Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Con người thép" về trong tổ ấm

Thứ tư, 07:15 17/09/2008 | Gia đình

Giadinh.net - Ông là một chiến sỹ can trường, bất khuất từng khiến CIA Mỹ phải run tay thú nhận: "Chúng tôi đã thua", vì 6 lần cưa đôi chân ông mà vẫn không "moi" được thông tin gì...

Tình cờ, tôi gặp lại con người “thép” ấy - Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân, Thiếu tá tình báo Nguyễn Văn Thương khi ông ngồi xe lăn đi dạo trong khu dân cư Bình Lợi, Bình Thạnh, TP HCM.

Cưa chân vẫn không khai báo

Mặc dù tuổi đã 70, thương tật nặng nề nhưng ông vẫn hóm hỉnh, hiền lành và chân chất như một lão nông giữa đời thường. Ông bồi hồi nhớ lại: “Tôi sinh ra trong một gia đình cách mạng ở ấp Lộc Thuận, xã Lộc Hưng, Trảng Bàng, Tây Ninh, có cha mẹ đều là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

Năm 1959, tôi là đặc công miền, đến năm 1961 chuyển về đơn vị trinh sát giao liên T4, rồi làm bảo vệ cho đồng chí Võ Văn Kiệt (khi ấy là Bí thư Thành uỷ khu T4, Sài Gòn - Gia Định). Đến cuối tháng 8/1961, do yêu cầu công tác, tôi được đồng chí Kiệt giới thiệu sang hoạt động bên mạng lưới tình báo. Ở đây, tôi có dịp làm việc với những tên tuổi trong ngành tình báo như Trần Đắc, Phạm Xuân Ẩn, Vũ Ngọc Nhạ...

Lần tôi đi làm giao liên tình báo cuối cùng là ngày 10/2/1969. Tôi vào nội thành Sài Gòn lấy tài liệu mật và trên đường trở ra cứ thì bị địch theo dõi, vây bắt bằng trực thăng tại cánh đồng ấp chiến lược xã Mỹ Phước, Tây Ninh. Từ trên trực thăng, chúng vọng loa xuống gọi đúng bí danh của tôi: “Tư Hiếu, dừng lại”. Biết mình bị lộ, tôi nhanh chóng giấu tài liệu (bản danh sách 36 tên gián điệp được cài vào hàng ngũ của ta).

Chờ khi chiếc trực thăng xuống thấp, tôi dùng súng hạ gục hai tên ngồi ở cửa máy bay, chiếc máy bay vội lao lên rồi bốc cháy. Chừng vài phút sau, mấy chục chiếc trực thăng khác ào ạt tới yểm trợ, tôi bắn đến viên đạn cuối  cùng. Nhưng chân phải của tôi bị thương, bọn chúng thả hơi cay xuống bắt sống”.

Chúng xem ông là “con cá lớn” nên chủ trương “giữ để lấy cái lưỡi”. Sau khi chạy chữa vết thương, ngày 11/2/1969 chúng đưa ông vào một biệt thự sang trọng ở ngoại ô Sài Gòn sống cùng với sự chiều chuộng của ả thiếu uý tâm lý chiến tên Thuỳ Dương, với lời mời lon trung tá và tấm ngân phiếu 100 ngàn USD, một cặp vé máy bay đi du lịch  nước ngoài cùng những hứa hẹn về cuộc sống vinh thân phì gia... nhưng tất cả đều vô nghĩa.

Sau 100 ngày giở mọi thủ đoạn vẫn không thể “moi” được gì ngoài điệp khúc “Nguyễn Trường Hân, quê An Điền, Bến Cát, Bình Dương, mù chữ, trốn lính”, chúng bắt đầu dùng nhục hình thời Trung cổ để tra tấn ông. Đầu tiên, chúng vừa dùng búa nện nát 10 đầu ngón chân vừa nói: “cho chừa tội làm giao liên tình báo cộng sản”, rồi nện lên đầu. Nhưng câu trả lời của ông vẫn không thay đổi.

Không moi được gì, chúng chuyển sang cưa một đoạn chân của ông. Nói về khoảng thời gian chịu đựng cực hình, ông Thương cho biết: “Tôi nghe rõ tiếng cưa ken két vào cơ thể rồi ngất đi, đến khi tỉnh dậy thì thấy chân mình mất đi một đoạn, đau đớn tột cùng! Cứ như thế, khoảng 15-20 ngày khi vết thương sắp lành bọn chúng lại cưa tiếp một đoạn.

Sau 6 lần chân phải tôi cụt trên gối, chân trái còn khoảng 7 phân là tới háng. Không ăn thua, chúng doạ sẽ tháo khớp háng của tôi. Nhưng nhờ bác sĩ Trường Sơn (bác sĩ quân y, bị bắt ở mặt trận, cùng bị giam) phản đối là nếu bị tháo khớp háng thì tôi sẽ chết, nếu may mắn sống thì sẽ không ngồi được vì mất thăng bằng! Anh ấy kêu tôi phải cùng anh ấy đấu tranh về chuyên môn với chúng. Nhờ thế, tôi mới không bị tháo khớp háng.

Cuối cùng,  bất lực, nên tên cố vấn Mỹ nói: “Chúng tôi thua ông, một sinh vật bằng thép!””. Sau đó,  chúng lập hồ sơ đưa ông sang nhà lao Tân Hiệp, rồi chuyển ra Phú Quốc cho đến ngày trao trả tù binh năm 1973.

Món quà lớn nhất là người vợ thuỷ chung

Sau những hồi tưởng đau thương và hào hùng, ông chậm rãi kể về người bạn đời chung thuỷ của mình: Vào đầu những năm 1962, ông hay đi công tác qua lại trên tuyến đường xã Phú Hoà Đông - vùng giải phóng. Thấy có mấy cô gái ngồi cán bánh phồng, ông vào xin gáo nước để uống, riết rồi “chai mặt”.

Ông hóm hỉnh: “Tôi để ý thấy một cô là hoa khôi trong nhóm đó, liền chọc ghẹo bằng cách hút phả khói thuốc vào cho... “người ta” phản ứng”. Sau khi bén duyên, ông bà báo cáo tổ chức. Cô Trần Thị Em lúc ấy – sau này là vợ ông - làm công tác binh vận. Thủ trưởng hai bên đồng ý nhưng sợ mất lính, nên giao ước “cho cưới, nhưng lính bên nào bên ấy giữ”.

Đầu năm 1964 ông bà cưới nhau.Đám cưới xong, vợ chồng ông được nghỉ phép 3 ngày. Nhưng mới được 2 ngày, ông phải lên đường đi học ở chiến khu Dương Minh Châu. Khi vợ sinh con trai đầu lòng vào ngày 20/12/1966, ông ở bên vợ con chưa được bao lâu lại phải lo đi chống trận càn qui mô lớn với hơn 36 ngàn quân Mỹ tràn vào vùng Tam giác sắt.

Sau đó, vợ chồng ông mỗi người công tác một nơi nên thỉnh thoảng mới gặp nhau. Đến khi ông bị bắt, bị cưa chân rồi bị đày đi nhà lao Tân Hiệp, Biên Hoà, nhờ người quen báo tin, bà mới lặn lội dẫn con vào thăm. Rơm rớm nước mắt, ông kể: “Tôi cụt chân lết từng bước nhìn qua song sắt, con tôi vừa bò tới hàng dây kẽm gai thì bị lôi ra, thời gian nhìn nhau tính bằng phút”. Đến khi trao trả tù binh, vợ chồng ông mới được sống  với nhau ít lâu ở Lộc Ninh.

Anh hùng Nguyễn Văn Thương và vợ mình. (Ảnh: T.G)

“Sau khi đất nước được giải phóng, vợ chồng tôi có thêm người con gái vào năm 1978. Điều này thật kỳ diệu, bởi lúc bị địch tra tấn dã man, một  hình hài không tròn vẹn, nặng chỉ 20 ký, thương tật khắp người, sống được là may rồi nên tôi nghĩ mình khó có con được nữa. Vui mừng hơn là cũng vào năm đó, tôi được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”, ông chia sẻ.

Ông Thương nói tiếp: “Có người hỏi tôi, ở trong tù với hình hài không đầy đủ do kẻ thù gây ra, có bao giờ chạnh lòng sợ vợ chê khi trở về không? Tôi trả lời rằng không. Thế hệ chúng tôi lúc đó không có ý nghĩ cho những lẽ thường tình của cuộc sống. Cũng có thể tôi may mắn gặp được người vợ thuỷ chung, hiền thục, suốt bao năm chỉ biết nuôi con, chờ chồng dù không biết ngày về. 

Năm tháng qua đi, điều may mắn còn lại là tôi có một gia đình hạnh phúc. Các con tôi đều trưởng thành, được học hành đầy đủ. Mặc dù các con đều muốn phụng dưỡng, nhưng “con chăm cha vẫn không bằng bà chăm ông”, nên tôi đón nhận hạnh phúc bình dị từ những chăm chút đời thường của người vợ thuỷ chung. Dù bị tàn tật nhưng tôi vẫn vui sống, mỗi lần nhớ tới anh em đồng đội đã hy sinh như bác sĩ Trường Sơn, lòng tôi lại bồi hồi xúc động”.

Hồng Liên

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ly hôn vì vợ cũ vô sinh, tôi áy náy nhưng không hối hận

Ly hôn vì vợ cũ vô sinh, tôi áy náy nhưng không hối hận

Chuyện vợ chồng - 11 giờ trước

Tôi và vợ cũ từng yêu nhau thắm thiết, chúng tôi đến với nhau từ sự ngọt ngào và khao khát của tuổi trẻ.

Vô tình đọc được tin nhắn nữ đồng nghiệp gửi cho chồng: 'Đêm qua anh có thoải mái không? Em rất hạnh phúc'

Vô tình đọc được tin nhắn nữ đồng nghiệp gửi cho chồng: 'Đêm qua anh có thoải mái không? Em rất hạnh phúc'

Chuyện vợ chồng - 12 giờ trước

GĐXH - Trong lúc chồng đi tắm, cô đang ngồi trên giường thì thấy điện thoại có tin nhắn đến. Vô tình cầm điện thoại của chồng lên xem, cô sốc khi thấy đoạn tin nhắn mùi mẫn mà một nữ đồng nghiệp gửi cho anh.

Cuộc đời tủi nhục của cậu bé bỏ nhà đi vì bị bố và mẹ kế đánh đập tàn nhẫn

Cuộc đời tủi nhục của cậu bé bỏ nhà đi vì bị bố và mẹ kế đánh đập tàn nhẫn

Nuôi dạy con - 17 giờ trước

Bi kịch cuộc đời của cậu bé Hạ Triều Dũng bắt nguồn từ sự ghẻ lạnh, tàn nhẫn của người bố và mẹ kế.

6 cung hoàng đạo dễ bị lợi dụng nhất khi yêu

6 cung hoàng đạo dễ bị lợi dụng nhất khi yêu

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Trong tình yêu, rất nhiều người tốt bụng, nhẹ dạ cả tin, thường bị người khác lợi dụng tình cảm.

4 thói quen giúp cuộc sống thêm chất lượng và hạnh phúc, tuổi trung niên rèn luyện ngay vẫn còn kịp

4 thói quen giúp cuộc sống thêm chất lượng và hạnh phúc, tuổi trung niên rèn luyện ngay vẫn còn kịp

Gia đình - 20 giờ trước

Một nụ cười có sức mạnh không chỉ cải thiện tâm trạng của chính mình mà còn truyền đến những người xung quanh.

Chuyện tình xúc động của nữ tiến sĩ và người chồng 'mãi mãi tuổi 48'

Chuyện tình xúc động của nữ tiến sĩ và người chồng 'mãi mãi tuổi 48'

Chuyện vợ chồng - 22 giờ trước

Yêu say đắm và không ngần ngại cưới anh bảo vệ cơ quan, nữ tiến sĩ Hoàng Thị Hương Trà chưa một ngày nào hối tiếc về quyết định những năm 20 tuổi của mình.

Nhường chồng cho bạn thân, hơn 1 năm sau tôi mới biết sự thật chua chát

Nhường chồng cho bạn thân, hơn 1 năm sau tôi mới biết sự thật chua chát

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Cuối cùng, chúng tôi chọn cách ly hôn, tôi nhường chồng cho bạn thân của mình. Chồng tôi không bao giờ muốn ly hôn, nhưng cũng không nỡ cướp đi cơ hội làm mẹ cuối cùng của M.A.

Vợ hoang mang khi bị chồng đổ tội ngoại tình rồi kiên quyết ly hôn, phát hiện động cơ của anh ta mới ngã ngửa

Vợ hoang mang khi bị chồng đổ tội ngoại tình rồi kiên quyết ly hôn, phát hiện động cơ của anh ta mới ngã ngửa

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

GĐXH - Bất kể chị giải thích thế nào, anh ta vẫn khăng khăng cho rằng vợ mình đã ngoại tình, đuổi chị ra khỏi nhà, thay đổi toàn bộ khóa cửa và kiên quyết ly hôn.

Cao thủ tình trường gọi tên 4 cung hoàng đạo nữ này

Cao thủ tình trường gọi tên 4 cung hoàng đạo nữ này

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Có những cô gái khổ sở vì lỡ gặp một người đàn ông đa tình. Thế nhưng khi những gã đào hoa gặp phải tuýp phụ nữ thuộc các cung hoàng đạo dưới đây thì 'tắt điện' vì họ rất thông minh trong tình yêu.

Dịch vụ nghiền nát ảnh cưới 'đắt như tôm tươi', khách hàng phần lớn là phụ nữ

Dịch vụ nghiền nát ảnh cưới 'đắt như tôm tươi', khách hàng phần lớn là phụ nữ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Hậu chia tay, các cặp đôi tìm đến nhà máy xử lý kỷ vật tình yêu để nghiền nát những chiếc ảnh cưới và đồ lưu niệm. Những vụn rác thải này sẽ được chuyển tới một nhà máy điện nhiên liệu sinh học để tái chế.

Top