Hà Nội
23°C / 22-25°C

Cảnh báo tình trạng lạm dụng các loại thuốc "tăng trí nhớ"

Thứ năm, 10:12 14/12/2006 | Gia đình

Chuyện xảy ra đã lâu, nhưng đến nay em H vẫn còn nhớ mãi. Đầu tháng 7, em Nguyễn Thị H. học sinh Trường PTTH Mỹ Hào được bố mẹ đưa lên bệnh viện Bạch Mai khám do mắc các triệu chứng: mất ngủ cả tuần liền, ăn uống kém, hay quên... H. đang là học sinh cuối cấp, em hầu như không có kỳ nghỉ hè vì tập trung vào học ôn. Sau khi thăm khám cho H, bác sỹ kết luận H bị căng thẳng thần kinh, cơ thể suy kiệt do áp lực học tập và quá lạm dụng các loại thuốc “tăng cường trí nhớ”.

Bố mẹ H. vì muốn con có thành tích “vượt trội” lên đã tìm nhiều cách “hỗ trợ”. Một trong những cách họ áp dụng là hễ nghe ai mách có loại thuốc nào “tăng trí nhớ”, bổ não là mua về ép H. uống.


Chưa vào năm học mới nhưng có một thực tế hiện nay đang khá phổ biến là nhiều phụ huynh mua các loại thuốc bổ nhằm mục đích “tăng trí nhớ” cho con em nhất là đối với học sinh cuối cấp mà không có đơn kê của bác sỹ. Nhiều trường hợp mua và sử dụng rất tuỳ tiện, mua thuốc theo lời truyền miệng về tác dụng thậm chí qua sự quảng cáo của nhân viên bán hàng. Một phụ huynh thường xuyên cho con uống loại thuốc “tăng cuờng trí nhớ” cho biết: “Nếu trước kỳ thi mới cho trẻ uống thì thuốc không phát huy hết tác dụng đâu, có khi thuốc vừa phát huy tác dụng thì chúng đã thi xong rồi ấy chứ. Với lại thuốc bổ thì “không bổ cái nọ cũng bổ cái kia!”


Trong vai người nhà đi hỏi mua thuốc “tăng trí nhớ” cho con em là học sinh cuối cấp, chúng tôi thật sự thấy hoang mang trước sự phong phú các loại thuốc được giới thiệu là hỗ trợ trí nhớ, làm cho trí óc tỉnh táo, cải thiện tuần hoàn máu bồi bổ cơ thể. Chỉ riêng việc nghe nhân viên các hiệu thuốc giới thiệu các chủng loại thuốc đa dạng từ êm dịu đến tác động mạnh từ giá mềm đến loại cao cấp đã thấy đau đầu. Theo một chủ hiệu thuốc ở thị xã Hưng Yên, học sinh cuối cấp thường được dùng nhiều, rồi người nọ mách người kia, số khách mua thuốc hỗ trợ tăng lên đáng kể khi trước các kỳ thi. Các loại thuốc giá rất chênh lệnh giữa hàng nội và hàng ngoại thậm chí giữa các hiệu thuốc. Người ít tiền không chịu để con “thua chị kém em” thì mua loại thuốc rẻ trên dưới 20 nghìn/vỉ hay 10 nghìn/100 viên như: Glutaminol B6, hoạt huyết dưỡng não… Người nhiều tiền hơn thì dùng các loại thuốc hỗ trợ thần kinh cao cấp như: Duxil, piracetam… có giá tới 3-5 nghìn/viên.


Trao đổi với chúng tôi về các vấn đề bức xúc xung quanh việc sử dụng các loại thuốc được gọi là “tăng trí nhớ” cho các "sỹ tử", dược sỹ Hoàng Văn Thái, chủ một hiệu thuốc ở Kim Động cho biết: Khoa học đã khẳng định không có phương thuốc nào tạo ra trí nhớ hay trí thông minh. Tuy nhiên tình trạng phụ huynh cho con dùng các loại thuốc trên không có đơn kê của bác sỹ đang diễn ra phổ biến. Các bậc phụ huynh cần biết rằng, các loại thuốc hỗ trợ trí nhớ nói trên đều có tác động làm biến đổi tâm thần có thể ảnh hưởng tới tư duy, cảm xúc của người dùng và đã là thuốc thì phải có bệnh mới dùng. Hơn nữa thuốc cùng giống như con dao hai lưỡi. Có loại thuốc êm dịu có tác dụng an thần giải toả căng thẳng có thể giúp ích cho thí sinh trước các kỳ thi nhưng nếu làm dụng nó lại gây ra tác dụng phụ rất tai hại cho các em là gây ngủ, và gây ra triệu chứng… quên thay vì tăng cường trí nhớ. Hoặc một số loại thuốc có tác động mạnh như Amphetamin kích thích đầu óc tỉnh táo, giúp học sinh chống lại cơn buồn ngủ khi học bài nhưng nếu sử dụng thuốc kéo dài có thể làm cơ thể suy kiệt và nguy hiểm hơn là có thể gây nghiện. Ngoài ra việc dùng các loại thuốc kích thích thần kinh kéo dài sẽ làm cho thần kinh luôn bị hưng phấn và ức chế quá mức, lâu ngày có thể gây ra rối loạn hành vi, hoang tưởng thậm chí gây ra tai biến nguy hiểm tới tính mạng.


Để ôn thi có hiệu quả, bác sỹ Nguyễn Tuấn Khoản, Sở Y tế đưa ra lời khuyên phụ huynh học sinh hết sức thận trọng khi dùng các loại thuốc tâm thần và chỉ dùng thuốc theo đúng đơn kê của bác sỹ. Trí nhớ được quyết định bởi 2 yếu tổ bẩm sinh và rèn luyện. Việc ghi nhớ kiến thức phải là quá trình tích luỹ lâu dài chứ không phải là dùng cấp tốc hay “thập cẩm” các loại thuốc tâm thần cao cấp là có được. Nếu bản thân học sinh đã khoẻ mạnh và có hứng thú học tập thì không cần phải dùng loại thuốc nào mà hiệu quả vẫn cao. Trong suốc qúa trình học cũng như trước các kỳ thi, học sinh nên giữ cho tâm lý thoái mái, ăn uống đầy đủ chất, có lịch học và nghỉ ngơi điều độ hiệu quả sẽ cao hơn là lạm dụng các loại thuốc “tăng trí nhớ”.

Theo Báo chí với Trẻ em

giadinhtreem
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Bạn muốn con lớn lên thành công, lúc còn nhỏ nhất định phải dạy 10 điều cần thiết này

Nuôi dạy con - 1 giờ trước

GĐXH - Với những đứa trẻ, phát triển những kỹ năng và hành vi quan trọng trong kinh doanh sẽ giúp chúng tự làm chủ và thành công trong cuộc sống.

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Làm con rể hiếu thảo 20 năm, tôi 'điếng người' khi biết được kế hoạch chia tài sản của bố vợ

Chuyện vợ chồng - 1 giờ trước

Sau khi biết dự định của bố vợ, tôi hoài nghi liệu tôi có phải người thừa trong gia đình này?

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

3 chị em ruột giống nhau 'như sinh 3' cưới cùng ngày, vào lễ đường cùng giờ

Gia đình - 12 giờ trước

3 chị em Kiều Nhi, Tuyết Nhi và Hoàng Duyên ở Lâm Đồng thường bị nhận nhầm là "sinh 3", gây chú ý khi tổ chức đám cưới cùng ngày.

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Cùng 70 tuổi nhưng hàng xóm được con trai đón về dưỡng già còn tôi vào viện dưỡng lão: Đời chẳng nói trước điều gì!

Gia đình - 12 giờ trước

Người đàn ông Trung Quốc này luôn so sánh bản thân với người bạn hàng xóm và hạnh phúc khi thấy mình hơn bạn. Tuy vậy mọi việc đảo lộn khi họ bước vào tuổi nghỉ hưu.

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Nàng dâu chuyển giới chăm tặng vàng khiến mẹ chồng mê mệt, dẫn đi khoe khắp xóm, đáp lễ bằng chiếc SH

Gia đình - 13 giờ trước

Ngày về ra mắt, Mị đã khiến mẹ chồng tương lai đi từ bất ngờ này sang ngỡ ngàng khác vì giới tính "gái mà trai, trai mà gái" của mình.

'Sau khi kết hôn, có nên đưa lương cho vợ không?' Câu trả lời từ những người đàn ông có gia đình nhiều năm rất thực tế!

'Sau khi kết hôn, có nên đưa lương cho vợ không?' Câu trả lời từ những người đàn ông có gia đình nhiều năm rất thực tế!

Chuyện vợ chồng - 19 giờ trước

Theo bạn, sau khi kết hôn, người đàn ông có nên đưa tiền lương cho vợ không?

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nghiên cứu Đại học Harvard: Trẻ dùng điện thoại và không dùng điện thoại có sự khác biệt lớn ở 5 điểm, nghe xong cha mẹ cũng phải rùng mình

Nuôi dạy con - 20 giờ trước

GĐXH - Từ nghiên cứu có thể thấy cách dùng điện thoại phá hủy cuộc đời của một đứa trẻ là cho trẻ dùng một chiếc điện thoại không kiểm soát.

5 cung hoàng đạo nữ phú quý hơn người, không chỉ hôn nhân hạnh phúc mà tiềm lực kinh tế cũng 'không phải dạng vừa'

5 cung hoàng đạo nữ phú quý hơn người, không chỉ hôn nhân hạnh phúc mà tiềm lực kinh tế cũng 'không phải dạng vừa'

Gia đình - 20 giờ trước

GĐXH - Có một số cung hoàng đạo sinh ra đã được phúc báo, dường như được định sẵn để họ không phải lo cơm ăn áo mặc và luôn được yêu thương trong cuộc đời này.

Tử vi 12 cung hoàng đạo tuần mới: Bạch Dương có thể nhận được tiền thưởng, Cự Giải có nhiều cơ hội kiếm tiền

Tử vi 12 cung hoàng đạo tuần mới: Bạch Dương có thể nhận được tiền thưởng, Cự Giải có nhiều cơ hội kiếm tiền

Gia đình - 23 giờ trước

GĐXH - Hãy xem tuần mới của 12 cung hoàng đạo có gì đáng quan tâm nhé.

7 cách hàn gắn rạn nứt gia đình

7 cách hàn gắn rạn nứt gia đình

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Trí tuệ cảm xúc (EQ) là công cụ hiệu quả nhất để bạn vượt qua rạn nứt và củng cố mối quan hệ gia đình.

Top