Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gia đình tứ đại đồng đường thời nay - có tồn tại thứ "hạnh phúc thích nghi"?

Thứ hai, 08:00 25/04/2016 | Gia đình

GiadinhNet - Số lượng gia đình tứ đại đồng đường còn lại đếm trên đầu ngón tay. Và cũng không thể chối bỏ những phiền toái, bất tiện, mâu thuẫn khi có quá nhiều người cùng sinh hoạt trong một không gian. Vậy, đó hạnh phúc thực sự của họ hay là thứ "hạnhhạnh phúc thích nghi"?

Hạnh phúc chật chội của gia đình “tứ đại đồng đường” 40 năm ăn chung một mâm cơm Hạnh phúc chật chội của gia đình “tứ đại đồng đường” 40 năm ăn chung một mâm cơm

GiadinhNet – Hơn 40 năm nay, gần 20 người thuộc 4 thế hệ gia đình cụ Nguyễn Thị Tề vẫn duy trì nếp ăn chung một mâm cơm. Ở gia đình tứ đại đồng đường này không có chuyện cãi vã, chỉ có sẻ chia.

Để trả lời câu hỏi cho bài viết cuối cùng của đề tài gia đình "tứ đại đồng đường" thời nay, chúng tôi gặp thêm một mô hình sống đặc biệt này của người Việt. Đó là gia đình tứ đại đồng đường của cụ Lê Tiến Bồng ở phố Đội Cấn (quận Ba Đình, Hà Nội). Gần 100 năm qua, dù đi đâu, các thành viên vẫn coi gia đình là bến đỗ yên bình nhất. Mỗi thành viên có ý thức tiếp thu văn hóa mới tiên tiến, duy trì văn hóa truyền thống để xây dựng nếp nhà văn minh hơn.

Tìm hiểu văn hóa qua ti vi

Nay, ông Lê Tiến Bồng và bà Nguyễn Thị Nhàn (vợ ông) chân đã yếu, mắt đã mờ nhưng ông bà vẫn cầm lái con tàu hạnh phúc của gia đình tứ đại đồng đường. Cả hai đã gần 90 tuổi.

Ông Lê Tiến Bồng xuất thân là người Hà Tây (cũ), thời trai trẻ gặp gỡ và đem lòng yêu bà Nhàn khi đó là một thiếu nữ nhan sắc xuân ngời. Và rồi, tình yêu của họ cũng đâm hoa kết trái, bỏ ngoài tai những lời không hay của xóm làng ông Bồng quyết định về ở rể nhà họ Nguyễn.


Một số thành viên của gia đình ông Lê Tiến Bồng (ảnh gia đình cung cấp).

Một số thành viên của gia đình ông Lê Tiến Bồng (ảnh gia đình cung cấp).

Từ ngày "góp gạo thổi cơm chung", hai ông bà sinh sống trong ngôi nhà mái ngói ba gian của bố mẹ bà Nhàn để lại. Đến nay, tuổi thọ của ngôi nhà đã gần 90 năm và vẫn kiến cố, trời mưa không bị dột. Ông bà sinh hạ được 5 người con, 3 trai, 2 gái.

Chúng tôi tìm đến nhà bà đúng lúc ông Bồng phải đi họp ở phường. Bà Nhàn ngồi tiếp chuyện chúng tôi. Theo thời gian, xã hội đổi thay, kinh tế phát triển, kèm theo đó tư tưởng văn hóa của mỗi thời một khác. Để hòa hợp văn hóa giữa các thế hệ, các thành viên ở gia đình tứ đại đồng đường này luôn lắng nghe, học hỏi, để cân bằng văn hóa.

Bà Nhàn giải thích, văn hóa ở đây là văn hóa gia đình, là cách ứng xử của các thành viên với nhau, ăn mặc, đi đứng, cách cư xử với bà con lối xóm…


Những bức ảnh gia đình từ thời xưa được các thành viên lưu giữ (ảnh gia đình cung cấp).

Những bức ảnh gia đình từ thời xưa được các thành viên lưu giữ (ảnh gia đình cung cấp).

Thời trẻ bà Nhàn là một thanh niên năng động, tích cực tham gia các hoạt động văn nghệ của khu xóm. Bà kể: “Thời xưa, ban ngày chúng tôi giúp bố mẹ việc nhà, muốn tập văn nghệ thì tranh thủ buổi tối. Bố mẹ tôi nghiêm lắm, quy định cứ 9h tối con gái phải về nhà. Nếu về muộn bị coi là hư hỏng, mất nết cho dù có lí do gì đi nữa.

Nhiều khi, cả đội đang tập văn nghệ dở nhưng tôi xin về trước ánh mắt ái ngại của bao người. Dần dần họ cũng hiểu nguyên tắc của gia đình tôi mà thông cảm”.

Độc đáo gia đình “tứ đại đồng đường” kể chuyện giữ nếp nhà bằng ảnh Độc đáo gia đình “tứ đại đồng đường” kể chuyện giữ nếp nhà bằng ảnh

GiadinhNet – Có thành viên trong gia đình "tứ đại đồng đường" của cụ Ngô Thế Chiện đã đi vào cõi vĩnh hằng, con, cháu, chắt cũng đi khắp phương trời, nhưng nếp nhà vẫn được giữ nguyên, truyền từ đời này sang đời khác.

Mặc dù hồi xưa được giáo dục nghiêm khắc là vậy nhưng đến thời mình dạy con, bà biến đổi, tiếp thu cách giáo dục mới, không hà khắc về giờ giấc, luôn tạo điều kiện cho con cai giao lưu với bên ngoài.

Mấy mươi năm nuôi dạy, bà chưa bao giờ quát mắng, đánh đập mà chỉ ân cần chỉ dạy. Bà dạy con dâu nói chuyện với hàng xóm không gọi mẹ chồng là “bà ấy, bà nó” mà gọi là bà Nhàn hay bà nội nó. Bà giải thích vì xưng hô bà ấy, tạo cho người nghe cảm giác xa lạ, gọi bà nội nó nghe thân thiết hơn.


Bà Nguyễn Thị Nhàn thời trẻ (ảnh gia đình cung cấp).

Bà Nguyễn Thị Nhàn thời trẻ (ảnh gia đình cung cấp).

Bà góp ý con cái từ cách ăn mặc. Bà kể, mỗi lần con dâu, con gái bà mặc váy ngoài việc đứng trước gương ngắm ngía thì đều hỏi ý kiến của bà. Theo quan niệm của bà, con gái phải ăn mặc thanh lịch, hợp với hoàn cảnh.

Bản thân bà, khi đi chùa bà mặc áo dài bởi lịch sự và trang nghiêm. Bà dạy con cháu không mặc váy khi đi chùa, một là mặc quân âu kết hợp áo sơ mi hoặc mặc quần áo phật tử.

Mặc dù mỗi thời một khác nhưng ở gia đình bà không có sự mâu thuẫn về văn hóa. Kỳ lạ thay, bà Nhàn, ông Bồng am hiểu cả K-Pop, đọc vanh vách các nhân vật trong phim “Cô dâu 8 tuổi”. Bà giải thích cho chúng tôi tính nhân văn của bộ phim, điểm nào nên học, nên tránh. Qua mỗi bộ phim mình theo dõi, nhiều tình huống trong phim bà ứng dụng, lấy ví dụ để dạy bảo con cháu.

Học hỏi bà con lối xóm

Để xây dựng nế nhà văn minh mỗi thành viên trong nhà đều có ý thức tiếp thu những cái mới tiên tiến, lưu giữ những nét văn hóa truyền thống của cha ông để lại. Nhiều khi ông Bồng bà Nhàn có những quan niệm khắt khe về cách ăn mặc, đầu tóc.

Trước kia, bà Nhàn có ý không muốn các con gái nhuộm tóc. Trước tình huống đó, các thành viên lựa lời giải thích cho bà hiểu không phải nhuộm tóc là ăn chơi, hư hỏng mà là làm đẹp. Và rồi bà cũng hiểu và nhận thấy con mình nhuộm tóc đẹp lên chứ không phải kiểu ăn chơi "nửa mùa".


Căn nhà cấp bốn của ông Lê Tiến Bồng và và Lê Thị Nhàn. Ảnh: Ngọc Thi

Căn nhà cấp bốn của ông Lê Tiến Bồng và và Lê Thị Nhàn. Ảnh: Ngọc Thi

Còn cháu, chắt bà Nhàn cũng có cách dạy dỗ riêng, tôn trọng cách vui chơi của thế hệ trẻ. “Mỗi thời một khác, hồi xưa chúng tôi làm gì có sinh nhật, làm gì biết đến quán bar. Bây giờ, lớp trẻ thường tụ họp vui chơi ở đó. Bản thân tôi không coi điều đó là xấu nhưng luôn dặn con cháu học những cái hay, không tha hóa, không để các phần tử xấu dụ dỗ”, bà Nhàn tâm sự.

Là người lái con thuyền hạnh phúc của gia đình, bà Nhàn quan sát, học hỏi cách giáo dục con cái của bà con trong xóm. Nhận thấy cách dạy nào hiệu quả bà tiếp thu, còn những trường hợp phản tác dụng thì tránh.


Bà Lê Thị Nhàn. Ảnh: Ngọc Thi

Bà Lê Thị Nhàn. Ảnh: Ngọc Thi

Mỗi khi rảnh rỗi, mấy ông bà trong khu xóm ngồi lại với nhau, ngoài việc tâm tình giải sầu thì họ còn chia sẻ nhau về gia đình. Những câu chuyện mâu thuẫn giữa mẹ chồng với nàng dâu cũng được đem ra bàn luận, họ phân tích lỗi sai của từng người rồi tìm ra cách giải quyết tốt nhất.

Vốn nổi tiếng là gia đình chung sống hòa thuận lâu năm, nhận được sự tín nhiệm của bà con hàng xóm nên bà Nhàn luôn là người đi đầu trong việc phân tích những lỗi của hai bên. Phân tích xong bà đem ra lời khuyên để hàn gắn tình cảm.

Căn bếp đặc biệt và công thức hạnh phúc của một gia đình “tứ đại đồng đường” Căn bếp đặc biệt và công thức hạnh phúc của một gia đình “tứ đại đồng đường”

GiadinhNet – Bao đời nay, gia đình "tứ đại đồng đường" của cụ Lê Thị Qùy trên phố Nguyễn Khuyến chung sống hòa thuận, con cháu thành đạt, được bà con hàng xóm ngưỡng mộ.

Dù vậy, bà vẫn khiêm tốn cho biết: “Chính nghe những câu chuyện nhà của bà con lối xóm giúp tôi học được nhiều điều. Tôi tránh những sai lầm trong cách dạy dỗ con cái của họ, tìm ra những phương pháp phù hợp hơn. Để nói hạnh phúc thì tôi không dám khẳng định nhưng về cơ bản chúng tôi không có cãi vã”.

Bà bảo, nhiều người khuyên nên cho con cái ra ở riêng cho đỡ chật chội nhưng cứ nghĩ thời các cụ sống được thì không lẽ nào mình lại không. Hơn nữa, các thành viên trước giờ đã quen với không gian sinh hoạt này nên không thấy vấn đề gì..


Chiếc quạt cổ có tuổi thọ mấy chục năm hiện vẫn được gia đình sử dụng. Ảnh: Ngọc Thi

Chiếc quạt cổ có tuổi thọ mấy chục năm hiện vẫn được gia đình sử dụng. Ảnh: Ngọc Thi

Đến nay, gia đình tứ đại đồng đường có gần 20 thành viên, về thành tích học tập thì không được coi là xuất chúng nhưng văn hóa ứng xử của họ với nhau, với bà con hàng xóm khiến nhiều người phải ngưỡng mộ.

Hạnh phúc thích nghi?

Gia đình là môi trường sống đầu tiên của mỗi người, ngày xưa để tạo dựng một gia đình ông cha ta tạo ra nhiều quy chuẩn. Bàn về mô hình gia đình tứ đại đồng đường, PGS.TS Phạm Ngọc Trung –Trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền nhận định: “Sự chuyển đổi của gia đình từ truyền thống sang hiện đại là tất yếu. Về cơ bản, ở thành phố lớn, nhà cửa diện tích có hạn nên mô hình gia đình tứ đại đồng đường không còn phù hợp.

Cuộc sống chật chội từ chỗ ăn, chỗ ngủ đem lại khổ sở cho các thành viên. Có thể họ từ trước đến nay đều sống vậy nên thành thói quen. Bản thân tôi nhìn vào thấy rất bất tiện.Tôi cho rằng là thứ "hạnh phúc thích ngh"i chứ không phải hạnh phúc thật sự, để hòa thuận các thành viên phải rất cố gắng dung hòa. Ở quê đất đai, nhà cửa rộng rãi thì nên duy trì mô hình này”.

Tuy nhiên, bản thân mỗi gia đình Việt hiện đại không nên lãng quên những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống. Mỗi người nên ý thức việc xây dựng gia đình hiện đại trong truyền thống.

“Những ai không nhận thức được các giá trị của gia đình truyền thống thì chắc chắn hạnh phúc khó có thể lưu lại trong gia đình của họ. Chúng ta phải cố gắng hài hòa cả hai”, ông cho hay.

Không đồng ý với quan điểm này, một nhà nghiên cứu văn hoá (xin giấu tên) cho rằng "hạnh phúc thật sự" tồn tại thực sự trong không ít gia đình tứ đại đồng đường. Nhiều trường hợp chấp nhận sống chung không vì khó khăn kinh tế, nên khó gọi đó là thứ "hạnh phúc thích nghi". Tuy nhiên, nhìn tổng thể, chuyên gia này phản đối việc duy trì việc sống chung quá nhiều người dưới một mái nhà.

"Quyền riêng tư, không gian sống riêng, môi trường tự lập là các giá trị căn bản của con người văn minh, hiện đại. Điều đó khó tồn tại ở những căn phòng chật hẹp, nơi mà người này nghe được tiếng thở trên giường ngủ người khác, tiếng nước trong nhà vệ sinh người khác, dù họ có là ruột thịt", ông nhận định.

Bí quyết sống chung của một gia đình tứ đại đồng đường ở Hà Nội Bí quyết sống chung của một gia đình "tứ đại đồng đường" ở Hà Nội

GiadinhNet – Xã hội hiện đại, đa phần những cặp vợ chồng trẻ muốn ở riêng. GiGia đình ông Hoàng Văn Nghị và bà Dương Thị Son, phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội, hơn 50 năm nay có 4 thế hệ chung sống hạnh phúc đem lại một cách nhìn khác.

Ngọc Thi/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bạn trai bất ngờ hẹn gặp, tiết lộ một bí mật khiến tôi ngã ngửa

Mẹ bạn trai bất ngờ hẹn gặp, tiết lộ một bí mật khiến tôi ngã ngửa

Gia đình - 19 phút trước

Đến quán cà phê, đập vào mắt tôi là hình ảnh một người phụ nữ quý phái, sang trọng và diện... toàn hàng hiệu đắt đỏ. Tôi không chắc liệu đây có thực sự là mẹ của bạn trai không?

Top 6 cung hoàng đạo nữ khó tán tỉnh nhất, số 1 đến soái ca cũng phải rất dày công mới 'đổ'

Top 6 cung hoàng đạo nữ khó tán tỉnh nhất, số 1 đến soái ca cũng phải rất dày công mới 'đổ'

Gia đình - 1 giờ trước

GĐXH - Các chàng trai dù có là soái ca hay giỏi giang đến mức nào cũng phải 'toát mồ hôi' trước độ 'cứng đầu' của các cung hoàng đạo nữ này.

Tôi can đảm ly hôn ở tuổi 60

Tôi can đảm ly hôn ở tuổi 60

Chuyện vợ chồng - 5 giờ trước

Ở tuổi 60, tôi phải nhờ con tìm hiểu thủ tục ly hôn trước sự ngỡ ngàng của chồng, bố mẹ hai bên và những người họ hàng, quen biết.

'Tình cũ không rủ cũng tới', đây là 5 cung hoàng đạo rất dễ quay lại với người yêu cũ

'Tình cũ không rủ cũng tới', đây là 5 cung hoàng đạo rất dễ quay lại với người yêu cũ

Gia đình - 8 giờ trước

GĐXH - Nếu có cơ hội, những cung hoàng đạo sau đây sẵn sàng 'nối lại tình xưa' với người yêu cũ...

Tôi vụn vỡ khi vô tình tìm thấy ảnh lạ trong máy tính của chồng

Tôi vụn vỡ khi vô tình tìm thấy ảnh lạ trong máy tính của chồng

Chuyện vợ chồng - 11 giờ trước

Tôi đã tìm thấy hàng trăm hình ảnh bí mật được lưu trong máy tính của chồng, hóa ra chồng tôi thích như vậy. Sự tự tin của tôi trước anh liền vụn vỡ.

Khi mẹ chồng khiến con dâu 'phát điên'

Khi mẹ chồng khiến con dâu 'phát điên'

Gia đình - 12 giờ trước

GĐXH - Dù ở nền văn hóa nào thì mẹ chồng nàng dâu vẫn là mối quan hệ rất nhạy cảm và có nhiều mâu thuẫn...

Khoa học chứng minh, hôn nhân càng hạnh phúc ngoại hình của vợ và chồng càng giống nhau

Khoa học chứng minh, hôn nhân càng hạnh phúc ngoại hình của vợ và chồng càng giống nhau

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Nghiên cứu đã chỉ ra hôn nhân càng hạnh phúc thì vợ và chồng càng giống nhau.

Vợ tôi đòi trả công 15 triệu đồng/tháng để chăm sóc mẹ chồng liệt giường

Vợ tôi đòi trả công 15 triệu đồng/tháng để chăm sóc mẹ chồng liệt giường

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Mẹ tôi khóc vì nghĩ con dâu trưởng đã không ra gì, con dâu thứ cũng đối xử với bố mẹ chồng tệ bạc nốt. Tuy nhiên, ông bà vẫn đồng ý với đề nghị của vợ tôi.

Thái độ của mẹ chồng khi thấy con dâu rửa tôm bằng máy giặt

Thái độ của mẹ chồng khi thấy con dâu rửa tôm bằng máy giặt

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Con dâu nói từng xem người ta rửa tôm hùm bằng máy giặt trên TV. Nói xong, người con dâu đổ cả 5 kg tôm vào máy giặt, rắc thêm ít muối, rượu rồi bật chế độ giặt trong 30 phút.

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Cho bạn thân ở nhờ lúc khó khăn, người phụ nữ bàng hoàng khi nghe cô bạn thú nhận với chồng mình

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Người phụ nữ tốt bụng nên đã cho người bạn gái bị chồng bạo hành ở nhờ nhà mình. Tuy nhiên, nhiều cư dân mạng cho rằng đây là một quyết định sai lầm của cô.

Top