Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tuổi già - giai đoạn tồi tệ nhất hay tốt nhất của đời người?

Thứ năm, 14:16 01/10/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi 1/10, bà Ritsu Nacken, Quyền Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam có bài viết để mọi người hiểu được người cao tuổi có những mong muốn gì, để có được hành động vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho người cao tuổi và cho chính mỗi chúng ta trong tương lai.

Giadinh.net.vn xin đăng tải nội dung bài phát biểu này:

Hôm nay, nhân Ngày quốc tế Người cao tuổi 1/10, chúng ta lại cùng suy ngẫm về những người đã sống qua ngần ấy tháng năm đầy biến động. Họ đã đóng vai trò cốt yếu trong việc hình thành xã hội mà chúng ta đang sống, với tư cách là những nhà lãnh đạo, người lao động, người chăm sóc, phụng dưỡng và làm thiện nguyện. Vậy mà, khi ở tuổi hưu trí thì trong số họ vẫn còn những người dễ bị tổn thương do thiếu chỗ dựa về tài chính, bị phân biệt đối xử, không được quan tâm và thậm chí có khi bị lạm dụng và bạo hành.

Một ví dụ là trường hợp cụ ông tên Bảng, 85 tuổi, diêm dân ở Nam Định. Cụ Bằng và vợ mình, cụ Nhiệm - 80 tuổi nằm trong số 9,5 triệu người từ 60 tuổi trở lên hiện có ở Việt Nam. Cụ Bảng có mơ ước là “được thăm thú danh lam thắng cảnh càng nhiều càng tốt và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đất nước. Hồi còn trẻ, tôi lao động vất vả, bươn chải nhiều nơi, nhưng chỉ là mưu sinh. Khi ấy tôi luôn hy vọng sẽ tích cóp được đủ tiền để sau này thực hiện được ước mơ đi đó, đi đây của mình”.

Tiếc rằng, cụ Bảng và cụ bà lại rơi vào nhóm người cao tuổi không có lương hưu. Chín người con của họ đã trưởng thành nhưng đều làm ruộng hoặc đi làm ăn xa, để lại các cháu sàn sàn từ 7 đến 13 tuổi cho ông bà trông nom giúp. Khi tròn 80 tuổi, họ được hưởng một khoản trợ cấp nhỏ, song cụ Bảng ở tuổi 85 vẫn ngày ngày còng lưng trên đồng muối để kiếm tiền trang trải cuộc sống, hiếm khi có dịp được đi xa khỏi lũy tre làng.

 

Có rất nhiều người cao tuổi khác giống như vợ chồng cụ Bảng vẫn đang phải bươn bả mưu sinh như vậy. Số người cao tuổi (từ 60 trở lên) tại Việt Nam được dự báo là sẽ tăng nhanh trong trong thập kỷ tới đây và đạt tỷ lệ 20% dân số vào năm 2030.

Trong bối cảnh toàn thế giới hiện đang xây dựng một chương trình nghị sự phát triển với cam kết vươn tới các Mục tiêu Phát triển bền vững, vấn đề người cao tuổi càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Những thành tựu về y tế và mức sống đã làm tăng tuổi thọ, song đồng thời lại đem đến nhiều thách thức. Để duy trì chất lượng cuộc sống khi tuổi đã cao, chúng ta cần được hưởng lợi từ an sinh xã hội và phải có một phương thức bền vững để chi trả cho lợi ích đó.

Phụ nữ là nhóm chịu thiệt thòi đặc biệt. Sống lâu hơn và về hưu sớm hơn nam giới, phụ nữ thường có nhiều khả năng trở nên góa bụa khi về già, với lương hưu ít ỏi hoặc không có sự trợ cấp nào.

Việt Nam may mắn có số lượng lớn người trong độ tuổi lao động, tức là đang ở thời kỳ ‘dân số vàng’. Tuy nhiên, những người này phải hỗ trợ nhóm người cao tuổi ngày càng tăng trong tương lai. Hơn nữa, 63% lực lượng lao động mà phần lớn là phụ nữ lại làm việc trong lĩnh vực phi chính thức. Điều này có nghĩa là xấp xỉ 2/3 số người đang làm việc không đóng góp vào các chương trình hưu trí chính thức, và không hưởng hình thức bảo trợ nào.

Đồng thời, các hình thức chăm sóc người cao tuổi truyền thống như gia đình, cộng đồng và các lưới an sinh phi chính thức khác cũng đang giảm dần do tình trạng di cư, đô thị hóa và các biến động xã hội khác. Chúng ta cần khẩn thiết tìm hiểu bản chất biến động xã hội của hiện tượng già hóa và các rủi ro gắn liền với nó, để thiết lập các hệ thống và cấu trúc an sinh xã hội bền vững hơn.

Cần khẩn trương xây dựng một hệ thống hưu trí toàn diện hơn tại Việt Nam. Các chương trình hưu trí xã hội, nhà nước và tư nhân phải được mở rộng để tăng độ bao phủ cho khu vực phi chính thức. Việc này có thể sẽ giúp đảm bảo phổ cập bảo trợ xã hội, và giảm gánh nặng chi tiêu cho quỹ hưu trí của chính phủ trong tương lai.

Một hệ thống hưu trí bền vững sẽ không chỉ giúp hàng triệu người cao tuổi cải thiện chất lượng cuộc sống, mà còn đảm bảo phẩm giá của họ. Việt Nam đã rất nỗ lực trong việc cải thiện tuổi thọ của người dân. Song thành tựu này sẽ trở nên lãng phí nếu còn nhiều người dân không được hưởng thụ những năm kéo dài đó của cuộc đời một cách thoải mái và được đảm bảo về phẩm giá. Cùng với các đối tác của mình, UNFPA sẽ tiếp tục phấn đấu không mệt mỏi vì mục tiêu mọi người đều có thể sống tốt, đạt tới mức tuổi thọ cao và an hưởng toàn bộ những năm tháng tuổi già. Bằng cách hành động ngay bây giờ, chúng ta có thể đảm bảo tuổi già là giai đoạn tốt nhất, chứ không phải tồi tệ nhất trong cuộc đời mỗi người.

Ritsu Nacken, Quyền Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) tại Việt Nam

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Top