Hà Nội
23°C / 22-25°C

Pháp lệnh Dân số: Nhìn từ góc độ xã hội học, luật học

GiadinhNet - Hội nghị chuyên gia về kết quả triển khai và giám sát thực hiện Pháp lệnh Dân số năm 2003 (PLDS) do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức ngày 17/12 đã nhận được nhiều ý kiến của các nhà xã hội học, luật học, các chuyên gia về dân số và phát triển.

Pháp lệnh Dân số: Nhìn từ góc độ xã hội học, luật học 1

Luật Dân số ra đời sẽ có những qui định chặt chẽ hơn về quyền, nghĩa vụ thực hiện KHHGĐ. Ảnh: D. Ngọc

Đây là những đóng góp quan trọng, góp phần vào việc thực hiện Dự án Luật Dân số, dự kiến trình Quốc hội vào năm 2014.

Xem xét lại khái niệm “phù hợp”

Là một người gắn bó lâu năm với công tác Dân số và phát triển, trong báo cáo sơ bộ của mình, GS Nguyễn Đình Cử (ĐH Kinh tế Quốc dân) đã chỉ ra những điểm trong PLDS chắc chắn phải sửa đổi trong Dự án Luật Dân số. Đồng thời, ông cũng đưa ra một số điểm cần phân tích sâu hơn, chứng minh chặt chẽ hơn và những vấn đề mới xuất hiện hoặc mới phát hiện cần bổ sung trong Dự luật.

Cụ thể, theo GS Nguyễn Đình Cử, một số điều khoản như Điều 3 PLDS (Giải thích từ ngữ): “Mức sinh thay thế là mức sinh tính bình quân trong toàn xã hội thì mỗi cặp vợ chồng có hai con”- Khái niệm này không chính xác so với cách dùng hiện nay, cần phải sửa đổi. Khoản 2 Điều 34: Ủy ban Dân số, Gia đình, Trẻ em chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về dân số. Theo ý kiến của GS Cử cũng như nhiều chuyên gia, hiện Ủy ban này đã giải thể, ngành Dân số đã đưa về Bộ Y tế, Dự luật cần sửa đổi ngay, với khoản 4 Điều 34 cũng cần sửa đổi.

Bổ sung quan điểm về Điều 3 PLDS, luật sư, bác sĩ Trịnh Thị Lê Trâm – Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS (Hội Luật gia Việt Nam) cho hay: Trong Điều 7 của Chương I (Những quy định chung): Các hành vi bị nghiêm cấm có nội dung nghiêm cấm “lựa chọn giới tính thai nhi”, nhưng trong Điều 3 lại chưa có giải thích về điều này, tương tự với “nhân bản vô tính người” (khoản 6 Điều 7).

Một điểm cần phân tích cụ thể là trong điểm (b), khoản 2, Điều 4: Thực hiện các biện pháp phù hợp để nâng cao thể chất, trí tuệ, tinh thần của bản thân và các thành viên trong gia đình, theo GS Cử, điều này PLDS không diễn đạt rõ ràng, khó thực hiện: “Như thế nào là phù hợp và phù hợp với điều gì? Khoa học, phong tục tập quán, hay với pháp luật? Bởi ở miền núi, khá nhiều nơi cho phép con cháu lấy nhau từ thuở 14- 15 tuổi. Họ lý giải là do điều này phù hợp với tập quán của họ, còn có phù hợp với luật hay khoa học hay không, họ không cần biết...” – GS Cử phân tích. Ý kiến này nhận được sự đồng tình của nhiều chuyên gia.

Một vấn đề liên quan đến “phù hợp” được GS Cử chỉ ra là trong khoản 1, Điều 13: Nhà nước điều chỉnh cơ cấu dân số nhằm bảo đảm cơ cấu dân số hợp lý về giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, ngành nghề và các đặc trưng khác… Theo GS Cử, nội dung này không rõ ràng nên khó điều chỉnh bởi không rõ “hợp lý”, “các đặc trưng khác” là đặc trưng gì, điều này rất dễ khiến suy diễn mênh mông. Đặc biệt, nhà nước có thể tự điều chỉnh được cơ cấu dân số hay không? Thậm chí, điều này còn dường như ngược lại với khoản 2, Điều 14: Nhà nước thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – kỹ thuật, đào tạo ngành nghề, sử dụng lao động phù hợp với giới tính, độ tuổi, dân tộc và sự phát triển kinh tế xã hội ở từng địa phương.

Cũng trong PLDS, Điều 17 quy định Nhà nước thực hiện chính sách khuyến khích, phát triển toàn diện nông thôn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng để hạn chế động lực di dân ra đô thị, theo GS Cử cùng các chuyên gia, điều này trái quy luật quan sát thấy tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, bởi khoảng cách giữa thành thị - nông thôn ngày càng rộng ra, rất khó “thu hẹp” như theo quy định của PLDS.

KHHGĐ có là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh hay không?
 
Theo Luật sư Lê Trâm, tại Điều 9 đã có quy định về Kế hoạch hóa gia đình, trong đó có cung cấp các dịch vụ KHHGĐ (điểm (b), khoản 2). Tuy nhiên, tại Điều 12 lại lặp lại điều này (cung cấp dịch vụ KHHGĐ), tương tự tại điểm (a), khoản 2, Điều 9 đã có tuyên truyền, tư vấn (…) KHHGĐ, nhưng Điều 11 cũng quy định lại. Ngoài ra, Luật sư Trâm cũng nêu ý kiến về khoản 1 Điều 9 quy định: “KHHGĐ là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh” cần được xem xét quy định lại.
 
Đồng tình và phân tích bổ sung, ông Đinh Công Thoan, Nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Tổng cục DS-KHHGĐ), thành viên Ban soạn thảo và Tổ biên tập Dự án Luật Dân số chỉ ra rằng: Thời điểm PLDS quy định điều này, nền kinh tế nước ta còn thấp kém, mức sống nhân dân còn nghèo, trình độ dân trí thấp, dẫn đến ngân sách nhà nước đầu tư là chủ yếu (80%). Nhưng trong thời gian tới, khi nền kinh tế bước vào giai đoạn hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đời sống nhân dân sung túc thì nhấn mạnh vai trò của cá nhân, gia đình trong kiểm soát sinh sản và để cá nhân, gia đình tự điều tiết mô hình “quy mô gia đình hạn chế”, nhằm thích ứng với xã hội phát triển. Do đó, trong Dự án Luật cần xem xét lại điều này cho phù hợp với sự tác động của kinh tế xã hội và sự đầu tư của ngân sách nhà nước trong hiện tại và tương lai cho công tác dân số.
 

Tại Hội nghị, các ý kiến cũng cho rằng cần quy định lại Điều 1 PLDS Sửa đổi Điều 10: Quyền và nghĩa vụ của những cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động DS - KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản: Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Theo Luật sư Lê Trâm, quy định như vậy thì công dân không biết là “quyền được làm” hay là “nghĩa vụ phải thực hiện”. Ngoài ra, ông Đinh Công Thoan cũng bổ sung: Các cặp vợ chồng, cá nhân yêu cầu mổ đẻ vào một giờ, một ngày cụ thể thì có đúng với quyền của họ và bác sĩ giải quyết như thế nào?

 Võ Thu
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 5 tháng trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 9 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 9 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top