Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cha què nuôi 4 con thơ

Thứ hai, 14:26 17/11/2008 | Gia đình

Giadinh.net - Trời chuyển tiết sang đông, những cơn đau do bệnh khớp kinh niên theo gió lạnh cắt da lại tràn về hành hạ, dày vò, nhưng anh Trường vẫn cố gượng dậy thổi cơm, tập tễnh lết ra vườn nhặt nhạnh ít rau làm bữa cho bà cụ nội trên 80 tuổi và 4 đứa con thơ. Đàn con nhỏ của anh đã chịu đủ cùng cực rồi, anh không thể nhẫn tâm để chúng đến lớp trong cơn đói lòng.

Đắng cay phận người

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo thuộc thôn Bòng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang, anh Lý Văn Trường (29 tuổi) vốn mạnh khỏe, nhanh nhẹn như bao đứa trẻ khác. Lớn lên nhờ rau rừng, sắn rẫy, được bố mẹ ky cóp cho cắp sách đến trường như bạn bè cùng trang lứa, Trường đã thắp sáng niềm hy vọng thoát khỏi cái nghèo, cái đói của cả gia đình.

Lớp 1, lớp 2 trôi qua, đến lớp 3 khi tiếng trống trường vẫy gọi vào năm học mới thì Trường đã không thể đến lớp. Những cơn đau không rõ nguyên do len lỏi khắp cơ thể, hành hạ và đè bẹp cậu học sinh xuống chiếc chõng tre. Nhìn con đau vật vã, ngày qua ngày, hai đầu gối cứ to dần còn cẳng chân lại teo tóp, bố mẹ Trường chạy đủ thầy đủ thuốc nhưng không khỏi.

Thậm chí, có lúc tưởng “con ma rừng” hành hạ con mình, ông Lộc đã cầu cứu thầy bài đến giải nhưng vô ích. Mãi sau này đi khám ở bệnh viện, ông Lộc mới biết con mình bị bệnh khớp. Hàng trăm thứ thuốc cũng không thể vực nổi Trường đứng dậy trên đôi chân của mình, trái lại căn bệnh quái ác đã kéo cả nhà anh xuống vực thẳm của sự nghèo đói triền miên. Chạy chữa đến sạch nhà, cái ăn không đủ, bệnh của Trường đành phó mặc cho số phận.

Từ ngày lâm bệnh, không được đi học, sáng sáng thấy bạn bè í ới gọi nhau đến lớp mà Trường rơi nước mắt. Từ đó, Trường thu hẹp mình, sống trong mặc cảm, suốt ngày ngồi câm lặng.

Căn bệnh cứ đeo đẳng theo ngày tháng, khi bạn bè cùng tuổi đứa nào cũng cao lớn lực điền, cưới vợ, sinh con mà mình vẫn sống dở, chết dở, hằng ngày còn làm khổ cha già, mẹ yếu, nhiều lần Trường đã nghĩ đến cái chết. Anh bảo chết đi cho nhẹ lòng, cho cả nhà đỡ khổ nhưng ông trời đã không cho chết, vẫn bắt anh phải quằn quại trên cõi đời này.

Mẹ Trường sụt sùi: “Nó què quặt, bệnh tật nhưng hay lo nghĩ cho gia đình. Những lúc như vậy tôi chỉ biết ôm con mà khóc. Cũng may sau này bệnh tình có thuyên giảm, hằng ngày nó vẫn lê lết được thay vì phải nằm bẹp trên chõng tre nên nó không còn nghĩ đến cái chết nữa”.
 
Anh Trường cùng đàn con mồ côi mẹ.

Duyên nợ khó tin

Tập lết, tập đi một cách nhẫn nại, thậm chí có khi đáng ra phải nằm vật xuống, Trường vẫn gắng lê la để luyện đôi chân đã xơ cứng. Tập mãi, cuối cùng ông trời cũng không phụ lòng người, Trường đã nhận được những phản ứng tích cực từ đôi chân tưởng chừng đã “chết” hẳn. Khi đôi chân động đậy được, tinh thần Trường phấn chấn, anh lại càng cố gắng tập đi nhiều hơn.

Ước mơ tột cùng là được đứng trên đôi chân của mình, đã giúp Trường vượt qua bao sóng gió. Những ngày đầu ngã lên, ngã xuống bầm dập nhưng anh vẫn không nản và cuối cùng Trường cũng tập tễnh bước đi bên chiếc nạng. Với Trường như thế là hạnh phúc lắm rồi.

Khi tập tễnh đi được, Trường chăm chỉ làm việc nhà đỡ đần cho bố mẹ. Ngày ngày, hàng xóm thường thấy chàng thanh niên cà nhắc, tay chống nạng tay quét nhà, nuôi gà, chăm lợn. Cảm động trước nghị lực của Trường, một bà lái buôn người Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc đã tự nguyện nhận làm mối hỏi vợ cho Trường. Cả nhà ai cũng mừng, còn Trường thì lủi ra sau vườn mếu máo khóc: “Thân tàn ma dại như con đây thì có ai chịu lấy. Mà có lấy con cũng chỉ thêm khổ cho người ta”.

Một tháng, hai tháng trôi qua, không thấy bà mối quay lại, ai cũng bảo bà ta lấy câu chuyện làm quà. Nào ngờ vào một ngày nọ, đúng hôm chợ phiên, có một cô gái tìm đến nhà Trường, đi sau là bà lái buôn dạo nọ. Lúc này mọi người vui mừng, còn Trường thì lúng túng như gà mắc tóc.

Hai bên trình bày hoàn cảnh, không ai tin là cô gái đó lại chấp nhận làm vợ một kẻ tàn tật như Trường, nhất là khi nhìn thấy cả gia cảnh túng bấn của anh. Vậy nhưng, cuối buổi nói chuyện cô gái gật đầu đồng ý và anh có vợ khi bước sang tuổi 24. Sau đám cưới đạm bạc, được bố mẹ dựng cho một căn nhà tranh đơn sơ, hai người sống bên nhau hạnh phúc.

Thanh niên trai tráng trong làng ai cũng bảo cưới vợ không ai bằng Trường, chẳng mất tới đôi dép chứ chưa nói là lễ này, vật nọ. Nói vậy, nhưng thực lòng ai cũng mừng cho anh. Chàng trai tật nguyền đã có một tổ ấm để nương cậy lúc trái gió, trở trời!
 
Bữa rau, bữa cháo vẫn không đủ nuôi con qua ngày.

“Gà trống què” nuôi con

Từ đó, gia đình Trường sống hạnh phúc, vui vẻ lắm. Hằng ngày vợ ra ruộng, chồng ở nhà chăm con lợn, đàn gà, cuộc sống cứ vậy êm đềm trôi. 4 đứa con lần lượt chào đời khiến căn nhà nhỏ càng trở nên đông đúc, đầm ấm. Tưởng cuộc đời sẽ êm ả với Trường, nào ngờ, đầu năm 2008 vợ anh đổ bệnh, tất cả gia sản chảy ra sông, ra suối, chỉ còn lại căn nhà trống hoác, trơ vách. Nằm viện một tháng, cuối cùng thần chết cũng cướp đi người vợ của Trường để lại 4 đứa con thơ khi đứa đầu mới hơn 4 tuổi, đứa út đang còn “đỏ hỏn”. Ngày đưa tang mẹ, đàn con ngơ ngác trông đến tội. Nhìn cảnh đó, ai nấy đều không cầm được nước mắt.

Mất mẹ khi đang còn “đỏ hỏn”, đói sữa, thằng út suốt ngày ngằn ngặt khóc. Không có sữa cho con, Trường chỉ kiếm được bát cháo lõng bõng nước. Dường như lũ con hiểu được hoàn cảnh của mình mà hì hụp ăn không đòi hỏi.

Sau khi mẹ mất, bà ngoại ở Vĩnh Yên lên đưa chị cả về nuôi. Ngày lên xe về nhà ngoại, chúng ôm riết lấy nhau mà khóc vì không muốn xa nhau. Trường bảo, con chị cả xuống nhà ngoại được mấy bữa, đàn em nháo nhác suốt ngày hỏi chị đâu. Còn con chị, cứ ba giờ sáng là thức giấc nằng nặc đòi về với các em. Có hôm bà ngoại gắt: “Cớ gì mà mày cứ đòi về trên đấy cho khổ”, con bé trả lời: “Mẹ bảo cháu về trông em”. Nghe câu nói của con trẻ, bà ngoại vội soạn sửa tư trang, mong cho trời sáng bắt xe đưa cháu về trả bố.

Ngày còn sống, việc đồng áng một tay vợ lo, nay Trường không biết phải làm gì để kiếm gạo nuôi con. Những hôm trở trời, đầu gối lại sưng to, chân không động đậy được, nằm nhìn đàn con chơi đùa mà nước mắt cứ chảy ròng. Những lúc đỡ đau, anh cố gượng dậy ra vườn chăm rau nuôi lợn, nhưng đất cằn, đến người khoẻ chăm rau cỏ còn chưa thèm bén lá chứ đừng nói đến người què nên rau chết mà mấy con lợn thì còi cọc, ốm yếu.

Báo GĐ&XH xin được làm cầu nối giữa những người hảo tâm với cảnh ngộ đáng thương của người bố què và 4 con nhỏ. Mọi sự giúp đỡ của bạn đọc xin chuyển tới địa chỉ: Anh Lý Văn Trường, thôn Bòng, xã Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang hoặc chuyển qua Trụ sở Báo GĐ&XH, địa chỉ: 138A, Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội. ĐT: 04.38464038. Chúng tôi sẽ chuyển tới bố con anh Trường đầy đủ, sớm nhất.

Thương cảnh “gà trống nuôi con”, bà con chòm xóm đi chợ về qua người cho nắm rau, kẻ cho con cá. Những hôm mưa gió không có ai qua, Trường đội mưa lê lết đi vay mắm, vay muối về cho con ăn. Thấy con người được ăn ngon mặc đẹp, còn con mình đến nước mắm cũng không có đủ để đưa cơm, lòng Trường quặn thắt.

Mấy bữa nay, bốn đứa con thay nhau ốm, không có tiền mua thuốc, anh bảo đành phải để vậy, ắt chúng... tự khỏi. Nhà chỉ còn đủ gạo để nấu cháo, nhưng được cái chúng không hề quấy, có gì ăn nấy, không đòi hỏi. “Từ nhỏ đến giờ có đứa nào được bữa ăn ngon đâu để biết mà đòi” - Trường buồn bã!

Từ ngày mẹ mất, đàn con nhỏ của Trường nhờ một tay cụ nội chăm sóc. 80 tuổi, lưng còng, sức yếu, nhưng thấy đàn cháu nhỏ mất mẹ, cha què không làm lụng kiếm rau cháo nuôi con, nên thấy khoẻ là cụ lọ mọ ra đồng, lên nương. Cả làng ai cũng thương bà cụ, còn bà thì than thở: “Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời! Vậy mà nhà tôi đến đời thứ tư, thứ năm nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo. Không biết khi tôi chết rồi, ai sẽ kiếm gạo nuôi cha con chúng? Không biết lũ nhỏ có lớn được thành người hay không”.

Ngày chúng tôi đến, Trường khoe các con anh được Trường mầm non Tân Trào hỗ trợ hoàn toàn học phí, bữa trưa chúng được ăn no nên mấy đứa cũng có da có thịt. Còn nữa, sắp tới anh sẽ được chính quyền xã hỗ trợ 2 triệu đồng để sửa lại nhà. Anh đang tính nhờ người mua nứa, gianh về lợp lại căn nhà dột nát cho đàn con khỏi ướt vào bận mưa gió. “Không biết thừa thiếu bao nhiêu, giá như còn dư lại chút đỉnh tôi sẽ nhờ người đi mua thêm cái chăn để mấy đứa bớt lạnh vào mùa đông sắp tới. Rồi mua cho bà cụ chiếc áo ấm để cụ ra đồng. Không có cụ, 5 bố con tôi chắc chết đói!”. Hình như đã lâu lắm rồi, đôi mắt Trường mới ánh lên được một chút tia sáng của niềm vui!
 
Công Tâm
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

Gia đình - 1 phút trước

3 chị em Kiều Nhi, Tuyết Nhi và Hoàng Duyên ở Lâm Đồng thường bị nhận nhầm là "sinh 3", gây chú ý khi tổ chức đám cưới cùng ngày.

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Gia đình - 16 phút trước

Người đàn ông Trung Quốc này luôn so sánh bản thân với người bạn hàng xóm và hạnh phúc khi thấy mình hơn bạn. Tuy vậy mọi việc đảo lộn khi họ bước vào tuổi nghỉ hưu.

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Gia đình - 1 giờ trước

Ngày về ra mắt, Mị đã khiến mẹ chồng tương lai đi từ bất ngờ này sang ngỡ ngàng khác vì giới tính "gái mà trai, trai mà gái" của mình.

'Sau khi kết hôn, có nên đưa lương cho vợ không?' Câu trả lời từ những người đàn ông có gia đình nhiều năm rất thực tế!

'Sau khi kết hôn, có nên đưa lương cho vợ không?' Câu trả lời từ những người đàn ông có gia đình nhiều năm rất thực tế!

Chuyện vợ chồng - 7 giờ trước

Theo bạn, sau khi kết hôn, người đàn ông có nên đưa tiền lương cho vợ không?

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nuôi dạy con - 8 giờ trước

GĐXH - Từ nghiên cứu có thể thấy cách dùng điện thoại phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ là cho trẻ dùng một chiếc điện thoại không kiểm soát.

5 cung hoàng đạo nữ phú quý hơn người, không chỉ hôn nhân hạnh phúc mà tiềm lực kinh tế cũng 'không phải dạng vừa'

5 cung hoàng đạo nữ phú quý hơn người, không chỉ hôn nhân hạnh phúc mà tiềm lực kinh tế cũng 'không phải dạng vừa'

Gia đình - 8 giờ trước

GĐXH - Có một số cung hoàng đạo sinh ra đã được phúc báo, dường như được định sẵn để họ không phải lo cơm ăn áo mặc và luôn được yêu thương trong cuộc đời này.

Tử vi 12 cung hoàng đạo tuần mới: Bạch Dương có thể nhận được tiền thưởng, Cự Giải có nhiều cơ hội kiếm tiền

Tử vi 12 cung hoàng đạo tuần mới: Bạch Dương có thể nhận được tiền thưởng, Cự Giải có nhiều cơ hội kiếm tiền

Gia đình - 11 giờ trước

GĐXH - Hãy xem tuần mới của 12 cung hoàng đạo có gì đáng quan tâm nhé.

7 cách hàn gắn rạn nứt gia đình

7 cách hàn gắn rạn nứt gia đình

Chuyện vợ chồng - 13 giờ trước

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là công cụ hiệu quả nhất để bạn vượt qua rạn nứt và củng cố mối quan hệ gia đình.

Nếu bạn lấy 5 con giáp này tuổi trẻ sẽ vất vả nhưng tuổi già giàu sang, phú quý, gia đình hạnh phúc ấm êm

Nếu bạn lấy 5 con giáp này tuổi trẻ sẽ vất vả nhưng tuổi già giàu sang, phú quý, gia đình hạnh phúc ấm êm

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Nhờ làm việc chăm chỉ nên vận mệnh của 5 con giáp này có sự thay đổi rõ ràng. Sự nghiệp ở tuổi trung niên bắt đầu phát triển, cuộc sống trở nên sung túc, là chỗ dựa vững chắc cho bạn đời.

Top