Hà Nội
23°C / 22-25°C

Có thật là bình đẳng?

Thứ năm, 11:09 25/03/2010 | Gia đình

Lâu nay người ta vẫn nói: "Nam nữ bình đẳng".

Thế nhưng sau khi tan sở, phụ nữ lại tiếp tục những việc không tên ở nhà trong khi chồng đọc báo, xem bóng đá. Hôm rồi, có anh bạn buồn chuyện gia đình rủ mấy người bạn thân đi nhậu. Ngà ngà say, anh ấy mới kể một chuyện không biết là để cười hay mếu. Chuyện có liên quan đến hai chữ bình đẳng nên tôi mới nhớ đến mà kể, để "làm mồi" cho bài viết về cái nhìn của tôi trong chuyện bình đẳng giới hiện nay.
 
Chuyện thế này: Anh ấy và vợ có vài mâu thuẫn, từ nhỏ tới lớn.

Chuyện đến tai hội phụ nữ phường. Hội phụ nữ biết vợ chồng anh hay cãi nhau, thường thì cô vợ to tiếng, lấn lướt vì biết chồng yêu mình, yêu con và hay nhịn. Họ mới gọi cô lên khuyên giải: "Thôi, em nhịn chồng chút đi để giữ hạnh phúc gia đình".

Không ngờ cô vợ xô bàn, xô ghế đứng dậy to tiếng luôn với các chị hòa giải: "Hạnh phúc là của chung, ai cũng phải mất công, mất sức để giữ gìn. Thời bây giờ, nam nữ bình quyền, mắc gì một mình em phải nhịn, phải chiều? Các chị là phụ nữ mà không biết nói cho quyền lợi của nữ thì làm làm gì?".

Nghe ý kiến của cô vợ anh bạn, cả hội phụ nữ lẫn bàn nhậu ngớ người... suy nghĩ. Mọi người còn nghe anh kể thêm: Mỗi khi cãi nhau, lúc nào cô ấy cũng đòi bình đẳng, nhưng lại bảo: "Chồng phải nuôi vợ, lo cho gia đình, xưa nay vẫn thế". Vì thế, mười mấy năm kết hôn, có bằng đại học nhưng cô ấy chẳng chịu đi làm, lúc nào cũng nói: "Ra đường sợ bị bắt nạt, chồng phải bảo vệ vợ...". Đúng là dở khóc dở cười hai chữ bình đẳng chỉ trong một mái ấm.

Những điều bất bình đẳng giữa nam giới và nữ giới

Hiểu chữ bình đẳng, đòi quyền bình đẳng như vợ anh bạn tôi, nghe qua cũng có lý. Hạnh phúc là của chung, ai cũng phải giữ gìn. Việc gì phụ nữ phải nhịn và chịu thiệt thòi. Thế nhưng ngẫm lại, hình như có gì đó chưa ổn. Phải chăng nói đến hai chữ bình đẳng, ta cần bàn kỹ hơn, nhiều mặt, nhiều hướng, nhiều chiều, cả trong nhà lẫn ngoài xã hội?

Phụ nữ ngày nay và nhất là phụ nữ Việt Nam đã được đối xử bình đẳng chưa? Nói thực, theo tôi thì chưa, bởi đã được bình đẳng, gọi là bình đẳng, còn ai nhớ đến vấn đề đó hay ba chữ "bình đẳng giới" nữa? Thậm chí, có lẽ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ không cần đến Vụ bình đẳng giới và nhà nước không cần đến một luật gọi là luật Bình đẳng giới.

Tuy nhiên, chuyện ấy vẫn còn được nhắc đến, được đưa ra bàn tán và vẫn có một vụ, một luật thì chuyện bình đẳng giới vẫn còn là vấn đề. Và ở nhiều vùng, địa phương trên một nước, thậm chí nhiều nơi, nhiều nước, chuyện bình đẳng giới cũng được coi ở nhữg mức độ nặng, nhẹ khác nhau.

Nhìn gần một chút, bạn hãy thử ngó xung quanh mình, Có lẽ cảnh vợ chồng cùng đi làm, mang tiền về nuôi gia đình là hết sức bình thường. Thậm chí, nhiều chị em còn có vị trí, chức vụ cao hơn so với chồng và đương nhiên kiếm tiền nhiều hơn.

Thế nhưng chiều chiều về nhà, ông chồng ngồi gác chân đọc báo, chờ vợ nấu cơm và dọn bàn ăn. Ăn xong, vợ rửa bát, dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc con cái. Nếu nhà có thêm một hay hai con trai thì cả ba quý ông sẽ thong thả nghỉ ngơ chờ cơm mẹ nấu. Đó được coi là viên cảnh hạnh phúc, bởi nhiều ông chồng có khi còn la cà quán xá, nhậu nhẹt hay cà-phê, báo lại vợ chờ cơm mỏi mòn rồi ăn trong nguội lạnh và chán nản.
 
Làm sao để những người phụ nữ thoát khỏi tình trạng bị chồng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay"?

Nhìn xa và rộng hơn một chút, tôi xin dẫn chứng vài số liệu của nhà nước. Trong khi tìm tòi trên mạng, tôi đọc được báo cáo Tổng quan về bình đẳng giới ở Việt Nam của ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới.

Sau những báo cáo khả quan về các thành tựu Việt Nam đã đạt được trong lĩnh vực đấu tranh cho quyền bình đẳng giới, ông đề cập đến phần thách thức. Phần này dài không kém phần thành tựu. Trong đó, đáng chú ý nhất là những con số chênh lệch về thu nhập giữ nam và nữ:

Trong nhóm nghề có chuyên môn kỹ thuật bậc trung, phụ nữ có thu nhập bằng 82,9% so với nam giới.

Trong công nghiệp chế biến, thu nhập của phụ nữ bằng 77% so với nam giới.

Phụ nữ có trình độ trung học chuyên nghiệp, trung học nghề thu nhập chỉ bằng 78,5% so với nam giới có cùng trình độ và việc làm.

Ở trình độ cao đẳng và đại học trở lên, thu nhập của phụ nữ chỉ bằng 62% so với nam.

Những con số biết nói. Không gì dễ gây bất bình hơn là tình trạng cùng bỏ ra công sức cho một việc và hoàn thành tốt lại nhận được số tiền ít hơn. Đó là chưa kể cùng một công việc nhưng phụ nữ có khi còn vất vả hơn mới hoàn thành được do hoàn cảnh gia đình, sức khỏe...

Điều đáng chú ý nhất là trình độ chị em càng cao, sự chênh lệch đó càng tăng, đến 38%. Một con số khá thuyết phục để trả lời cho câu hỏi: Ở ra đã thực sự bình đẳng?

Nói vậy nhưng một mặt nào đó cũng không thể phủ nhận. Theo các báo cáo của nhà nước, tình trạng bình đẳng giới ở Việt Nam có khả quan hơn ở một số nước trong khu vực. Tôi từng suy nghĩ rất nhiều về nguyên nhân của điều này. Phải chăng do mảnh đất nhỏ bé của chúng ta hành nghìn năm phải đương đầu với nạn ngoại xâm, khi người phụ nữ đã thuộc nằm lòng câu: "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"?
 
Trên hàng nghìn trang sử chói lọi, vai trò của họ trong việc gìn giữ, bảo vệ và xây dựng Tổ quốc không thể phủ nhận. Vì lẽ đó, việc công nhận vai trò và vị trí của họ cũng phần nào nằm trong ý thức của những người đàn ông.

Đã từng đi công tác một thời gian dài ở hai đất nước lớn mạnh trong khu vực châu Á là Trung Quốc và Hàn Quốc, tôi thấy điều ấy thật rõ ràng. Ở Trung Quốc, ví dụ rõ ràng nhất là tư tưởng trọng nam, khinh nữ. Chuyện này, phương tiện truyền thông nước ta đăng tải cũng nhiều. Gia đình người Trung Quốc chỉ coi là đại hỷ khi sinh con trai. Vì thế, có những bà mẹ, ông bố sẵn sàng bỏ đứa con mới tượng hình khi biết nó là gái.

Còn ở Hàn Quốc, khi tiếp xúc với một nữ giáo sư, Trưởng khao tiếng Việt của trường Đại học Ngoại ngữ Seoul, tôi không khỏi ngạc nhiên khi bà khẳng định: Trường hợp phụ nữ lập gia đình rồi còn đi làm và vươn đến vị trí như bà là rất hiếm. Bà cảm thấy máy mắn vì mẹ chồng có tư tưởng khoáng đạt, có quyền ảnh hưởng lớn đến cậu con trai duy nhất mất cha từ ngày còn bé.

Theo bà, đại đa số phụ nữ Hàn Quốc tốt nghiệp đại học, lấy chồng rồi ở nhà. Khi tôi ngạc nhiên hỏi: "Vậy họ cầy cục vào đại học, sửa sang nhan sắc để làm gì?". Bà trả lời: "Cho gia đình. Tấm bằng đại học để chăm sóc, dạy dỗ con cái tốt hơn, cho chúng lớn lên phù hợp với một xã hội hiện đại. Còn nhan sắc cũng để cho... gia đình".

Lý do phụ nữ Hàn ở nhà chăm con, chăm chồng do bà phát biểu trong một cuộc phỏng vấn chính thức về phụ nữ nghe cũng phần nào có lý do. Thế nhưng, xét sâu xa có thể thấy một điều, những tấm bằng đại học hình như cũng không giúp gì cho những người phụ nữ này tránh khỏi tình trạng bị chồng "thượng cẳng chân, hạ cẳng tay". Đây là một trong những vấn đề phải hóa giải của Bộ Sức Khỏe, Phúc lợi và Gia đình ở Hàn Quốc.

Không khó để được bình đẳng trong gia đình

Nói chuyện thực trạng, chuyện trong nước rồi nước ngoài, tôi muốn bàn thêm chuyện của chính chị em phụ nữ.

Câu chuyện mở đầu bài viết của tôi không phải chuyện phiếm, chuyện đùa cho dễ bắt mạch vào một đề tài nghiêm túc. Nó phần nào nói lên thực trạng: Chưa phải tất cả mọi người đã hiểu đúng về bình đẳng giới.

Bạn của tôi từng nói một câu mà tôi rất thích: "Phái mạnh muôn đời phải là phái mạnh và phái đẹp muôn đời phải là phái đẹp". Điều quan trọng là cái đẹp và cái mạnh ấy được đánh giá ngang nhau, coi trọng như nhau. Ông trời sinh ra phụ nữ và nam giới với những phẩm chất, khả năng, vai trò khác nhau, không phải để người ta coi trọng bên nào hơn mà để cái này bổ sung cho cái kia trong thế cân bằng và công bằng. Vì thế chị em phụ nữ cũng phải hiểu điều đó.

Trước hết, hiểu là tự tôn, coi trọng vị trí của mình và bảo vệ nó một cách chính đáng, bằng cách học hỏi, phấn đấu để có vị trí cáo trong xã hội. Thứ hai, hiểu cho đúng phần nào đặc trưng của giới mình, tức là dịu dàng, duyên dáng, nhường nhịn chứ không phải lép vế, phụ thuộc. Nghĩa là phụ nữ phát huy thế mạnh của mình để làm cho mình và nhữg người thân hạnh phúc hơn.

Có người bảo: "Làm sao bình đẳng hoàn toàn? Đàn bà làm sao cởi trần đi ngoài đường như đàn ông? Đàn ông không thể mặc đầm như đàn bà. Nếu mặc nghĩa là không bình thường...". Hiểu như thế về bình đằng là thô thiển, bởi bình đằng vẫn có thể xảy ra, quan trọng là phụ nữ có biết cách hay không. Rành mạch, rõ ràng nhất vần là khi kết hôn, người trong cuộc phải bàn bạc, nhất trí về vai trò của mình trong gia đình. Chẳng hạn, ngoài tiền lương cùng mang về, em nấu cơm, anh rửa bát, anh trông con, em giặt giũ... Như thế, nghĩa là bạn đã bình đẳng với chồng.
Theo Phong cách
thanhloan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

Gia đình - 9 giờ trước

3 chị em Kiều Nhi, Tuyết Nhi và Hoàng Duyên ở Lâm Đồng thường bị nhận nhầm là "sinh 3", gây chú ý khi tổ chức đám cưới cùng ngày.

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Gia đình - 10 giờ trước

Người đàn ông Trung Quốc này luôn so sánh bản thân với người bạn hàng xóm và hạnh phúc khi thấy mình hơn bạn. Tuy vậy mọi việc đảo lộn khi họ bước vào tuổi nghỉ hưu.

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Gia đình - 11 giờ trước

Ngày về ra mắt, Mị đã khiến mẹ chồng tương lai đi từ bất ngờ này sang ngỡ ngàng khác vì giới tính "gái mà trai, trai mà gái" của mình.

'Sau khi kết hôn, có nên đưa lương cho vợ không?' Câu trả lời từ những người đàn ông có gia đình nhiều năm rất thực tế!

'Sau khi kết hôn, có nên đưa lương cho vợ không?' Câu trả lời từ những người đàn ông có gia đình nhiều năm rất thực tế!

Chuyện vợ chồng - 17 giờ trước

Theo bạn, sau khi kết hôn, người đàn ông có nên đưa tiền lương cho vợ không?

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nuôi dạy con - 18 giờ trước

GĐXH - Từ nghiên cứu có thể thấy cách dùng điện thoại phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ là cho trẻ dùng một chiếc điện thoại không kiểm soát.

5 cung hoàng đạo nữ phú quý hơn người, không chỉ hôn nhân hạnh phúc mà tiềm lực kinh tế cũng 'không phải dạng vừa'

5 cung hoàng đạo nữ phú quý hơn người, không chỉ hôn nhân hạnh phúc mà tiềm lực kinh tế cũng 'không phải dạng vừa'

Gia đình - 18 giờ trước

GĐXH - Có một số cung hoàng đạo sinh ra đã được phúc báo, dường như được định sẵn để họ không phải lo cơm ăn áo mặc và luôn được yêu thương trong cuộc đời này.

Tử vi 12 cung hoàng đạo tuần mới: Bạch Dương có thể nhận được tiền thưởng, Cự Giải có nhiều cơ hội kiếm tiền

Tử vi 12 cung hoàng đạo tuần mới: Bạch Dương có thể nhận được tiền thưởng, Cự Giải có nhiều cơ hội kiếm tiền

Gia đình - 21 giờ trước

GĐXH - Hãy xem tuần mới của 12 cung hoàng đạo có gì đáng quan tâm nhé.

7 cách hàn gắn rạn nứt gia đình

7 cách hàn gắn rạn nứt gia đình

Chuyện vợ chồng - 23 giờ trước

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là công cụ hiệu quả nhất để bạn vượt qua rạn nứt và củng cố mối quan hệ gia đình.

Nếu bạn lấy 5 con giáp này tuổi trẻ sẽ vất vả nhưng tuổi già giàu sang, phú quý, gia đình hạnh phúc ấm êm

Nếu bạn lấy 5 con giáp này tuổi trẻ sẽ vất vả nhưng tuổi già giàu sang, phú quý, gia đình hạnh phúc ấm êm

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Nhờ làm việc chăm chỉ nên vận mệnh của 5 con giáp này có sự thay đổi rõ ràng. Sự nghiệp ở tuổi trung niên bắt đầu phát triển, cuộc sống trở nên sung túc, là chỗ dựa vững chắc cho bạn đời.

Top