Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dự kiến trình Quốc hội Luật Dân số vào năm 2014: Cần bổ sung quy định về phá thai, biện pháp hỗ trợ sinh sản

GiadinhNet - Ông Đinh Công Thoan cho rằng, cần cụ thể hóa các quy định về trách nhiệm cụ thể của các ngành, địa phương trong việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, công nghệ hỗ trợ sinh sản; bổ sung nguyên tắc hỗ trợ sinh sản.

Ông Đinh Công Thoan chỉ ra điều cho là khá “cởi mở” trong quy định hiện nay về phá thai: Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân (năm 1989) quy định: “Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng,… Nghiêm cấm các cơ sở y tế và cá nhân làm các thủ thuật phá thai, tháo vòng tránh thai nếu không có giấy phép do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp”. “Phải chăng đây cũng là một nguyên nhân làm tỷ lệ phá thai cao, nhất là ở nhóm vị thành niên – ông Thoan đặt vấn đề.
 
Do đó, theo ông Thoan cần bổ sung quy định về tư vấn trước, trong và sau khi phá thai; có thể quy định phá thai có điều kiện hay phá thai trong một số trường hợp; trình tự, thủ tục phá thai, ít nhất phải có chứng minh thư nhân dân hoặc địa chỉ nơi cư trú. Một điểm quan trọng nữa cần quy định chặt chẽ là điều kiện, trách nhiệm của cơ sở y tế thực hiện phá thai an toàn, nhằm hạn chế một số cơ sở không đủ điều kiện kỹ thuật, nạo phá thai “chui” có nguy cơ tai biến cho người đi phá thai.

Một vấn đề khác được các chuyên gia quan tâm, bàn thảo là vấn đề hỗ trợ sinh sản. Khoản 2, Điều 23 PLDS quy định về hỗ trợ sinh sản như sau: “Nhà nước đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ công nghệ hỗ trợ sinh sản nhằm giúp đỡ người vô sinh, người triệt sản và những người có nhu cầu theo quy định của pháp luật”. Trước hết, theo Luật sư, bác sĩ Trịnh Thị Lê Trâm, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật và chính sách về y tế, HIV/AIDS (Hội Luật gia Việt Nam), đặt nội dung về “hỗ trợ sinh sản” trong Chương 3 (PLDS) Chất lượng dân số là không phù hợp. Theo bác sĩ Lê Trâm, đây là biện pháp kỹ thuật y tế, cần phải cân nhắc về khía cạnh nội dung này để tránh sự chồng chéo với các lĩnh vực y tế khác.

Về điều này, ông Đinh Công Thoan cho rằng, cần nghiên cứu để luật hóa trong Dự án Luật Dân số về các quy định tại Nghị định số 12/2003/NĐ-CP và cụ thể hóa các quy định về trách nhiệm cụ thể của các ngành, địa phương trong việc đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, công nghệ hỗ trợ sinh sản; bổ sung nguyên tắc hỗ trợ sinh sản, điều kiện thủ tục đối với người tham gia hỗ trợ sinh sản và điều kiện quy trình thực hiện hỗ trợ sinh sản đối với các tổ chức cung cấp dịch vụ. Một khía cạnh đáng lưu tâm khác, “Hỗ trợ sinh sản có liên quan đến việc xác định danh tính, thừa kế tài sản, trách nhiệm dân sự của người được sinh ra bằng phương pháp khoa học hoặc liên quan đến chất lượng giống nòi. Do vậy, nhất thiết phải luật hóa để đảm bảo tính pháp lý cao và sự thống nhất...”, ông Thoan phân tích.
 
Bên cạnh việc lưu tâm đến vấn đề pháp lý có thể phát sinh của biện pháp hỗ trợ sinh sản (khoản 2, Điều 23), các chuyên gia y tế, luật học, dân số học cũng đồng tình quan điểm về khoản 1, Điều 23: “Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện cho nam, nữ kiểm tra sức khỏe trước khi đăng ký kết hôn, xét nghiệm gen đối với người có nguy cơ bị khuyết tật về gen, nhiễm chất độc hóa học; tư vấn về gen di truyền; giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với người bị khuyết tật về gen, nhiễm chất độc hóa học, nhiễm HIV/AIDS”. Theo các chuyên gia, cần tách biệt vấn đề này ra khỏi nội dung hỗ trợ sinh sản và bổ sung, luật hóa các nội dung tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, sàng lọc trước sinh và sơ sinh…
 
Võ Thu
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 5 tháng trước

GĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Báo động nguyên nhân người dân ở Đồng bằng Sông Cửu Long “chưa giàu đã già”

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thay thế thấp nhất cả nước, Đồng bằng Sông Cửu Long chiếm đại đa số. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tốc độ già hóa dân số tại tỉnh này diễn ra nhanh hơn kéo theo nhiều lo ngại về áp lực an sinh xã hội.

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Nhiều giải pháp để tăng mức sinh thay thế tại 21 tỉnh, thành phố có mức sinh thấp nhất cả nước

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Mức sinh thay thế thấp kéo theo nhiều hệ lụy về cơ cấu dân số trong bối cảnh già hóa dân số tại nhiều địa phương đang diễn ra nhanh hơn. Nhiều đề xuất đã được đưa ra trong đó lợi ích của người dân vẫn là trung tâm của giải pháp.

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Bình Dương: Nỗ lực mọi cách để người dân ngừng... "ngại đẻ"

Đường lối - Chính sách - 2 năm trước

GiadinhNet - Xu hướng ngại sinh con đang lan rộng tại nhiều tỉnh miền Tây. Tại Bình Dương, mức sinh thay thế trong những năm qua liên tục sụt giảm. Muôn nghìn lý do được đưa ra tuy nhiên, việc sụt giảm này sẽ để lại những hậu quả liên tục.

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Được hỗ trợ tiền khi sinh con đúng chính sách

Dân số và phát triển - 8 năm trước

GiadinhNet- Phụ nữ sinh con được hỗ trợ 2 triệu đồng nếu thuộc hộ nghèo là người dân tộc thiểu số khi sinh con đúng chính sách dân số. Chính sách này có hiệu lực từ ngày 15/6.

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị địa phương

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng 14/7, tại buổi “Tọa đàm xin ý kiến chuyên gia về mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến quận/huyện, xã/phường” do Viện Chính sách và Chiến lược y tế (Bộ Y tế) phối hợp với Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức, các đại biểu đều nhất trí cao và có những đóng góp quan trọng cho mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện.

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Tổng cục trưởng TC DS-KHHGĐ thăm và tặng quà các chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam

Xã hội - 9 năm trước

GiadinhNet - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình Dương Quốc Trọng đến thăm và tặng quà các chiến sĩ Hải đội 302 vùng 3 Cảnh sát biển Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Nhất trí mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện

Dân số và phát triển - 9 năm trước

GiadinhNet - Sáng ngày 4/6, tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Y tế với Tổng cục DS-KHHGĐ và các đơn vị liên quan về công tác DS-KHHGĐ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã nhất trí với mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện; cán bộ DS-KHHGĐ xã là viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ, làm việc tại xã.

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Băn khoăn trường hợp mẹ vợ mang thai hộ con rể

Dân số và phát triển - 10 năm trước

Nhiều Đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính luân lý trong việc mang thai hộ.

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai ở Thái Bình: Mở rộng nhu cầu cho đối tượng

Đường lối - Chính sách - 10 năm trước

GiadinhNet - Từ trước đến nay phần lớn các phương tiện tránh thai (PTTT) đều được cấp miễn phí, đối tượng có nhu cầu thường tìm đến các dịch vụ cung cấp miễn phí của nhà nước hay hệ thống dân số các cấp.

Top