Hà Nội
23°C / 22-25°C

Kế hoạch hóa gia đình của người Chăm tại An Giang

Thứ năm, 15:34 24/11/2011 | Dân số và phát triển

Người Chăm tập trung ở An Giang là một trong 3 dân tộc thiểu số chủ yếu cư trú ở miền đồng bằng cùng với dân tộc Kinh.

Tư tưởng triết lý của đạo hồi chi phối mạnh mẽ đến đời sống sinh hoạt của người Chăm An Giang. Cho nên mặc dù có nhiều điều kiện thuận lợi hơn so với một số dân tộc thiểu số khác nhưng người Chăm vẫn còn gặp nhiều hạn chế trong việc tiếp cận và chấp nhận các thông tin, đặc biệt là kế hoạch hoá gia đình. Dưới đây là kết quả điều tra từ đề tài Tri thức về chăm sóc sức khoẻ, sức khoẻ sinh sản và KHHGĐ của đồng bào Chăm tại An Giang của Trung tâm Nghiên cứu dân số và phát triển.
1. Hiểu biết về các biện pháp tránh thai

Hiểu biết về các biện pháp KHHGĐ của phụ nữ nói chung và phụ nữ Chăm nói riêng là một trong những điều kiện tiên quyết nhằm đạt mục tiêu về giảm mức sinh, góp phần bảo vệ sức khoẻ sinh sản của phụ nữ Chăm An giang. Nhằm thu thập các thông tin về mức độ hiểu biết các biện pháp kế hoạch hoá gia đình, bảng hỏi yêu cầu các chị kể ra các phương pháp mà họ từng biết hoặc đã sử dụng. Các thông tin về mức độ hiểu biết và sử dụng được thu thập theo tám biện pháp hiện đại (thuốc uống tránh thai, vòng tránh thai (IUD), thuốc tiêm tránh thai, que cấy dưới da (Norplant), các biện pháp âm đạo (màng ngăn, kem, viên sủi bọt..., bao cao su, triệt sản nữ và triệt sản nam) và hai biện pháp truyền thống (tính vòng kinh và xuất tinh ngoài). Ngoài ra, trong phiếu điều tra còn có một dòng bổ sung đề ghi tất cả các biện pháp bất kỳ mà đối tượng điều tra có sử dụng.

Tìm hiểu vấn đề này đối với người Chăm Islam tại An Giang, năm 2003 thấy 100% phụ nữ đều đã từng nghe nói đến các biện pháp tránh thai. Số phụ nữ biết hơn 6 biện pháp tránh thai chiếm 41,3%, biết 5 biện pháp chiếm 2,4%, biết 4 biện pháp chiếm 15,5%, biết 3 biện pháp chiếm 17,9, biết 1 - 2 biện pháp chiếm 23,4%.

2. Sử dụng biện pháp tránh thai

a. Biện pháp tránh thai đang sử dụng, lý do chọn các biện pháp này

Toàn xã Quốc Thái có 2.595 phụ nữ có chồng 15 - 49 tuổi, trong đó có 2.123 phụ nữ thực hiện các biện pháp tránh thai (chiếm 81%), riêng phụ nữ Chăm có 506 người thì có 301 người có chồng và 205 người không có chồng, trong đó có 96 người sử dụng biện pháp tránh thái (chỉ chiếm 31% thấp hơn tỷ lệ đang áp dụng các biện pháp tránh thai chung của phụ nữ trong toàn xã). Khi điều tra về biện pháp tránh thai mà phụ nữ Chăm ở 2 xã Quốc Thái và Đa Phước đang áp dụng cho thấy tỷ lệ phụ nữ dùng vòng tránh thái cao nhất, chiếm 49,6%, thuốc uống 18,7%, bao cao su 8,1%, còn lại dùng các biện pháp khác. Tỷ lệ phụ nữ Chăm ở xã Đa Phước dùng thuốc uống cao hơn xã Quốc Thái, phụ nữ xã Quốc Thái lại thích dùng vòng tránh hơn phụ nữ Đa Phước. Tỷ lệ dùng vòng tránh thai của xã Quốc Thái chiếm 57,8% trong khi Đa Phước chiếm 40,7%. Tỷ lệ dùng thuốc uống của xã Đa Phước là 28,8% còn Quốc Thái là 9,4%. Khi hỏi về lý do chọn các biện pháp hiện nay đang dùng thì có 42,7% cho là thuận tiện, 33,3% cho là hiệu quả tránh thai cao, ngoài ra còn các lý do khác như theo lời khuyên, ít tác dụng phụ...

Đối với những phụ nữ Chăm có chồng nhưng chưa có con hoặc mới có một con, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai rất thấp. Có chăng các đối tượng này thích sử dụng BPTT truyền thống hơn là sử dụng BPTT hiện đại. Bao cao su hoặc thuốc uống tránh thai không được các đối tượng trên tin dùng. Điều này cho thấy khả năng có thai của nhóm đối tượng trên là rất cao. Tuy nhiên, phỏng vấn sâu cũng thấy rằng có sự khác biệt giữa nhóm đối tượng chưa có con với nhóm đối tượng có một con và hai con trở lên sử dụng BPTT.

b. Biện pháp tránh thai đã từng sử dụng, lý do hiện nay không sử dụng.

Trong số các biện pháp tránh thai đã từng được sử dụng trước đây của chị em phụ nữ Chăm Islam ở An Giang thì thuốc uống, xuất tinh ngoài và vòng tránh thai được sử dụng nhiều nhất. Số người đã từng áp dụng 2 biện pháp tránh thai trở lên chiếm 26%. Phụ nữ Chăm ở 2 xã có sự khác biệt nhau về các biện pháp tránh thai đã từng áp dụng. Trước đây phụ nữ Đa Phước thích dùng các biện pháp như thuốc uống (24,2%), xuất tinh ngoài (18,2%), vòng tránh thai (15,2%), có 9,1% số người đã từng dùng thuốc tiêm và 24% số người kết hợp 2 biện pháp trở lên. Số người đã từng dùng 2 biện pháp trở lên chiếm 40%. Khi được hỏi về lý do tại sao hiện nay không áp dụng các biện pháp đó nữa, đa số chị em cho rằng biện pháp cũ trước đây không hiệu quả (chiếm 43,8%), 35,4% cho là không thuận tiện, và một số người khác cho là ảnh hưởng đến sức khoẻ, không phù hợp... Trong số 24 người trả lời rằng hiện nay không dùng một biện pháp tránh thai nào của phụ nữ Chăm Islam thì có 505 số phụ nữ đưa ra lý do là muốn có con, 20,8% cho rằng mình không hiểu về các biện pháp đó là như thế nào, vô sinh nên không cần dùng nên sợ không áp dụng còn lại là các lý do khác như sợ ảnh hưởng sức khoẻ, sợ không hiệu quả, chồng ở xa hoặc ly thân hoặc goá chồng, vô sinh và một lý do khác nữa. Lý do muốn có con ở phụ nữ Chăm xã Quốc Thái là chủ yếu, đối với phụ nữ Chăm ở Đa Phước thì muốn có con, chưa hiểu biết và các lý do khác là các nguyên nhân chính dẫn đến không áp dụng biện pháp tránh thai ở nhóm đối tượng này.

3. Nguồn cung cấp các biện pháp tránh thai.

Để hiểu rõ nguồn cung cấp các BPTT, đề tài đã phỏng vấn những phụ nữ chăm đang sử dụng BPTT hiện đại về nơi mà lần cuối cùng họ nhận được BPTT. Kết quả phân tích thông tin cho thấy các biện pháp tránh thai được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu như ở Ninh Thuận, đội KHHGĐ và trạm y tế là cơ sở cung cấp các BPTT chủ yếu thì ở An Giang, bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực, đội KHHGĐ là nơi các phụ nữ nhận được BPTT nhiều nhất. Qua thông tin thu được từ các phiếu phỏng vấn ở cả 4 xã của 2 tỉnh (Ninh Thuận và An Giang) thì đa số phụ nữ nhận được các BPTT từ đội KHHGĐ. Như vậy, đội KHHGĐ của các địa bàn điều tra có những đóng góp rất tốt trong việc giúp phụ nữ có chồng 15 - 49 tuổi tiếp cận các BPTT.

Bảng 1: Nguồn cung cấp các biện pháp tránh thai

 
Tại Ninh Thuận số phụ nữ Chăm được trạm y tế cung cấp các BPTT nhiều nhất, chiếm 28%. Đây là một nét khá phổ biến vì hệ thống y tế cấp xã là nơi thực hiện các chủ trương chính sách về KHHGĐ gần với dân nhất. Tiếp đến là đội KHHGĐ, đây là những đội quân rất thích hợp cho việc "đến từng nhà, rà từng đối tượng" để cung cấp các BPTT. Còn bệnh viện và các phòng khám đa khoa rất được ít người tìm đến do địa điểm xa. Trong khi đó, đối với người Chăm An Giang thì đây là cơ sở được nhiều người tiếp cận. Tại xã Quốc Thái có phòng khám đa khoa được đầu tư khá đồng bộ với quy mô lớn hơn trạm xá rất được người Chăm tin tưởng. Đa số các cơ sở cung cấp các BPTT đều là của Nhà nước. Đối với khu vực y tế tư nhân ở những vùng Chăm chưa phát triển đã xuất hiện một vài hiệu thuốc Tây nhỏ nên tỷ lệ dược cung cấp các biện pháp tránh thai từ nguồn này rất ít. Các hiệu thuốc này tham gia vào KHHGĐ bằng việc cung cấp các BPTT như bao cao su và viên thuốc uống.

4. Nạo hút thai, các biến chứng do nạo hút thai

Đối với người Chăm trước đây, do phong tục tập quán ràng buộc nên khi phụ nữ có thai ngoài ý muốn, không muốn sinh con cũng không được phép hút điều hoà kinh nguyệt hoặc nạo phá thai. Theo quan niệm của đồng bào, nếu có thai mà nạo phá thai là có tội, chết không được về với tổ tiên, không được nhập kút.

Ngày nay, nạo hút thai ở phụ nữ Chăm không còn bị cấm kỵ như trước. Tình trạng nạo hút thai của người chăm ngày càng tăng. Đại đa số chị em đến nạo phá thai đều rơi vào các trường hợp không sử dụng được biện pháp tránh thai và thường ở độ tuổi từ 30 - 40, thậm chí có người đã 48 tuổi vẫn phải nạo hút thai. Thông thường chị em ở độ tuổi này đã có từ 4 đến 7,8 con nên không muốn đẻ. Tuy nhiên, để thực hiện các biện pháp tránh thai là hết sức khó khăn. Chị Alysa, 40 tuổi vừa thực hiện hút điều hoà kinh nguyệt tại trạm đã nói: "Tôi đã có 5 con, nhưng do bị viêm phụ khoa nên không đặt được vòng. Chồng tôi lại không chịu cho tôi đi đình sản. Sử dụng viên uống tránh thai không thuận tiện vì chúng tôi làm nông nghiệp, không có giờ giấc nên rất hay quên. Lần này có thai ngoài ý muốn, tôi không muốn sinh thêm con nữa vì điều kiện nhà rất nghèo. Tôi biết làm như thế này rất có hại cho sức khoẻ, nhưng không có cách nào khác. Tôi muốn các bác sĩ có cách nào đó chữa khỏi được bệnh viêm nhiễm cho tôi để tôi có thể sử dụng được vòng thai".

Đối với phụ nữ Chăm, trước đây do đạo luật cấm nạo hút, coi nạo hút là có tội nên nếu có thai là họ để sinh bất kể là sinh lần thứ mấy. Hiện này, do chủ trương chính sách tuyên truyền về kế hoạch hoá gia đình, chị em phụ nữ đã tích cực dùng các biện pháp tránh thai, những trường hợp có thai vỡ kế hoạch họ đến nhờ các nhân viên y tế giải quyết. Tuy nhiên, do phong tục, tập quán của người Chăm vẫn còn ảnh hưởng, gia đình của người phụ nữ Chăm không chấp thuận người phụ nữ có thai ngoài ý muốn đi nạo hút thai một cách dấu diếm. Trưởng trạm y tế xã Quốc Thái cho biết: "Thỉnh thoảng có vài phụ nữ Chăm đến trạm nạo hút thai nhưng họ đề nghị các nhân viên y tế giữ bí mật với gia đình". Trong số 150 mẫu phiếu điều tại An Giang chỉ có 2 phụ nữ nạo hút, cả 2 mới chỉ là lần đầu, thời gian nạo hút là năm 1995 và 2002. Cả 2 chị đều bí mật với gia đình chuyện này. Hậu quả của nạo hút thai để lại là các chứng ban đầu và sụt cân.

Như vậy, đối với công tác DS - KHHGĐ, cho đến nay người Chăm An Giang vẫn còn chịu nhiều ảnh hưởng và ràng buộc, họ cho rằng việc sinh con là việc làm rất cần thiết, cấm đoán con người hay ngăn cản việc sinh đẻ là một tội ác. Đồng bào thường có quan niệm đã là phụ nữ Chăm thì phải sinh được nhiều con, nhất là con cái là bổn phận của người phụ nữ. Chính vì vậy mà trong phong tục của người Chăm thường ngăn cấm những trường hợp nạo phá thai, triệt sản bằng mọi hình thức. Với sự tham gia tuyên truyền tích cực của các tổ chức, ban ngành, đoàn thể ở địa phương và do trình độ học vấn của đồng bào được nâng lên nên nhận thức của đồng bào đã có phần thay đổi, đặc biệt là đối với những người trẻ tuổi. Họ rất ủng hộ chủ trương thực hiện đẻ ít con, đó là thành công bước đầu của công tác KHHGĐ của người Chăm tỉnh An Giang.
 
Theo Nguyễn Thị Thanh Huyền
(Tạp chí DS&PT, số 4/2004, Website Tổng cục DS-KHHGĐ)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top