Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Dê mẹ" và 30 "chú dê con"

Thứ sáu, 09:11 03/10/2008

Giadinh.net - Gần 10 năm nay, một người mẹ đã tần tảo nuôi những đứa con không phải do mình dứt ruột đẻ ra. Người mẹ ấy là cô Bùi Hải Yến, giảng viên Khoa Du lịch trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

30 người con đều là trẻ mồ côi với 30 cảnh đời không may mắn, có em mất cả cha lẫn mẹ, có em bị tàn tật... nhưng dưới bàn tay chăm sóc của người mẹ nuôi, các em đã hạnh phúc, tìm lại niềm tin cuộc sống.

Mái ấm trẻ mồ côi

Một ngày bắt đầu với chị thật bận rộn, bởi ngoài công việc, lo cho cuộc sống các con gần như chiếm trọn thời gian. Gần 10 năm nay, lúc nào chị cũng về nhà sau 10 giờ đêm và đi lên trước 7 giờ sáng. Đã hai hôm rồi, kể từ khi đứa con gái sinh em bé, chị phải ngủ lại bệnh viện để chăm sóc.

Gặp chúng tôi, không giấu được niềm hạnh phúc, chị kể: “Người mẹ trẻ này là Lò Thị Tiến, mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, tôi nhận nuôi từ Trung tâm nhà Tình thương xóm 8, Định Công, Hà Nội. Đến bây giờ em vẫn không rõ quê của mình ở đâu”. Tuy còn yếu sau khi sinh, nhưng Tiến vẫn thì thào tâm sự: “Không có mẹ Yến thì em không có ngày hôm nay. Mẹ cho em học hành, rồi tìm chồng cho em, có nhà cửa đàng hoàng ở Hà Nội, giờ đây em đã có con, có một gia đình hạnh phúc”.

Tiến là một trong 30 người con có hoàn cảnh đặc biệt mà chị nhận nuôi. Trần Văn Hải và Trần Văn Hoàng là hai anh em quê ở Hà Nam, mất mẹ từ nhỏ, bố không nhận con, nên cả hai  phải vào Trung tâm bảo trợ xã hội sống. Ban đầu, chị chỉ nhận Hải về nuôi.  Thấy tấm lòng thơm thảo của người mẹ nuôi, Hải xin cho Hoàng về ở cùng. Giờ đây, Hải đã học hết lớp 12 và đang đi học nghề, Hoàng thì vừa làm vừa tranh thủ học tối.

Em Trang, có bố mất, mẹ bị liệt, nên phải đi bán hàng rong. Chị đã nhận về nuôi sau khi các sinh viên tình nguyện trong trường Đại học KHXH&NV “mách” Trang tìm đến chị nhờ giúp đỡ. Rồi Duyên, mất cả cha lẫn mẹ, lại bị liệt cả hai bàn tay. Chị nhận về rồi tìm trường cho em học. Chị khoe: “Duyên học rất giỏi. Năm trước Duyên giành giải Nhì văn thành phố”. Chị luôn khuyến khích các con học hành. Cho đến giờ, trong số những người con của chị đã có 4 người đang học đại học, 1 đang học thạc sĩ.

Chị Yến cho biết, trong quá trình nhận nuôi dạy các con, người đời đàm tiếu cũng có, vất vả thì không tránh khỏi, nhưng những tình cảm của các con dành cho mình đã khiến chị cảm động, là liều thuốc tinh thần vượt qua khó khăn.

Chị hạnh phúc rơi nước mắt khi nhắc lại chuyện 4 người con khiếm thị của mình: Cung, Hoàng, Việt, Lý đều đỗ Đại học KHXH&NV. Ngày 20/11 năm ngoái, cả 4 đứa thuê xe ôm đến nhà, trên tay là bó hoa lan trắng muốt để báo cáo thành tích tốt nghiệp với mẹ. Lúc về, cả 4 đứa góp lại chỉ còn 10.000 đồng, thế là tôi lại phải cho tiền đi xe về. Nghĩ công việc mình vất vả, nhưng giờ thấy thành quả và tình cảm các con dành cho mình thế này thì cũng mãn nguyện rồi”.

Những nẻo đường từ thiện

Cơ duyên đưa chị đến với những đứa trẻ mồ côi cũng thật đặc biệt. Chị nhớ lại: “Ngay từ lúc còn là sinh viên trường sư phạm, tôi đã ý thức rằng, sau này có điều kiện sẽ làm từ thiện giúp ích cho đời.

Sau khi ra trường, tôi xin vào làm tại Trung tâm nhà Tình thương ở xóm 8, Định Công, để giúp đỡ trẻ em mồ côi. Đến năm 2000, khi trung tâm này giải tán, tôi đã nhận nuôi tất cả những em trong trung tâm. Bởi nếu mình không nuôi, các em bị đẩy ra đường không nơi nương tựa thì thương lắm”. Từ đó cho đến giờ, gia đình chị ngày càng trở nên đông đúc. Chị đã phải thuê riêng một căn nhà bên cạnh làm nơi ở cho các em.

Mái ấm tình thương đó cứ có người trưởng thành, lấy chồng lấy vợ thì chị lại nhận tiếp người khác về nuôi. Để có thời gian chăm sóc các con, chị đã phải bỏ dở việc làm luận án tiến sĩ. Nhưng chị không ân hận: “Nếu mình tiếp tục làm luận án thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, không có điều kiện để nuôi các con. Thôi thì mình tâm niệm là được những gì có ích nhất cho mọi người thì làm”.

Bỏ qua sự đàm tiếu của người đời, chị Yến vẫn âm thầm làm công việc từ thiện của mình. Thời gian đầu, có người còn độc mồm độc miệng cho rằng, chị nhận nuôi những đứa trẻ mồ côi để sau này đẩy chúng vào các quán karaoke, nhưng rồi thời gian đã chứng minh sự trong sạch cho chị.

Chị bảo: “Mình không thích người ta nghĩ xấu về mình, người ta nghĩ mình lại thích khoe khoang, thích khuyếch trương”. Chị chỉ mong gia đình “Dê mẹ và đàn dê con” (chị thường gọi gia đình của mình với cái tên hài hước như thế) được hạnh phúc, đứa con nào sau này cũng tìm được công ăn việc làm, được làm người tử tế.

Giờ đây, khi những đứa con đã lớn, chị tự hào không có đứa nào hư hỏng, đứa nào cũng biết nghe lời và chịu khó học hành. Trước khi về ở với chị, tất cả các em đều phải viết cam kết: Con có mẹ đỡ đầu, tạo điều kiện để có ăn có mặc, được đến trường đi học, có tri thức, có phẩm chất... con hứa sẽ ngoan ngoãn, sẽ thực hiện đúng nội quy. Nếu không thực hiện thì chịu phạt.

Người ta bảo rằng, nhà chị chắc giàu lắm, không có chỗ tiêu tiền mới nuôi một đàn con như thế. Nhưng có ai biết rằng, để nuôi sống chừng ấy con người chỉ trông mong vào đồng lương giảng viên đại học thì không đủ. Chị còn phải tranh thủ dạy thêm ở các lớp tại chức buổi  tối để kiếm thêm thu nhập. Ngoài ra, hàng tháng hai người con đẻ của chị cũng “tài trợ” cho mẹ một khoản kha khá để giúp các em mình ăn học.

Giờ đây, khi đã ngoài 50, tấm lòng của chị đối với những số phận bất hạnh vẫn còn nguyên nhiệt huyết. “ Tại sao không tiếp tục chứ? Trong cuộc sống này vật chất chỉ chiếm 20 phần quan trọng, còn tình cảm chiếm tới 80 phần. Mang đến cho mọi người tình yêu và nụ cười cũng là một cách làm giàu. Tôi tự tìm thấy niềm vui và hạnh phúc với công việc tôi đang làm” - chị Yến nói cho tôi nghe mà như đang tâm sự với lòng mình.

Ngoài nuôi trẻ mồ côi, chị Yến còn làm nhiều chương trình từ thiện khác, như xây dựng những lớp học bán trú cho trẻ em miền núi. Một năm chị tranh thủ công việc đi lên với các trẻ em có hoàn cảnh khó khăn miền núi ít nhất hai lần. Để có được những địa chỉ của trẻ khó khăn ở vùng sâu, vùng xa chị đã phải nhờ đến sự giới thiệu của các phòng giáo dục những địa phương này.

Nơi gần nhất chị mới đến là Quế Hạ, Hoà Bình. Chị cũng kêu gọi bạn bè người thân mình làm từ thiện, nhiều người đồng cảm với chị, thương trẻ em miền núi đã đi cùng. Lên với các em, tiền ấy làm được những gì, mua được những gì, đều có xác nhận, có dấu của địa phương, có ảnh chụp người nhận. Chị nói: “Làm từ thiện là phải minh bạch, đã có nhiều người để lại tiếng không tốt rồi, nên mình rút kinh nghiệm”.

Quang Thành

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 35 phút trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Rủi ro nguy hiểm từ 6 loại đồ chơi tình dục

Rủi ro nguy hiểm từ 6 loại đồ chơi tình dục

Phòng the - 41 phút trước

Đồ chơi tình dục (sex toys) có thể mang đến những rủi ro như gây thương tích, các hạt vi nhựa xâm nhập vào cơ thể hoặc nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Tin mới nhất vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não

Thời sự - 41 phút trước

GĐXH - Liên quan đến vụ nam sinh lớp 8 chơi bóng rổ bị đánh dẫn đến chết não, Cục Trẻ em đã có báo cáo với Bộ trưởng Bộ LĐTBXH về vụ việc.

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Hà Nội chốt 3 môn thi chính thức thi vào lớp 10 năm học 2024-2025

Giáo dục - 42 phút trước

GĐXH - UBND TP Hà Nội có văn bản chấp nhận tờ trình của Sở GD&ĐT Hà Nội về phương án thi vào lớp 10 năm học 2024-2025. Học sinh Hà Nội sẽ thi 3 môn: Toán, Văn, Ngoại ngữ.

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Báu vật nghìn năm trong ngôi đền cổ nhất xứ Thanh

Xã hội - 43 phút trước

GĐXH - Đền Lê Hoàn ở Thanh Hóa là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt, được ví như ngôi đền cổ nhất xứ Thanh. Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều cổ vật quý, trong đó có đôi đũa kim loại, chén bạc và đĩa ngọc có niên đại lên tới hơn 1.000 năm.

Vụ Tiktoker tố bị đuổi khỏi quán ăn: Lấy lý do sức khỏe không đảm bảo, Tiktoker 3 lần từ chối giấy mời làm việc

Vụ Tiktoker tố bị đuổi khỏi quán ăn: Lấy lý do sức khỏe không đảm bảo, Tiktoker 3 lần từ chối giấy mời làm việc

Bảo vệ người tiêu dùng - 50 phút trước

GĐXH - Chiều 28/3, tại họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội quý I/2024 của thành phố, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội đã thông tin cụ thể về vụ Tiktoker tố bị đuổi khỏi quán ăn vì ngồi xe lăn.

Căn nhà theo phong cách cổ điển, mỗi tấc đất đều chứa đựng kỷ niệm đẹp và ý nghĩa của cuộc đời tôi

Căn nhà theo phong cách cổ điển, mỗi tấc đất đều chứa đựng kỷ niệm đẹp và ý nghĩa của cuộc đời tôi

- 52 phút trước

Trong thời đại theo đuổi sự sang trọng và hiện đại, tôi đã chọn một con đường khác cho tổ ấm của mình - phong cách gỗ ấm áp và cổ điển.

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 55 phút trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

4 combo giúp da trắng sáng, đều màu

4 combo giúp da trắng sáng, đều màu

Chăm sóc da - 1 giờ trước

Vitamin C có khả năng chống oxy hóa mạnh, nhờ đó ức chế quá trình sản xuất melanin, có thể kết hợp cùng vitamin E hoặc niacinamide để cải thiện sắc tố da.

Cựu cán bộ ngân hàng MSB chiếm đoạt 338 tỷ đồng của khách, Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại trình báo

Cựu cán bộ ngân hàng MSB chiếm đoạt 338 tỷ đồng của khách, Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại trình báo

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Công an TP Hà Nội kêu gọi các bị hại là khách hàng bị mất tiền khi gửi, đầu tư vào Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) trình báo cơ quan chức năng thành phố.

Top