Mười Lợi. Mừng rỡ vô hạn, tôi chia anh em từng tốp nhỏ 3 người đi vào điểm hẹn. Ở đó, đã có các anh em tập họp sẵn. Khoảng hơn 12 giờ đêm thì đồng chí Tư Tăng - chỉ huy đơn vị đến (Nguyễn Văn Tăng - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân) động viên đơn vị và nói với tôi: "Sắp đánh rồi, chị rời khỏi đây về cơ sở để chờ tin...Đi nhanh không nên trù trừ...".
Tôi về đến nhà cơ sở lúc đó hơn 1 giờ sáng. Nhà này nằm ở khu vực Đại học Quốc gia hành chính ngụy (nay là đường 3/2). Thời gian sau đó, nghe tiếng súng nổ nhiều điểm ở phía quận 1, kế tiếp là các loạt súng ở các nơi khác. Tiếng còi hú, tiếng xe vận chuyển trên đường phố và các tràng súng đại liên, súng trường trên xe của địch vừa đi vừa bắn, náo động cả khu phố. Trời sáng thì tiếng trực thăng quần đảo trên bầu trời, nhiều người không hiểu chuyện gì đã xảy ra, họ tưởng có "đảo chính".
 

Và bây giờ. Ảnh: PV


Hai con cùng lúc bị bắt

Con trai tôi cựa mình thức dậy miệng cười, tay đang quờ quạo, chắc đang muốn kiếm gì để ăn vì từ chiều hôm qua luýnh quýnh lo sắp xếp với công việc, cháu chưa được ăn gì. Cả gia đình tôi tham gia vào chiến trận Mậu Thân 1968 gồm tổ 3 người, cháu là thành viên nhỏ nhất. Khoảng 8 giờ sáng, một trực thăng dùng loa kêu gọi đồng bào bình tĩnh và “chỉ cho quốc gia những phần tử Việt cộng đang ẩn náu ở các khu phố”; đồng thời thông báo đã bắt được Ba Tam (tên chồng tôi lúc đó) người chỉ huy trận chiến ở Sài Gòn. Chúng còn nói thêm Việt cộng đã thất bại. Tôi bủn rủn tay chân, tuy trong lòng vẫn hồ nghi. Chiều hôm đó, một đồng chí báo tin là chồng tôi vẫn đang chiến đấu. Những ngày sau đó, tôi được lệnh đi tìm và liên lạc với anh chị em đã bị xáo trộn sau lần tấn công đợt 1 Mậu Thân (khoảng tháng 2/1968 - PV).

Sau đợt 2 Mậu Thân (Tháng 5/1968- PV), tình hình hoạt động trong nội thành khó khăn hơn trước. Qua cuộc chiến đấu, địch có bắt được một số anh chị em và chúng khai thác được nhiều mặt nên đã thay đổi cách đối phó với lực lượng tại chỗ của ta khác trước kia.

Chúng tập trung khống chế, kiềm kẹp từ cơ sở, dùng mọi kiểu tổ chức để giám sát cho được từng gia đình, từng khu phố.
 
Tình hình có khó khăn trong hoạt động, lúc bấy giờ cơ quan chỉ huy đã từng bước dời theo trục đường số 4 xuống hướng các tỉnh đồng bằng để tiện đường chỉ đạo vào nội thành. Để tránh qua ngả Phú Lâm đi xuống miền Tây, đề phòng bị nhận diện nên cán bộ ta thường phải đi vòng qua cầu Ông Thìn, Cần Giuộc, Mỹ Tho...Lúc đó tôi phải gửi các cháu nhờ người quen nuôi, cho đi học. Tôi gửi hai nơi hai cháu, một cháu 7 tuổi, một cháu 5 tuổi. Sự tính toán đề phòng kỹ càng này cũng không ăn thua vì năm 1971, một cơ sở bị bắt, không chịu nổi tra tấn nên đã khai nơi ở của một cháu, sau đó địch khai thác và bắt tiếp cháu thứ hai.

Những tháng ngày chịu đựng

Khi biết tin tôi rụng rời tay chân, đầu óc không còn tỉnh táo, trí nhớ lộn xộn, đi lang thang ngoài đường. Có cơ sở thấy vậy đưa về nhà chăm sóc. Lúc bấy giờ bọn cảnh sát Tổng nha mua đồ chơi cho cháu lớn, bắt cháu ngồi trên xe Jeep, chạy loanh quanh vùng Bà Chiểu - Thị Nghè để khi cháu gặp ai quen cháu kêu thì chúng sẽ bắt (chúng biết cháu lớn có ở chiến khu với chồng tôi nên có thể biết mặt một số cán bộ). Ban đêm chúng đưa các cháu về giam ở Tổng nha.

Mấy tháng sau, tôi được triệu tập về khu, tổ chức có phân tích mưu mô của địch với việc bắt hai cháu. Sau khi cử người vào thành thay, tổ chức quyết định bố trí tôi ở lại vùng giải phóng. Từ đấy tôi tham gia vào Ban phụ trách trường Thiếu sinh quân quân khu cho đến ngày giải phóng. Mấy năm sau (1972 - 1974), tôi nhờ mẹ tôi nắm tin, nhờ vậy mà biết các cháu từng ở trại giam nào, bị thương hàn nặng ra sao...

Sau này do không ai chăm sóc các cháu nên bọn địch cho gọi những gia đình nuôi cũ lên nhận các cháu về nuôi và phải làm cam kết là không để "sổng" mất. Gần đến ngày giải phóng, bọn địch có kế hoạch đưa các cháu qua Mỹ.

Chúng tôi thừa hiểu việc địch tập họp đưa một số trẻ em qua Mỹ là để xây dựng, nhào nặn, biến các cháu lớn lên thành một đội ngũ không có Tổ quốc, không có nguồn gốc dân tộc và sẽ là những tên lính xung kích ác ôn. May mắn thay, ta giải phóng Sài Gòn nhanh quá nên địch không kịp trở tay, nhờ vậy mà mẹ tôi đã kịp thời cứu được các cháu.
 
Người vợ Tư Chu có phải là nhân vật Ngọc Mai?

Trong phim “Biệt động Sài Gòn”, nhân vật Tư Chung có cô người yêu đẹp như tranh -ni cô Huyền Trang - cũng là chiến sĩ Biệt động. Vậy nhưng trớ trêu ở chỗ, một "đồng chí" khác là Ngọc Mai, qua những ngày sắm vai vợ chồng để che mắt địch đã thầm thương, trộm nhớ Tư Chung. Có lẽ "câu chuyện tình" trong chiến đấu này cũng làm rung động hàng triệu con tim, ngoài cảm xúc ngưỡng mộ người chiến sĩ cách mạng, khi xem “Biệt động Sài gòn”. Bên cạnh đó nhiều người tự hỏi, nhân vật Ngọc Mai có phải lấy nguyên mẫu từ người vợ Tư Chu hiện thời?

Chúng tôi đã định mang "thắc mắc" này đến nhờ chính đại tá Tư Chu giải đáp, nhưng ông đang bệnh nặng, việc nói năng khá khó khăn. 9 năm trước ông đã bị mắc bệnh ung thư vòm họng, đã có lúc tưởng không qua khỏi. Vậy nhưng dường như bản lĩnh của vị Tư lệnh Biệt động ở tuổi 82 này bộc lộ ở mọi nơi - không khi nào chịu quy hàng (Điều đặc biệt đáng quý là dù đang mắc trọng bệnh, ông vẫn kịp cho ra mắt cuốn sách thứ hai, khái quát, phân tích 30 năm hoạt động của Biệt động Sài Gòn - Gia định (1945 - 1975). Nhiều đồng chí, đồng nghiệp của ông đã rưng rưng khi nghĩ, đó là món quà tri ân cuối cùng mà người thủ trưởng năm xưa của họ đã rất cố gắng hoàn thành).

Còn với người vợ của mình, trong cuốn sách “Từ một dòng sông”, đại tá Tư Chu đã viết với lòng biết ơn: "...Là đồng chí, đồng đội với nhau trước khi thành vợ chồng. Vợ tôi là một người đảm đang cả việc chung lẫn việc riêng. Mười năm làm giao liên cho các mối điệp báo (1962 - 1972) thì đều giữ được thông suốt, kịp thời, không bị ngắt quãng. Không những vậy một mình còn rê từng đứa con nhỏ theo khắp các chiến trường, từ vùng giải phóng đến vùng địch tạm chiếm, mọi nơi mọi lúc. Kể cả những lúc con ốm đau, học hành trồi trụt, nguy hiểm từng ngày từng giờ mỗi khi tránh né địch - ngụy, một mình vợ tôi lo tất cả, không một lời thở than, biểu hiện sa sút ý chí chiến đấu.

Sau Mậu Thân, do tình hình sức khỏe và nhằm bảo đảm đường dây hoạt động nên tổ chức đã quyết định giao cho vợ tôi tham gia công tác tại trường Thiếu sinh quân. Khi này hai đứa con lớn đang bị địch giam tù và hai đứa nhỏ theo mẹ vào công tác tại vùng kháng chiến phía biên giới giữa tỉnh Tây Ninh và Campuchia, trong sự đùm bọc, che chở của tổ chức, tập thể. Lo lắng cho chồng đang đi chiến đấu, hai con thơ còn bị địch bắt giam, bản thân vừa tham gia công tác tại trường Thiếu sinh quân vừa chăm lo hai con nhỏ, khó khăn muôn phần, thế nhưng vợ tôi vẫn bảo đảm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao cho đến ngày đất nước hoàn toàn giải phóng.
Đảm đang và chu đáo là hai đức tính của vợ tôi. Cũng như một số chị em Biệt động khác, không tơ vương so đo với danh lợi. Đi kháng chiến là trách nhiệm với Tổ quốc, khi nước nhà thống nhất rồi thì thanh thản trở về vị trí người công dân xây dựng cuộc sống. Họ là những người vợ đảm đang, người mẹ kiên cường và là người đồng chí sẵn sàng cầm súng khi Tổ quốc lâm nguy".

Đọc những dòng ông viết về vợ, chúng tôi thấy cũng không cần thiết phải hỏi, phải tìm tòi thêm về "mối tình" của Tư Chung trong phim với nguyên mẫu Tư Chu. Cả nhân vật lẫn nguyên mẫu đều đã quá đẹp.

Cầu chúc cho ông được mạnh khỏe để chứng kiến Sài Gòn yêu dấu đang thay đổi từng ngày, đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!
 
PV (lược trích)
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Bị chồng bạo hành dã man, vợ gọi cho người yêu cũ để cầu cứu và cái kết bất ngờ gây xôn xao dư luận

Chuyện vợ chồng - 2 giờ trước

Câu chuyện của người phụ nữ ở Malaysia đang khiến dân mạng dậy sóng với những phản ứng trái chiều.

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Top 5 cung hoàng đạo gặp nhiều may mắn nhất trong tình yêu, hạnh phúc năm 2024

Gia đình - 5 giờ trước

GĐXH - Khi bánh xe vận mệnh quay tròn, năm 2024 sẽ mở ra một chương mới đầy sắc màu cho cuộc đời 5 cung hoàng đạo trong hành trình tìm kiếm tình yêu đích thực.

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Nuôi dạy con - 7 giờ trước

GĐXH - Với những đứa trẻ, phát triển những kỹ năng và hành vi quan trọng trong kinh doanh sẽ giúp chúng tự làm chủ và thành công trong cuộc sống.

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Chuyện vợ chồng - 7 giờ trước

Sau khi biết dự định của bố vợ, tôi hoài nghi liệu tôi có phải người thừa trong gia đình này?

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

Gia đình - 18 giờ trước

3 chị em Kiều Nhi, Tuyết Nhi và Hoàng Duyên ở Lâm Đồng thường bị nhận nhầm là "sinh 3", gây chú ý khi tổ chức đám cưới cùng ngày.

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Gia đình - 18 giờ trước

Người đàn ông Trung Quốc này luôn so sánh bản thân với người bạn hàng xóm và hạnh phúc khi thấy mình hơn bạn. Tuy vậy mọi việc đảo lộn khi họ bước vào tuổi nghỉ hưu.

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Gia đình - 20 giờ trước

Ngày về ra mắt, Mị đã khiến mẹ chồng tương lai đi từ bất ngờ này sang ngỡ ngàng khác vì giới tính "gái mà trai, trai mà gái" của mình.

'Sau khi kết hôn, có nên đưa lương cho vợ không?' Câu trả lời từ những người đàn ông có gia đình nhiều năm rất thực tế!

'Sau khi kết hôn, có nên đưa lương cho vợ không?' Câu trả lời từ những người đàn ông có gia đình nhiều năm rất thực tế!

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Theo bạn, sau khi kết hôn, người đàn ông có nên đưa tiền lương cho vợ không?

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Từ nghiên cứu có thể thấy cách dùng điện thoại phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ là cho trẻ dùng một chiếc điện thoại không kiểm soát.

5 cung hoàng đạo nữ phú quý hơn người, không chỉ hôn nhân hạnh phúc mà tiềm lực kinh tế cũng 'không phải dạng vừa'

5 cung hoàng đạo nữ phú quý hơn người, không chỉ hôn nhân hạnh phúc mà tiềm lực kinh tế cũng 'không phải dạng vừa'

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Có một số cung hoàng đạo sinh ra đã được phúc báo, dường như được định sẵn để họ không phải lo cơm ăn áo mặc và luôn được yêu thương trong cuộc đời này.

Top