Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự biến động của dân số và mối quan hệ với hôn nhân và gia đình ở nước ta hiện nay

Thứ năm, 14:59 24/11/2011 | Dân số và phát triển

Biến động dân số của nước ta hiện nay và mối quan hệ qua lại với vấn đề hôn nhân và gia đình.

1. Sự biến động của dân số nước ta từ 1989 đến nay có mấy đặc điểm đáng chú ý: dân số tăng chậm, tuổi thọ người dân tăng lên, dân số già đi, tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên cùng giảm dần.

Nhờ công tác kế hoạch hoá gia đình thực hiện có kết quả nên tỷ suất tăng dân số năm 1989 là 2,10%, năm 1999 là 1,43%; số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 - 49) đã giảm đáng kể, từ 3,8 con (năm 1989) xuống còn 2,3 con (năm 1999). Khả năng sẽ đạt mức sinh thay thế 2 con vào năm 2005, sớm hơn 10 năm so với mực tiêu đề ra.

Do mức sinh giảm dần, tuổi thọ trung bình lại tăng lên dẫn đến những biến đổi cơ bản trong cơ cấu độ tuổi của dân số với xu hướng lão hoá dân số.

Năm 1989 tuổi thọ trung bình năm là 63, nữ là 67,5 tuổi.

Năm 1999 tuổi thọ trung bình năm là 66,5, nữ là 70 tuổi.

Do đó tỷ trọng người già từ 65 tuổi trở lên tăng từ 5% (năm 1989) lên 6% (năm 1999), trong khi đó tỷ trọng dân số trẻ giảm đi. Trẻ em dưới 15 tuổi năm 1989 chiếm 39%, năm 1999 xuống còn 33%. Tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động cũng giảm dần, trong khi số người già hết tuổi lao động lại tăng lên[1].

2. Xu hướng này tiếp tục gia tăng khi giảm sinh vẫn là yêu cầu của nước ta trong những năm tới. Đồng thời có những biến động trong hôn nhân và gia đình của các cặp nam nữ cũng đang tác động đến cấu trúc dân số.

Theo kết quả điều tra dân số tháng 4/1999, cơ cấu dân số từ 15 tuổi trở lên theo tình trạng hôn nhân như sau:

Năm 1989: chưa vợ, chưa chồng 29,2%; có vợ, có chồng 62,5%.

Năm 1999: chưa vợ, chưa chồng 28,3%; có vợ, có chồng 63,6%.

Gia đình có tính ổn định tương đối mặc dù tỷ lệ ly hôn đã tăng từ  0,5% lên 0,8%, nhưng xu hướng kết hôn chậm xét về tuổi kết hôn lần đầu và tỷ lệ người sống độc thân đang gia tăng.
Tuổi kết hôn trung bình lần đầu tiên ở thời điểm 1/4/1999 nam là 25,4 tuổi, nữ là 22,8 tuổi. Nhìn chung cả nước năm 1999 tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi chưa kết hôn đã tăng lên 3% so với năm 1989. Tuổi kết hôn chậm đi 0,5 tuổi ở nữ và 1 tuổi ở nam[2].
 
Tuổi kết hôn bình quân lần đầu của một số dân tộc nước ta năm 1989 như sau:
Các số liệu phản ánh xu hướng kết hôn chậm đi đang diễn ra ở nước ta, đặc biệt ở dân tộc Kinh.

Tỷ lệ kết hôn giảm trong khi tỷ lệ ly hôn gia tăng, số người sống độc thân cũng ngày càng nhiều.

Tỷ lệ độc thân của dân số từ 15 tuổi trở lên so sánh từ 1/4/1989 với 1/4/1999 như sau[3]:

Như vậy, nhìn chung ở nước ta những năm qua và đến nay vẫn tiếp tục diễn ra xu hướng kết hôn lần đầu chậm đi và số người độc thân tăng lên, gắn liền với hiện tượng lập gia đình chậm và không lập gia đình ở nhiều nam nữ thanh niên. Những hiện tượng này đã tác động là giảm tốc độ gia tăng của dân số và làm biến đổi cơ cấu độ tuổi dân số theo xu hướng lão hoá.

 3. Cùng với xu hướng kết hôn chậm là việc sinh con đầu chậm và sinh ít con của các cặp vợ chồng trẻ để có điều kiện làm việc, nuôi con tốt hơn và hưởng lạc thú của cuộc sống gia đình. Nhà nước ta đang khuyến khích việc hạ thấp tỷ lệ sinh đẻ, cũng có nghĩa là khuyến khích việc sinh con chậm và ít con. Đó là một lý do để các cặp nam nữ chủ trương lập gia đình chậm, và nếu không sinh con được có thể nhận xin con nuôi.

Tỷ lệ tử vong trẻ em cũng giảm nhờ việc chăm sóc sức khoẻ phụ nữ, đặc biệt lúc có thai tốt hơn và việc bảo vệ sức khoẻ trẻ em có nhiều kết quả. Do đó tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi cũng giảm đi nhiều, khiến các gia đình yên tâm với việc sinh ít con.

4. Sự biến động của cơ cấu dân số cũng ảnh hưởng đến cách tổ chức đời sống gia đình, làm xuất hiện nhiều kiểu gia đình.

Trong khi số gia đình 2 thế hệ tiếp tục chiếm số đông từ 65% đến 75% tổng số các gia đình, thì số gia đình 3 thế hệ giảm đi nhưng gia đình 1 thế hệ lại tăng lên cùng với số hộ sống độc thân.

Gia đình 2 thế hệ, cha mẹ sống với con cái chưa trưởng thành lại đang phát triển những dạng mới. Đó là gia đình đơn thân chỉ có bố hay có mẹ sống với các con, sau các vụ ly hôn, hay sau sự tan rã các vụ chung sống không kết hôn, chủ yếu là người mẹ nuôi con sinh ngoài giá thú.

Lại có gia đình 2 thế hệ kiểu tái kết hôn, vợ và chồng tái kết hôn, ở với các con riêng của chồng hay của vợ và con họ sinh ra từ cuộc hôn nhân mới. Đây là loại gia đình mở rộng đặc biệt với những mối quan hệ khá phức tạp giữa bố dượng và con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Có những gia đình 2 thế hệ nhưng vợ chồng lại ít sống gần nhau so vợ hay chồng phải đi xa nhà làm ăn, từ một vài tháng đến một vài năm; số đông hiện nay là các gia đình nông dân họ di cư từ nông hôn ra thành thị để làm thuê tự sinh sống và gửi tiền về nuôi gia đình. Trước kia chủ yếu là nam giới, người chồng, nay phụ nữ, người vợ đi xa nhà kiếm ăn cũng nhiều. Cuộc sống của họ ở thành phố mang tính chất tạm bợ, và hộ khẩu, nơi cư trú chính thức vẫn là nông thôn.

Gia đình 3 thế hệ giảm đi nhiều với sự phát triển của gia đình 1 thế hệ với biến dạng mới:

- Gia đình 1 thế hệ chỉ có đôi vợ chồng trẻ ở với nhau, chưa có con cái do chủ trương sinh con đầu lòng chậm hoặc không sinh con.

- Gia đình 1 thế hệ gồm hai ông bà già ở tách riêng với con cái khi họ còn sức khoẻ, con cái thỉnh thoảng đến thăm nom.

Số hộ đơn thân đang tăng lên, nam hay nữ sống một mình do chủ trương không lập gia đình hay lập gia đình muộn. Họ sống tách rời bố mẹ, có nhà riêng và hộ khẩu riêng. Có những nam nữ nhiều tuổi không chấp nhận cuộc sống chung với người thân nào mà muốn sống một mình để được tự do thoải mái trong sinh hoạt riêng tư.

Cuối cùng phải nói đến những cặp nam nữ sống chung tự nguyện như vợ chồng thường xảy ra ở thành phố, ở sinh viên, học sinh, người lao động. Họ không đăng ký kết hôn, không chủ trương đi đến kết hôn mà thích thì ở với nhau, khi chán thì chia tay nhau. Ở đây chúng tôi không muốn nói đến các cặp nam nữ vùng dân tộc, vùng sâu vùng xa, họ lấy nhau, gia đình hai bên công nhận nhưng họ không biết đến thủ tục đăng ký kết hôn và sau được thừa nhận là hôn nhân thực tế.

Như vậy sự biến động của dân số nước ta, gắn liền với sự biến động trong cấu trúc dân số lại có liên quan mật thiết với xu hướng kết hôn, lập gia đình  của nam nữ cũng như việc tổ chức đời sống gia đình và sự xuất hiện của nhiều hình thức gia đình khác với truyền thống.

II. Những yếu tố tích cực và những lo ngại nảy sinh từ xu hướng biến động dân số, hôn nhân và gia đình.

Những điểm tích cực phải kể đến là: Tỷ lệ gia tăng dân số diễn ra chậm dẫn đến khả tăng tỷ lệ sinh đẻ đạt mức thay thế năm 2005, đó là điều kiện hết sức quan trọng để chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2000-2010 thực hiện được thắng lợi, đẩy mạnh quá trình hoàn thành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đát nước vào năm 2020. Chất lượng sống của nhân dân được nâng cao, các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, sinh hoạt vật chất và tinh thần được đảm bảo, chất lượng dân số có bước phát triển tiến bộ rõ rệt. Đặc biệt sức khoẻ sinh sản của phụ nữ và sức khoẻ của trẻ em, người lớn được nâng cao. Ngân sách chi tiêu của gia đình cũng như ngân sách đầu tư cho y tế của nhà nước giảm được gánh nặng cho việc chữa bệnh, và tập trung nhiều hơn cho việc nâng cao thể lực người lớn, trẻ em về cân nặng, chiều cao và sức dẻo dai vốn còn là yếu điểm của con người Việt Nam hiện tại.

Gia đình ít con có điều kiện đầu tư cho con cái học tập tốt, học lên cao. Số lượng học sinh không quá đông, ổn định sẽ giúp cho việc đào tạo tại các nhà trường được tổ chức tốt và có hiệu quả hơn, hứa hẹn cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho tương lai phát triển của đất nước.

Lập gia đình chậm, tuổi kết hôn lần đầu cao có thể giúp các cặp nam nữ bước vào cuộc hôn nhân và đời sống gia đình với sự chín chắn cần thiết, cũng như có sự ổn định về nghề nghiệp, về thu nhập, tạo thuận lợi cho việc đảm bảo cuộc sống gia đình ấm no, bền vững.

Đồng thời cũng có những vấn đề đặt ra cần suy nghĩ, lý giải. Ví dụ xu hướng sinh con đầu lòng chậm hay không sinh con của một số cặp vợ chồng hiện nay. Việc sinh con đầu lòng chậm, đặc biệt với người phụ nữ quá  30 tuổi trở lên, tỷ lệ mang thai thấp và lúc sinh nở hay gặp khó khăn, trở ngại. Việc nạo thai nhiều lần rất có hại cho sức khoẻ sinh sản người phụ nữ và dễ dẫn đến vô sinh.

Hiện tượng không sinh con, khi cần nhận con nuôi. Hiện nay còn nhiều gia đình đông con gặp khó khăn, sẵn sàng cho con để các cặp vợ chồng ít con hay không có con nuôi, khi thấy họ là người tốt…  Cũng có cặp vợ chồng nhận con nuôi là con cháu người thân, họ hàng trong gia đình, thắt chặt thêm tình cốt nhục của đại gia đình. Tuy nhiên, một điều cũng cần suy nghĩ là: đối với một cuộc hôn nhân, khi vợ chồng sinh con thì đứa con do đôi bên tạo thành là sợi dây liên kết chặt tình yêu và trách nhiệm của đôi vợ chồng.

Với sự biến động của cấu trúc dân số hiện hay, tỷ lệ người lao động ở độ tuổi từ 15 trở lên đang giảm dần cũng đáng lo ngại, mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta còn cao. Xu hướng chung của thế giới là phải nâng cao chất lượng lao động thay thế cho số lao động, sử dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến thay cho sức lao động chân tay, năng suất thấp. Trong tiến trình đó, chúng ta sẽ nâng cao dần chất lượng lao động cùng với việc mở rộng công tác giáo dục văn hoá và đào tạo nghề. Những vấn đề lớn mà gia đình và xã hội phải cùng góp sức thực hiện.

Cùng với tuổi thọ ngày càng được nâng cao, số người về hưu, người cao tuổi chiếm tỷ lệ ngày càng lớn trong dân số và đặt ra trách nhiệm nặng nề hơn cho gia đình, cho xã hội trong việc chăm sóc sức khoẻ và an toàn cuộc sống cho họ. Quỹ Bảo hiểm lao động, Bảo hiểm y tế phải chi ra những khoản tiền lớn, trong khi ngân quỹ cho vấn đề này còn eo hẹp. Quan niệm nuôi dưỡng người cao tuổi là gia đình phải lo, nhiều người đã tự lo khi còn sức khoẻ, họ lao động nuôi mình, đôi khi còn hỗ trợ cho con cháu. Nhưng chúng ta không thể ngồi tự hào khi thấy số đông người già tiếp tục lao động kiếm sống và tự tổ chức nhau lại để an ủi, hỗ trợ nhau và khi họ gặp khó khăn thì cho rằng đó là trách nhiệm của gia đình. Chính sách đối với người cao tuổi còn là một khoảng trống mà các cơ quan chính quyền các cấp ở nước ta bỏ qua. Lớp trẻ nhìn thấy cuộc sống của người già là bước đường họ sẽ đi tới. Vì vậy không thể chỉ động viên các gia đình chăm lo cha mẹ ông bà họ, mà cần có một hệ thống chính sách của Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan y tế, bảo hiểm xã hội, hỗ trợ cho cuộc sống của người già, cả về mặt sức khoẻ, sinh hoạt vật chất và tinh thần.

Một vấn đề đáng lo nữa là đang phát triển tình trạng chung sống như vợ chồng của một số nam nữ thành niên mà không chủ trương đi đến kết hôn, với những hệ quả tiêu cực đem lại. Chung sống tự nguyện ở Việt Nam không phải là kiểu hôn nhân thử nghiệm trước khi đi đến hôn nhân chính thức như trào lưu cuả một số cặp nam nữ phương Tây. Đây chỉ là biểu hiện của chủ nghĩa hưởng lạc và ý thức vô trách nhiệm, thiển cận của những đôi nam nữ, họ sống chung với nhau như một thói quen, tạm thời, ngắn dài tuỳ hoàn cảnh. Họ muốn được thoả mãn những khoái lạc của sinh hoạt tình dục nam nữ nhưng lại trốn tránh trách nhiệm giải quyết những hệ quả sẽ dẫn tới: người bạn chung sống có thai phải đi nạo phá thai; việc sinh ra đứa con ngoài giá thú mà cả đôi nam nữ không trông chờ hay không đủ điều kiện nuôi con (có việc làm, thu nhập ổn định… ) ở các nước châu Âu có chế độ phụ cấp cho người mẹ sinh con, dù có chồng hay không có chồng, để khuyến khích việc sinh con trong điều kiện tỷ lệ gia tăng dân số rất thấp, không đủ mức sinh thay thế.

Những năm gần đây tỷ lệ phụ nữ trẻ và vị thành niên đi nạo phá thai tăng lên nhiều lần. Số trẻ em sinh ra ngoài giá thú, số phụ nữ đơn thân nuôi con một mình cũng tăng mà nguyên nhân chủ yếu là do chung sống tạm thời, ngắn ngủi với những động cơ khác nhau. Không một nguyên tắc, luật lệ pháp lý nào bắt họ phải chịu trách nhiệm về hành động của họ, vì họ đã tự nguyện. Đặc biệt là sự thiếu trách nhiệm của người đàn ông. Những đứa trẻ sinh ngoài giá thú sống không có bố, đôi khi cả hai bố mẹ đồng tình đem cho người khác hay đưa vào cô nhi viện. Cuộc sống thiếu thốn về vật chất, tình cảm dễ dẫn chúng đi vào con đường sống lang thang và phạm tội.

Chúng tôi nghĩ rằng cùng với việc lên án lối sống buông thả, vô trách nhiệm thì việc giáo dục cho nam nữ thanh niên trẻ tuổi, vị thành niên những kiến thức về giới tính, về sinh hoạt giới tính và tiền hôn nhân, về ý nghĩa của hôn nhân và gia đình là cần thiết và thiết thực. Họ sẽ suy nghĩ, hành động chín chắn hơn trong quan hệ nam nữ, tránh được những hậu quả đáng tiếc, đảm bảo sự phát triển ổn định, xây dựng cuộc sống gia đình hạnh phúc và tương lai con cái họ sau này.

Qua những điểm phân tích sơ bộ trên đây, ta thấy nổi lên mối quan hệ tác động lẫn nhau phức tạp nhiều chiều, giữa các yếu tố dân số - hôn nhân và gia đình, do đó việc giải quyết chúng phải đồng bộ, không thể tách rời từng yếu tố thì mới đem lại kết quả mong muốn. Việc thành lập Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em là nhằm đáp ứng yêu cầu trên, tổ chức và chỉ đạo các chiến dịch, các cuộc vận động trong mối quan hệ qua lại và sự thống nhất để ổn định dân số, gắn liền với sự chuyển biến tích cực của hôn nhân và gia đình nâng cao cuộc sống các gia đình và trẻ em.
 
Theo Tạp chí Dân số & Phát triển (số 9/2004), website Tổng cục Dân số & KHHGĐ
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là tiền sản giật thường gây ra vấn đề cho hệ tuần hoàn của mẹ bầu, làm giảm lượng chất dinh dưỡng mà em bé nhận được. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và lành mạnh.

7 sai lầm khi điều trị mụn trứng cá ở tuổi teen

7 sai lầm khi điều trị mụn trứng cá ở tuổi teen

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mụn trứng cá thường thấy ở thanh thiếu niên khi trải qua tuổi dậy thì. Nhiều bạn cảm thấy thiếu tự tin trong giao tiếp khi bị mụn trứng cá nghiêm trọng. Một số sai lầm dưới đây là nguyên nhân gây ra tình trạng mụn kéo dài…

10 câu hỏi thường gặp nhất về rối loạn cương dương

10 câu hỏi thường gặp nhất về rối loạn cương dương

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn cương dương gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và đời sống tình dục ở nam giới. Rối loạn cương dương có thể do nhiều nguyên nhân, để điều trị hiệu quả cần được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán chính xác và có chỉ định điều trị phù hợp.

Top