Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hai năm triển khai Đề án 1816: Cái khó “ló” cái khôn

Sau 2 năm triển khai, Đề án 1816 cơ bản đã đạt được những mục tiêu đề ra, song bên cạnh đó cũng còn không ít thách thức.

Đề án cử cán bộ chuyên môn từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới (Đề án 1816) chính thức được triển khai từ tháng 8/2008. Đến nay, sau 2 năm triển khai, Đề án 1816 cơ bản đã đạt được những mục tiêu đề ra, song bên cạnh đó cũng còn không ít thách thức…
 
Trong quá trình thực hiện Đề án 1816, các bệnh viện tuyến trên “vấp” phải khá nhiều “lực cản” do tuyến dưới thiếu nhân lực, thiếu trang thiết bị... Tuy nhiên, với tinh thần sáng tạo trong việc thay đổi phương thức triển khai, nhiều đơn vị không những đã vượt qua được những trở ngại đó mà còn trở thành những “điểm sáng”, góp phần tạo hiệu quả bền vững hơn cho Đề án 1816. 

Linh hoạt cử cán bộ "lên", "xuống"
 
“Nếu chỉ đơn thuần gửi “thầy”, những cán bộ nòng cốt, của tuyến trên về tuyến dưới thì hiệu quả không thể như mong đợi. Do đó, tuyến trên cần phải khảo sát tốt, cử cả “thầy" lẫn “thợ” xuống tuyến dưới thì mới có thể giúp tuyến dưới làm tốt các vấn đề chống nhiễm khuẩn, cấp cứu và tiếp nhận các kỹ thuật cần thiết với người dân, phù hợp với năng lực, trang thiết bị của đơn vị đó”, ông Bùi Đức Long, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Hải Dương, kiêm Giám đốc Bệnh viện (BV) Đa khoa tỉnh Hải Dương chia sẻ.
 

Bác sỹ Bệnh viện Tai – Mũi - Họng TƯ chuyển giao kỹ thuật phẫu thuật tai giữa - vá màng nhĩ qua kính hiển vi tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Là một BV tuyến tỉnh, trong năm 2010, BV Đa khoa Hải Dương đã cử 45 cán bộ luân phiên xuống các cơ sở y tế tuyến huyện, trong đó BV Đa khoa huyện Bắc Yên - Sơn La là đơn vị nhận được sự hỗ trợ nhiều nhất.

"Sau khi nhận được công văn đề nghị giúp đỡ của tỉnh Sơn La, chúng tôi đã đi khảo sát thực tế ở 2 huyện Sốc Cộp, Bắc Yên. Quả thực, đội ngũ cán bộ ở đó chưa "cứng" về chuyên môn, nhận thức cán bộ còn "cọc cạch", trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân lại rất cao. Do đó, chúng tôi quyết định gửi cả "thầy" và "thợ” về Bắc Yên”, ông Bùi Đức Long cho biết.

BV huyện Bắc Yên nằm cách thành phố Sơn La hơn 100 km. Dù đã được tài trợ một số máy móc, trang thiết bị như giường đa năng, máy thở, máy truyền dịch… nhưng vì năng lực cán bộ có hạn, nên nhiều máy móc đành “đắp chiếu” nằm kho, có khi chỉ vì hỏng một con vít hoặc cán bộ chưa biết cách vận hành. Nhờ sự trợ giúp, hướng dẫn của đoàn cán bộ BV đa khoa tỉnh Hải Dương, số máy móc này đã được sửa chữa, tiếp tục hoạt động. Đoàn thầy thuốc Hải Dương còn dành thời gian để khảo sát thực trạng, tư vấn và trực tiếp giúp Ban Giám đốc BV tổ chức hoạt động BV, bố trí các phòng, công tác chống nhiễm khuẩn…

“Chúng tôi “cầm tay chỉ việc” cho cán bộ y tế ở Bắc Yên theo cách sau một buổi lên lớp giảng về kiến thức cơ bản là một buổi thực hành trên từng ca bệnh. Đối với một số lĩnh vực, thay bằng việc chỉ cử cán bộ xuống để “cầm tay chỉ việc”, chúng tôi đề nghị BV huyện Bắc Yên cử cán bộ về BV Hải Dương để học tập, sau đó mới quay về Bắc Yên làm việc dưới sự giám sát của BS BV Đa khoa Hải Dương”, ông Bùi Đức Long cho hay.

Không chỉ linh hoạt trong hoạt động cử bác sĩ “lên’, “xuống” nhằm giúp tuyến dưới có đủ khả năng tiếp nhận kỹ thuật được chuyển giao, BV đa khoa Hải Dương còn nhận đào tạo cho khoảng 60 nhân viên y tế trong toàn tỉnh Sơn La ở các lĩnh vực gây mê hồi sức, phục hồi chức năng, chẩn đoán hình ảnh, hồi sức cấp cứu… Mọi chi phí ăn ở, học tập của số cán bộ này đều được miễn phí.

“Chúng tôi bố trí anh em từ Sơn La về ngủ luôn tại BV. Vậy nên nếu buổi đêm có việc, anh em cũng có thể tham gia trực cấp cứu, tham gia hoạt động chuyên môn, cọ xát với thực tế để nâng cao tay nghề. Nhờ vậy, hiệu quả học tập được nâng cao, anh em vững tin hơn khi áp dụng những kiến thức, kỹ thuật mới vào quá trình khám chữa bệnh”, BS Long nói.

“Đầu tư” trọng điểm

Không chọn cách “đầu tư” mọi chi phí ăn ở cho các cán bộ tuyến dưới về BV tuyến trên học tập như BV Đa khoa tỉnh Hải Dương, nhưng BV Nhi TƯ cũng có cách làm rất hay trong triển khai Đề án 1816, là “đầu tư” trọng điểm vào những đơn vị tuyến dưới, BV chỉ “rút” khi cán bộ tuyến dưới thực hiện hiệu quả các kỹ thuật đã chuyển giao.

Sang năm thứ 2 triển khai Đề án 1816, BV Nhi TƯ đã mở rộng ra và tập trung vào những BV có nhu cầu muốn chuyển giao một số kỹ thuật, ưu tiên một số BV nhi/sản nhi và các BV đa khoa có nhu cầu phát triển kỹ thuật. Đặc biệt, trong năm thứ 3 này (năm 2011), BV Nhi TƯ tập trung hỗ trợ các tỉnh trọng điểm có các BV nhi, BV sản nhi có số lượng bệnh nhân nhi nhiều, mặt bệnh đa dạng. Nhưng với hướng “đi” mới này, BV Nhi TƯ cũng gặp không ít khó khăn do một số BV này mới thành lập, thiếu trầm trọng cán bộ được đào tạo về nhi khoa, không tránh được tình trạng “bỡ ngỡ” khi tiếp xúc với bệnh nhi.

“Một số nhân viên điều dưỡng thậm chí lấy ven cũng rất khó khăn. Sau 1- 2 lần thấy cán bộ y tế lấy ven không được, nhiều gia đình rất bức xúc, “ép” cán bộ tuyến dưới phải chuyển con cái mình lên tuyến trên. Vì vậy, cán bộ tuyến dưới khó có thể tự tin khi chưa được trang bị những kiến thức cơ bản”, TS Đặng Tự - Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, BV Nhi TƯ giải thích.

Để giúp đỡ những đơn vị nằm ở trong tình trạng này, BV Nhi TƯ yêu cầu BV tuyến dưới chỉ tiếp nhận những bệnh nhân nhẹ, nằm trong khả năng của BV, số bệnh nhân nặng nhất định phải chuyển lên tuyến trên. Trong thời gian đó, BV tuyến dưới phải cử cán bộ về BV Nhi TƯ để đào tạo trước, giúp họ có kiến thức cơ bản nhất, sau đó mới quay trở lại công tác với sự giám sát của các BS 1816 của BV Nhi TƯ.

“Đối với những đơn vị không đủ bệnh nhân, chúng tôi yêu cầu các BS tuyến dưới lên BV Nhi TƯ để thực tập. Khi tuyến dưới có đủ bệnh nhân, chúng tôi lại tiếp tục xuống chuyển giao kỹ thuật cho đến khi tuyến dưới làm được mới thôi”, TS Đặng Tự khẳng định.

Với cách làm này, năm 2010, BV Nhi TƯ đã cử hơn 236 lượt cán bộ luân phiên và chuyển giao 48 kỹ thuật xuống cho 9 BV tuyến tỉnh. BV Nhi TƯ được Bộ Y tế đánh giá là một trong những mô hình thực hiện hiệu quả Đề án 1816.

Theo khảo sát thực tế của chúng tôi, sang năm thứ 2, không chỉ có BV Nhi TƯ, BV Đa khoa Hải Dương triển khai hiệu quả Đề án 1816, mà còn khá nhiều đơn vị khác linh hoạt trong việc cử cán bộ “lên”, “xuống” nhằm nâng cao trình độ cán bộ và khả năng tiếp nhận các kỹ thuật được chuyển giao. Hiệu quả của Đề án 1816 nhờ vậy đã đi vào chiều sâu, vững chắc hơn, chứ không đơn thuần chỉ là BS tuyến trên về làm thay các BS tuyến dưới, giảm 30% số bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên.  

Theo Báo Tin tức
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngôi nhà thứ hai của ngư dân

Ngôi nhà thứ hai của ngư dân

Y tế - 9 năm trước

GiadinhNet - Từ mô hình "Quỹ y tế" cùng với tập thể y, bác sỹ đầy tâm huyết đã đưa một xã nghèo ven biển trở thành điểm sáng về chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân- Đó là trạm y tế xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu – Nghệ An- đơn vị đầu tiên tại địa phương đạt chuẩn quốc gia về y tế, được vinh dự đón nhận danh hiệu Anh hùng lao động năm 2009.

Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc

Hồ Chí Minh với quan điểm về sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc

Y tế - 9 năm trước

GiadinhNet - Hướng tới Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2) báo Gia đình & Xã hội xin trân trọng trích giới thiệu tài liệu viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh với quan điểm sức khỏe, y tế và đạo đức của người thầy thuốc trong cuốn sách “Một số vấn đề xây dựng ngành y tế phát triển ở Việt Nam” của Cố Giáo sư - TS Đỗ Nguyên Phương, Nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương khẳng định mũi nhọn khi có Đề án 1816

Y tế - 9 năm trước

Năm 2011, thực hiện chương trình hợp tác với Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương đã có nhiều khởi sắc, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại khoa.

Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện

Lợi ích kép với người bệnh và bệnh viện

Y tế - 9 năm trước

Ngày 6/6/2014 là ngày ghi dấu đặc biệt khi lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng - Đồng Nai thực hiện thành công phẫu thuật chấn thương sọ não với sự hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Nhi đồng 2 (thành phố Hồ Chí Minh).

Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn

Người dân hưởng lợi khi bệnh viện nâng cao chuyên môn

Y tế - 9 năm trước

Từ khi tái thành lập vào năm 2007 đến nay, bằng việc tập trung đầu tư về con người, trang thiết bị và không ngừng áp dụng các kỹ thuật cao, Bệnh viện Đa khoa thành phố Cần Thơ ngày càng khẳng định vị thế của bệnh viện hạng I cấp thành phố trực thuộc Trung ương. Nhiều trường hợp bệnh thay vì phải chuyển viện lên thành phố Hồ Chí Minh, nay đã được điều trị ngay tại địa phương.

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Y tế - 9 năm trước

Cải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị

Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh tích cực hỗ trợ chuyên môn cho các đơn vị

Y tế - 9 năm trước

Thực hiện Đề án 1816 của Bộ Y tế, từ nhiều năm qua Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh đã luôn duy trì hoạt động tổ chức các đợt tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bệnh viện tuyến huyện trong tỉnh và nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện các tỉnh lân cận.

Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ

Đắc Nông: Ban hành chính sách đãi ngộ bác sỹ

Y tế - 9 năm trước

Vừa qua, Hội đồng Nhân dân tỉnh Đắc Nông đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách thu hút, đãi ngộ đối với bác sỹ, dược sỹ đại học và sau đại học về công tác tại các cơ quan, đơn vị y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015-2020.

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình

Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh Chấn thương chỉnh hình

Y tế - 9 năm trước

Ngày 6/10, Bệnh viện Đa khoa sài Gòn phối hợp với bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình chính thức triển khai hoạt động Phòng khám vệ tinh chuyên khoa cột sống, chỉnh hình, cơ xương khớp. Hoạt động Phòng khám vệ tinh do bác sĩ của Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trực tiếp khám, tư vấn và điều trị bệnh nhân.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực

Ứng dụng khoa học công nghệ trong khám chữa bệnh: Giảm vượt tuyến, nâng nội lực

Y tế - 9 năm trước

Những năm qua, với việc đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ KHCN vào công tác khám chữa bệnh đã góp phần nâng tỷ lệ những ca điều trị thành công, giảm chi phí và thời gian khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Cải tiến quy trình khám chữa bệnh: Người bệnh đã giảm thời gian chờ đợi

Y tế

Cải tiến quy trình khám, chữa bệnh, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh là một trong những mục tiêu quan trọng của ngành Y tế nhằm giảm thời gian chờ đợi, nâng cao sự hài lòng của người dân khi đến khám và điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh.

Top