Hà Nội
23°C / 22-25°C

Truyền thông về chống tảo hôn, kết hôn cận huyết thống: Những câu chuyện không “lên sóng”

Thứ sáu, 12:00 12/12/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Trong 34 tác phẩm đoạt giải báo chí toàn quốc về công tác DS-KHHGĐ được trao hôm 9/12, có đến 9 tác phẩm viết về đề tài chống tảo hôn, kết hôn cận huyết thống tại các tỉnh vùng cao như Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Lào Cai… Đằng sau mỗi câu chuyện là một mảnh đời khác nhau, có những câu chuyện không thể nào đưa lên mặt báo…

 

Anh Mùa A La- cộng tác viên DS-KHHGĐ bản Chếu A, xã Làng Chếu, huyện miền núi Bắc Yên-Sơn La truyền thông chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết cho người dân. 
ảnh: Dương Ngọc
Anh Mùa A La- cộng tác viên DS-KHHGĐ bản Chếu A, xã Làng Chếu, huyện miền núi Bắc Yên-Sơn La truyền thông chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết cho người dân. ảnh: Dương Ngọc

 

Không thể nào “dàn dựng” nổi giọt nước mắt xót xa

Những người tham dự Lễ phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số, trao giải báo chí toàn quốc về công tác DS – KHHGĐ hôm 9/12 (do Tổng cục DS-KHHGĐ phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức) đều rất xúc động khi xem phóng sự “Mong sao không còn những giọt nước mắt buồn”. Phóng sự đẫm nước mắt này của tác giả Nguyễn Ngọc Tân, Đài PT-TH tỉnh Sơn La, đã đạt giải A - giải cao nhất thể loại báo hình.

Chia sẻ với PV Báo GĐ&XH về ý tưởng trước khi thực hiện phóng sự xúc động này, anh Tân kể: Trước khi chuyển công tác về Đài tỉnh, anh đã có gần 9 năm “nằm vùng” tại Đài PT-TH huyện Quỳnh Nhai. Bản thân “bà xã” anh là cô giáo đang công tác tại huyện này. Do đó, anh rất hiểu về vấn nạn tảo hôn, kết hôn cận huyết ở địa bàn vùng cao đang nhức nhối vô cùng. “Chuyện vào đầu năm học hay sau Tết Nguyên đán, các em học sinh THCS, THPT nghỉ học lấy chồng là chuyện “rất bình thường”, anh Tân chia sẻ.

Câu chuyện ám ảnh tôi, đó là trường hợp em Lường Thị Duyên, 15 tuổi, ở bản Cán, xã Chiềng Bằng, huyện Quỳnh Nhai, Sơn La. “Từ bé tới giờ em đã biết mặt “nó” bao giờ đâu. Là bố em hứa với bố “nó” sau chén rượu rồi bắt em lấy!” – câu nói ngô nghê nhưng xót xa của cô bé dân tộc Thái vừa tròn 15 tuổi khiến người làm cha, làm mẹ như chúng tôi ái ngại. Những học sinh chăm ngoan, học giỏi như Duyên, nhưng vì cha mẹ đã trót hứa duyên với nhà bên kia từ tấm bé, hay qua chén rượu lúc ngà say, nên các em phải nghỉ học để lấy chồng.

Anh Tân cho hay, khác với các loại hình báo viết, báo phát thanh, công cụ tác nghiệp đôi khi đơn giản là sổ, bút, máy ghi âm, nhưng với báo hình, lại phải thêm máy quay, mic, dây rợ… rất lỉnh kỉnh. Đó cũng là điểm hạn chế khi phóng viên báo hình tiếp xúc với các nhân vật. Nhiều trường hợp có con em tảo hôn đã đồng ý cho tiếp xúc với phóng viên, nhưng khi thấy máy quay, lại sợ lên truyền hình thì xấu hổ, sợ bị phạt, nên đã trốn biệt… Có đôi bạn trẻ tảo hôn, khi phóng viên đến nhà còn mải tranh nhau điều khiển tivi để chuyển tới kênh mình yêu thích, nhưng khi hỏi han đôi câu, các em lại từ chối “lên hình”. Lại có trường hợp, con em của lãnh đạo xã cũng tảo hôn, khi phóng viên đến nơi thì đám cưới đang tổ chức tưng bừng. Vì nhiều lý do, họ từ chối tiếp xúc. Vậy nên với các trường hợp tảo hôn trong phóng sự như em Lò Thị May (ở xã Chiềng Khoang, Quỳnh Nhai), hay em Lường Thị Duyên trên đây, anh Tân phải “quay nhanh”. Nhưng để có những hình ảnh có chất lượng, phản ánh thực chất vấn đề, những góc quay làm lay động người xem, lại đòi hỏi người cầm máy phải có trình độ vững vàng, tay máy chắc. Bởi với một phóng viên Đài PT-TH tỉnh, biên tập viên còn “kiêm” luôn nhiệm vụ quay phim, dàn dựng…

“Đây không phải là lần đầu tôi viết về tảo hôn và mỗi trường hợp chúng tôi tiếp xúc có một cảnh đời khác nhau. Xót xa vô cùng. Có những trường hợp các em dù đã lấy chồng nhưng gương mặt vẫn ngây thơ. Điểm “nhận diện” duy nhất để biết các em có gia đình là búi “tằng cẩu” trên đầu. Như trường hợp hai chị em ruột nhà em Duyên, khi chúng tôi hỏi đến chuyện nghỉ học lấy chồng từ thuở 14, 15, các em đã khóc rất nhiều. Chia tay phóng viên và các thầy cô giáo, em còn mang những cành hoa hồng – món quà em tự làm để tặng mình nhân ngày sinh nhật lần thứ 15 – trao lại cho thầy hiệu trưởng cùng sách vở, đồ dùng học tập. Em vừa nhờ thầy gửi đến các bạn còn thiếu thốn sách vở, vừa khóc nghẹn ngào, một nam phóng viên như tôi thực sự rất xúc động. Những chi tiết đó, tôi không ngờ đến, không thể nào lên kịch bản trước khi thực hiện phóng sự. Chúng tôi không thể nào dàn dựng nổi những giọt nước mắt của các em!”, anh Tân chia sẻ.

Mỗi bài báo là hướng đi mới trong truyền thông

Trong 34 tác phẩm đạt giải báo chí toàn quốc về công tác DS-KHHGĐ lần này, có tới 9 tác phẩm viết về đề tài chống tảo hôn, kết hôn cận huyết thống. Điều này cho thấy các phóng viên rất tâm huyết, muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé vào công cuộc đẩy lùi tảo hôn, hôn nhân cận huyết.

Một trong hai tác phẩm đạt giải A (các thể loại báo chí khác), là tác phẩm “Những cái “lý” phí giống nòi”, của tác giả Nguyễn Thị Thanh Ba (Báo Yên Bái). Tác phẩm phản ánh tình trạng tảo hôn, có con ở những bà mẹ “nhí” 15,16 tuổi tại xã Sùng Đô, huyện Văn Chấn (Yên Bái) – nơi có tỷ lệ tảo hôn lên tới 45%.

Phóng viên Thanh Ba tâm sự: “Với bà con dân tộc Mông, các em có thể đến với nhau, có con rồi mới đám hỏi, đám cưới. Thậm chí cứ đám hỏi là coi như đã về một nhà. Có một vấn đề trong thống kê số liệu tảo hôn ở những vùng miền núi: Cán bộ tư pháp chỉ thống kê những cặp tảo hôn là những cặp đã được gia đình tổ chức cưới hỏi. Còn những trường hợp mang thai khi chưa đủ tuổi kết hôn, chờ đẻ con, đợi đủ tuổi đăng ký kết hôn rồi mới tổ chức lễ cưới, lại không được tính là tảo hôn. Cán bộ tư pháp ở đây gọi đó là những trường hợp “câu giờ”.

Nữ phóng viên Thanh Ba chia sẻ, ở một tỉnh vùng cao như Yên Bái, không khó để tìm hiểu các trường hợp tảo hôn. Phải chứng kiến những gương mặt non trẻ, ngây thơ, ngơ ngác, đã ôm bụng bầu to tướng mới thấy xót xa. Câu chuyện mang thai ở tuổi 15 tại xã Sùng Đô là đơn cử, nhưng còn nhiều mảnh đời bé gái còn đáng thương hơn. “Có những trường hợp gái 2 con ở tuổi 18 ở huyện Văn Yên. Lại có những trường hợp vừa tảo hôn, vừa kết hôn cận huyết thống. Khi chúng tôi tiếp xúc, có cặp đã sinh con, con dị tật, què quặt, có cặp đang mang bầu… Chúng tôi lo sợ thay cho số phận của những em bé đó”, chị Thanh Ba tâm sự.

Là phóng viên chuyên mảng văn hóa – xã hội, đã viết rất nhiều về đề tài phòng chống tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, chị Thanh Ba cho rằng, để giảm tảo hôn, kết hôn cận huyết, không có cách gì khác ngoài truyền thông thay đổi nhận thức của bà con. Công tác này không thể một sớm một chiều mà đạt được kết quả ngay và cũng không có mô hình khuôn mẫu nào để truyền thông cho tất cả mọi bản, mọi dân tộc. Nó đòi hỏi những người làm truyền thông phải tâm huyết, tìm hiểu sát sao thực tế để phát hiện bản chất vấn đề, mới mong có giải pháp.

 

Phóng viên Thanh Ba cho hay: Trong phóng sự “Những cái “lý” phí giống nòi”, có một chi tiết là trong đám ma của người Mông tại xã Sùng Đô có phần khóc cúng với nội dung: Hãy cho con cháu lấy chồng, lấy vợ sớm để cháu chắt lớn lên mà không bị mồ côi cha mẹ. Như vậy, chẳng khác nào xúi con cháu tảo hôn. Bởi cái “lý” của họ là sợ con cháu mồ côi nên phải kết hôn sớm. Trên thực tế, tuổi thọ của người Mông không cao, do đó, họ sợ con cháu họ mồ côi, sợ không nhìn thấy cháu chắt đầy nhà trước khi về với tổ tiên nên đã bắt con cháu lập gia đình sớm.

“Tôi đã đề xuất một hướng tuyên truyền phòng chống tảo hôn với lãnh đạo xã, đó là tập trung tuyên truyền cho những người biết khóc đám ma – những người có uy tín trong bản- rằng hãy cho con cháu lấy chồng, lấy vợ đủ tuổi, để người già nâng cao tuổi thọ, sống lâu với con cháu. Nếu những lời này được cất lên trong giờ phút linh thiêng thì hiệu quả truyền thông sẽ rất cao!”, phóng viên Thanh Ba kể lại.

Quỳnh An

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top