Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xu hướng già hóa trên thế giới và các vấn đề đặt ra đặc biệt với các nước đang phát triển

Thứ tư, 15:27 16/11/2011 | Dân số và phát triển

Theo quy ước của Liên Hợp Quốc, một quốc gia có tỷ lệ người từ 60 tuổi trở lên (60+) chiếm từ 10% trở lên hoặc tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên (65+) chiếm từ 7% trở lên thì được gọi là quốc gia có “dân số già.

Già hóa dân số là một quá trình mà tỷ lệ người trưởng thành và người cao tuổi(NCT) tăng lên trong cơ cấu dân số, trong khi tỷ lệ trẻ em và vị thành niên giảm đi,quá trình này dẫn tới tăng tuổi trung vị của dân số. Già hoá dân số là kết quả của quá độ nhân khẩu học trong đó mức chết và mức sinh đều giảm, cùng với tổng tỷ suất sinh giảm dần xuống mức sinh thay thế, tuổi thọ bình quân tăng lên làm tăng lao động hoặc số lượng NCT tức là tỷ lệ trẻ em dưới 15 tuổi giảm, tỷ lệ NCT tăng.
 
I. Xu hướng của già hóa dân số trên thế giới

Già hóa dân số ngày càng diễn ra với tốc độ nhanh hơn, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Liên Hợp Quốc đã nghiên cứu và dự báo thế kỷ XXI là thế kỷ già hóa, vì thế nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đến vấn đề già hóa dân số và tìm biện pháp ứng phó với vấn đề này. Tốc độ gia tăng dân số cao tuổi ngày càng mạnh và nhanh hơn các nhóm tuổi khác.

Nguồn: United Nations, Population Division of the Department of Economic and Social Affairs, World Population Prospects: The 2008 Revision.

 
Trong giai đoạn 1950-2000, mức tử vong, đặc biệt là tử vong của trẻ dưới 1 tuổi và mức sinh giảm tại hầu hết các nước trên thế giới. Tuổi thọ bình quân của thế giới đã tăng thêm 20 năm đạt mức 68 tuổi năm 2005-2010 và dự báo là 76 tuổi vào năm 2045-2050. Kết quả là dân số của nhiều quốc gia sẽ già đi nhanh chóng và số lượng các quốc gia phải đối mặt với thực trạng này ngày càng tăng. Trong 50 năm (1950-2000) tỷ trọng NCT tăng thêm 1,1 điểm phần trăm, nhưng 50 năm sau (2000-2050), tỷ trọng NCT tăng thêm 12,2 điểm phần trăm. Tính riêng trong 25 năm (2000-2025), tỷ trọng NCT tăng thêm 5,2 điểm phần trăm, gấp gần 5 lần so với 50 năm trước. Như vậy, già hoá dân số song hành cùng phát triển nhưng nhịp độ già hoá diễn ra ngày càng nhanh hơn.

Ở các nước phát triển, việc giảm mức sinh đã bắt đầu từ đầu những năm 1900, kết quả là mức sinh ở các nước này hiện đã thấp hơn mức sinh thay thế, đạt tỷ lệ hai đứa trẻ sinh ra sống cho mỗi người phụ nữ trong suốt cuộc đời sinh đẻ. Nhưng sự phát triển dân số đáng ngạc nhiên trong 20 năm qua là tốc độ suy giảm mức sinh ở nhiều nước kém phát triển. Đến năm 2006, tổng tỷ suất sinh đã đạt được hoặc dưới mức sinh thay thế ở 44 nước kém phát triển. Kết quả là số người cao tuổi tại các nước nghèo tăng nhanh.

Nguồn: United Nations, Population Division of the Department of Economic and Social Affairs, World Population Prospects: The 2008 Revision.

 
Năm 1950, số NCT tại các nước nghèo chỉ chiếm 55,6% (119/214 triệu người) tổng số NCT trên thế giới, sau 50 năm đã lên tới 61% (360/590 triệu người) và dự báo sẽ tiếp tục tăng 79,3% (1.592/2.008 triệu người) năm 2050. Trong khi tại các nước giàu, tỷ lệ NCT giảm từ 44,3% (95/214 triệu người) năm 1950 xuống 40% (230/590 triệu người) năm 2000 và 20,7% (416/2.008 triệu người) năm 2050. Các quốc gia phát triển đã mất nhiều thập kỷ để điều chỉnh sự thay đổi trong cơ cấu độ tuổi thì nhiều nước kém phát triển đang gặp phải sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và tỷ lệ phần trăm của dân số người cao tuổi, thường chỉ trong vòng một thế hệ.
 
Ví dụ, để tăng dân số người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên từ 7% đến 14% trong tổng dân số, nước Pháp đã phải mất hơn một thế kỷ trong khi đó ở Brazil chỉ diễn ra trong hai thập kỷ. Như vậy, hiện nay với khảng 65% người cao tuổi sống ở các nước đang phát triển với điều kiện kinh tế nghèo, các hệ thống y tế, giáo dục, bảo hiểm an sinh xã hội…. chưa phát triển hoặc phát triển chưa đầy đủ và toàn diện, xu hướng dân số già hoá sẽ trở thành một thách thức lớn, cộng đồng quốc tế đang rất quan tâm đến “già hóa dân số” và cho rằng “già hóa dân số” đang là một trong những thách thức chủ yếu của quá trình phát triển, đặc biệt đối với các nước nghèo.

Trên thế giới, quá trình già hóa dân số tiến triển ngay trong nhóm dân số cao tuổi. Đó là sự gia tăng về số lượng của nhóm người già nhất trong số những người cao tuổi, nhóm này thường được xác định là những người 80 hoặc 85 tuổi trở lên.
 

Nguồn: United Nations, Population Division of the Department of Economic and Social Affairs, World Population Prospects: The 2008 Revision.


Trong giai đọan 1950-2000, dân số từ 60 tuổi trở lên tăng từ 7,6% đến 8,8% trên tổng dân số (tăng 1,2 điểm phần trăm) trong khi dân số từ 85 tuổi trở lên tăng từ 0,6% đến 2,4% trên tổng dân số (tăng 1,8 điểm phần trăm). Dự báo mức tăng của dân số toàn cầu các nhóm tuổi giai đoạn 2005-2030 cho thấy càng ở nhóm tuổi cao mức tăng càng mạnh, dân số từ 85 tuổi trở lên dự kiến tăng 151% trong thời gian 2005-2030, so với mức tăng 104% của nhóm dân số từ 65 tuổi trở lên và mức tăng 21% của nhóm dân số dưới 65 tuổi[1].
 
Các dự báo dân số trong quá khứ thường đánh giá không đúng mức sự suy giảm của tỷ lệ tử vong trong nhóm dân số già nhất, do đó, con số người già nhất trong dân số hiện nay có thể cao hơn đáng kể so với mức dự báo. Số người già nhất trong nhóm NCT chiếm khoảng 7% trong tổng dân số từ 65 tuổi trở lên của thế giới. Tại các nước phát triển con số này là 10% và 5% ở các nước kém phát triển. Hơn một nửa số người già nhất của thế giới sống tập trung tại 6 quốc gia: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức và Nga.

Có sự khác biệt lớn về phân bố dân số giữa các nước phát triển và đang phát triển. Trong khi phần lớn người cao tuổi ở các nước phát triển sống ở thành thị, thì phần lớn người cao tuổi ở các nước đang phát triển sống tại nông thôn. Theo dự báo, đến năm 2025, 82% dân số ở các nước phát triển sẽ sống ở thành thị, trong khi ở các nước đang phát triển tỷ lệ này chưa đến 50%.

Có sự khác nhau đáng kể giữa các nước phát triển và đang phát triển về kiểu hộ gia đình của NCT. Ở các nước đang phát triển phần lớn NCT sống trong gia đình với con cháu có nhiều thế hệ, tỷ lệ này chiếm tới 75% trong khi NCT tại các nước phát triển chủ yếu sống một mình hoặc chỉ song cùng vợ/chồng với tỷ lệ 68%. Sự khác biệt này ngụ ý rằng các hoạt động chính sách đối với NCT sẽ không giống nhau giữa các nước phát triển và đang phát triển.
Nguồn: United Nations, Population Division/DESA, World Population Prospects: The 2004 Revision.

Tại một số nước, song song với già hóa dân số là quá trình suy giảm dân số.Trong khi dân số toàn cầu đang già hóa với một tốc độ chưa từng thấy, thì tại một số nước lại đang trong quá trình già hoá dân số và sự suy giảm dân số xảy ra đồng thời. Hơn 20 quốc gia được dự đoán là sẽ trải qua quá trình suy giảm dân số trong vài thập kỷ sắp tới.
 
Ví dụ, dân số Nga được dự đoán sẽ giảm 18 triệu (13%) trong thời gian 2006-2030, tiếp đến là Nhật Bản (giảm 11 triệu), Ukraina (giảm 7 triệu), Nam Phi (giảm 5,8 triệu). Các quốc gia Đức, Italy, Ba Lan, Rumani, Bungari và Tây Ban Nha được dự báo là sẽ giảm từ 1,4 – 2,9 triệu người trong cùng thời gian. Tuy nhiên, dân số cao tuổi tại các quốc gia này vẫn đang tăng. Từ 2006-2030 tại Nhật Bản, dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ tăng thêm 8 triệu, do đó tỷ trọng người cao tuổi ở nước này sẽ tăng từ 20% lên 30%.

Việc suy giảm dân số ở các nước phát triển chủ yếu là kết quả của mức sinh thấp. Chẳng hạn như Nga và Nhật Bản, hai nước này có tổng tỷ suất sinh là 1,4 con một phụ nữ. Ngược lại, ở những nước kém phát triển đang đối mặt với sự suy giảm dân số do tỷ lệ tử vong tăng do HIV/AIDS. Tuổi thọ trung bình ở Nam Phi đã giảm từ 60 tuổi năm 1996 xuống 43 tuổi năm 2006. Các dự báo cho thấy Nam Phi có thể mất gần 6 triệu người trong giai đoạn 2006-2030. Rõ ràng, xu hướng đảo chiều trong sự suy giảm dân số ở Nam Phi và các quốc gia bị ảnh hưởng khác sẽ phụ thuộc vào tốc độ đổi mới nhằm vào các mục tiêu phòng ngừa HIV/AIDS, đặc biệt là sự quan tâm đến hiệu quả điều trị của thuốc kháng vi-rút (ARV).

II. Già hóa dân số - các vấn đề đặt ra đặc biệt với các nước đang phát triển

“Xem xét một cách toàn diện, già hóa hoàn toàn không phải là một vấn đề. Đó chỉ là cách nhìn bi quan đối với chiến thắng vĩ đại của nền văn minh nhân - Frank Notestein, 1954”. Già hóa dân số phản ánh sự phát triển kinh tế - xã hội và những thành công trong công tác DS-KHHGĐ. Khi kinh tế, y tế, giáo dục ... phát triển thì con người có dinh dưỡng đầy đủ hơn, có ý thức giữ gìn vệ sinh hơn, được bảo vệ chăm sóc sức khoẻ tốt hơn nên tuổi thọ cao hơn, NCT trong xã hội ngày càng nhiều hơn. Trong khi đó, nhờ làm tốt công tác DS-KHHGĐ nên mỗi cặp vợ chồng sinh ít con hơn, số trẻ em trong tổng dân số có xu hướng giảm.
 
Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu dân số toàn cầu theo hướng già hoá tác động sâu sắc tới mọi mặt của đời sống loài người: Xã hội, kinh tế, chính trị, văn hoá, tâm lý và tinh thần và ảnh hưởng đến từng cá nhân, cộng đồng của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. Già hoá nhanh cũng sẽ gây những ảnh hưởng tương tự như tăng trưởng dân số nhanh, tạo áp lực cho hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ sức khoẻ, hệ thống an sinh xã hội... cho NCT, cũng như những thay đổi trong quan hệ gia đình, tâm lý, lối sống... Áp lực này sẽ làm cho các vấn đề kinh tế-xã hội, môi trường có nhiều biến động không thể lường trước, kết quả là lại làm nảy sinh những vấn đề dân số mới.

Trong một xã hội già hóa, tỷ lệ người cao tuổi tăng nhanh là một thách thức lớn đối với hệ thống bảo trợ xã hội/an sinh xã hội. Theo Hiệp hội An sinh Xã hội Quốc tế (ISAA), hơn một nửa nguồn lực dành cho các chương trình an sinh xã hội được phân bổ cho phụ cấp hưu trí[2]. Số người về hưu và thời gian hưởng lương hưu tăng lên, đòi hỏi phải hình thành một hệ thống lương hưu dài hạn đủ sống, đang trở thành một sức ép đối với cả các nước phát triển và đang phát triển. Quá trình già hóa dân số này sẽ dẫn đến một số tác động như: Tiền trợ cấp hưu trí và thu nhập từ lương hưu sẽ phải chi trả một khoảng thời gian dài của cuộc sống; Chi phí chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên; Các mối quan hệ tồn tại giữa các thế hệ sẽ có thêm nhiều khía cạnh mới.
 
Với các nước phát triển, già hóa dân số diễn ra từ từ, nhưng các nước này cũng đã vấp phải những thách thức nảy sinh từ mối quan hệ giữa quy mô dân số già ngày càng tăng, quy mô dân số lao động giảm dần tạo thêm áp lực cho quốc gia và người lao động khi phải cân đối nguồn lực cho tiết kiệm bảo hiểm tuổi già thông qua hệ thống an sinh xã hội. Các nước đang phát triển cùng phải đương đầu với hai thách thức: Đầu tư cho phát triển và thích ứng với già hoá dân số.

Chăm sóc sức khoẻ, nhân tố hàng đầu bảo đảm cho người cao tuổi có cuộc sống tốt về thể chất, tâm lý, xã hội và tinh thần, đang đặt ra nhiều vấn đề và khó khăn. Người cao tuổi có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn (chi phí chăm sóc NCT cao 3-4 lần khi còn trẻ[3]). Vấn đề phòng bệnh, dinh dưỡng, lối sống, bảo đảm cho người cao tuổi có cuộc sống tinh thần phong phú, hệ thống chăm sóc trong gia đình và cộng đồng, cũng như khám, chữa bệnh cho người cao tuổi đòi hỏi phải phát huy được nhiều nguồn lực khác nhau để thực hiện.
 
Ở các quốc gia phát triển, mối quan tâm hàng đầu về sức khoẻ là phòng ngừa và điều trị các bệnh không lây nhiễm, mà chủ yếu mà các bệnh mãn tính (như tim mạch, ung thư, tiểu đường, rối loạn chuyển hoá, Alzheimer.. trong đó các bệnh mãn tính trở thành nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và giảm chất lượng cuộc sống.). Trong khi các quốc gia đang phát triển vừa phải đối mặt với các bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng và cả với sự gia tăng nhanh chóng của các bệnh không lây truyền trong điều kiện hệ thống chăm sóc sức khoẻ còn thiếu thốn.

Xoá đói nghèo đối với người cao tuổi là một thách thức không nhỏ. Tại nhiều quốc gia, những người sống và làm việc ở nông thôn thường có thu nhập thấp, ít người được hưởng các chế độ bảo trợ và an sinh xã hội, nếu có thì thường ở mức rất thấp. Người cao tuổi thường thuộc nhóm những người nghèo nhất, nhất là phụ nữ cao tuổi. Người cao tuổi, đặc biệt những người không gia đình là dễ bị tổn thương khi gặp thiên tai và các tình huống khẩn cấp khác. Đây cũng là thách thức đặc biệt đối với các nước đang phát triển với phần lớn người cao tuổi sống tại khu vực nông thôn.

Thêm vào đó, sự gia tăng người cao tuổi cũng đặt ra các thách thức như: bảo đảm môi trường sống thích hợp cho người cao tuổi để giúp họ có thể tham gia đầy đủ vào cộng đồng. Vấn đề thiết kế và xây dựng nhà ở và các công trình công cộng thuận tiện với người cao tuổi, bảo đảm cho người cao tuổi được hưởng lợi ích do sự phát triển kỹ thuật đem lại.
 
III. Kết luận

Già hoá dân số, một vấn đề toàn cầu đang được nhiều quốc gia trên thế giới quan tâm, xu hướng già hoá dân số mang tính lâu dài và không thể đảo ngược. Già hoá dân số đang diễn ra mạnh mẽ, kéo theo nhiều vấn đề kinh tế-xã hội cần phải giải quyết. Già hóa dân số không phải là một gánh nặng nhưng nó sẽ làm cho gánh nặng kinh tế và xã hội trở nên trầm trọng hơn nếu không có những bước chuẩn bị và thực hiện các chiến lược, chính sách thích ứng.
 
Việt Nam là đất nước đang phát triển, có thu nhập thuộc hạng trung bình, sẽ bước vào giai đoạn già hóa dân số với tốc độ cao. Theo kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, tỷ lệ dân số 65 tuổi trở lên của nước ta là 6,4% và đã tăng lên 6,8% năm 2010[4]. Do vậy, cần có những chuẩn bị tích cực cho một xã hội nhiều người già trong khi thu nhập đầu người của Việt Nam còn rất thấp, mới đạt ở mức 1170 USD (2010). Những thách thức của già hoá dân số ở nước ta là rất lớn, rất đa dạng và không thể vượt qua bằng những giải pháp đơn lẻ và ngắn hạn. Vì vậy, cần có những giải pháp, những chính sách đặc biệt là về an sinh cho người cao tuổi nhằm chăm sóc, phát huy tài năng trí tuệ của họ.
 
Theo ThS Phạm Vũ Hoàng
(Tổng cục DS-KHHGĐ)
 
[1] United Nations Department of Economic and Social Affairs, Population Division. World Population Prospects. The 2004 Revision. New York: United Nations, 2005
[2] ISSA and the Second World Assembly on Ageing, Madrid, 8-12 April 2002. Ageing and social security. 
[3]An Aging World, 2001
[4] Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình 2010
 
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

Top