Hà Nội
23°C / 22-25°C

Truyền thông chăm sóc SKSS cho thanh thiếu niên: Nhiều cha mẹ rất ác cảm khi nói về “chuyện ấy”

Thứ sáu, 06:00 14/03/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Em lỡ quan hệ tình dục một lần, vậy có thai được không?”, “Cháu mới để “ngoài ngoài” thôi liệu có dính bầu”?... Đây là những câu hỏi thường gặp của trẻ vị thành niên (VTN) khi lỡ làm chuyện “người lớn”. Trong khi nhiều em đã mang thai, nạo hút thai, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục… thì các bậc cha mẹ, thầy cô và nhà trường vẫn cho rằng việc giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản (SKSS) là “không nên” và “chưa cần thiết”.

Truyền thông chăm sóc SKSS cho thanh thiếu niên: Nhiều cha mẹ rất ác cảm khi nói về “chuyện ấy” 1

Các bạn VTN, thanh niên trong một tình huống kịch truyền tải thông điệp tránh quan hệ tình dục sớm tại Diễn đàn. Ảnh: Hà Anh.

 
Nhu cầu được cung cấp thông tin rất lớn

Mới 15 tuổi nhưng Bích Vân (tên nhân vật đã được thay đổi) ở TP Huế đã nạo thai đến hai lần. “Lần đầu, bạn trai hơn 2 tuổi của em rủ đến nhà chơi. Cha mẹ đi vắng, hai đứa ở nhà xem phim rồi mất điện, rồi em và hắn làm “chuyện ấy”. Làm có một lần vậy mà có thai. Sợ quá, tụi em đưa nhau đi phá. Lần thứ hai không sao nhưng làm thêm lần nữa lại có, tệ quá!”.

Vân cho biết, em có người bạn cũng từng có thai nhưng đến tháng thứ 4 mới biết. Bạn đã đến nạo phá thai ở một cơ sở tư nhân và suýt mất mạng vì thai đã lớn. “Em cũng sợ lắm, cha mẹ mà biết được chắc em chết. Có cách gì làm “chuyện ấy” mà không bị sao?” – câu hỏi của Vân khiến người nghe cũng rất… băn khoăn.

Là một trong số người dẫn chương trình cho Chương trình “60 phút bạn và tôi” của Đài Phát thanh và Truyền hình Thừa Thiên Huế, Trần Nguyễn Quỳnh Anh – sinh viên năm thứ ba, Trường Đại học Phú Xuân (TP Huế) cho biết: Nếu các bạn trẻ thường e ngại, không dám hỏi trực tiếp về chuyện tình yêu, tình dục thì qua điện thoại của Chương trình “60 phút bạn và tôi”, các bạn lại hỏi rất nhiều.
 
Các vấn đề thường được hỏi như: “Bao cao su sử dụng như thế nào?”, “ở chỗ nào mua bao cao su đảm bảo nhất?”, “đến chỗ nào để nạo phá thai?”, “em trễ kinh đến nửa tháng, liệu có phải là có thai không?”… Có những chương trình, 80% số người gọi điện đến thắc mắc và chia sẻ về vấn đề SKSS/tình dục là  trẻ VTN.

“Chương trình phát sóng vào thứ Bảy hàng tuần với thời lượng là 60 phút, song không đủ cho các bạn gọi đến hỏi. Nếu thấy bạn nào chia sẻ có dấu hiệu mang thai, chuyên gia tư vấn của chương trình sẽ hướng dẫn cho bạn đó đến trung tâm chăm sóc SKSS, hẹn ngày gặp và đảm bảo thông tin của các bạn là hoàn toàn bí mật”, Quỳnh Anh cho biết.

Theo Quỳnh Anh, nhu cầu được cung cấp thông tin của các bạn trẻ hàng ngày là rất lớn. Ngay trong chương trình đầu tiên của năm mới Giáp Ngọ, phát sóng vào chiều mùng Một Tết, có bạn gái gọi điện đến chia sẻ tối qua (30 Tết) có quan hệ với bạn trai và rất lo có thai, liệu bây giờ uống thuốc tránh thai có được không...

Quỳnh Anh cũng chia sẻ câu chuyện làm em nhớ mãi khi tham gia vào chương trình đi tuyên truyền về SKSS, tình dục an toàn. Đó là chuyện về một nữ công nhân trẻ ở khu công nghiệp khi được xét nghiệm miễn phí đã phát hiện mình bị nhiễm HIV. Điều làm cô công nhân trẻ gần 20 tuổi này thảng thốt là cô cũng vừa biết mình đang mang thai. Cô gái rất buồn khi người yêu lo sợ chối bỏ, nhưng được sự giúp đỡ của ngành Y tế, cô đã được dùng thuốc dự phòng và sinh ra đứa con không bị nhiễm HIV. 

Giúp thanh thiếu niên chủ động bảo vệ SKSS

Tình trạng VTN có thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS vẫn còn cao và có xu hướng gia tăng. Mối lo ngại trước các vấn đề “nóng” này đã được đề cập tại “Diễn đàn tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS cho VTN, thanh niên các tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2014” do Trung ương Đoàn TNCSHCM phối hợp với Bộ Nội vụ và Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tổ chức tại Huế trong hai ngày 12-13/3.

Theo báo cáo của các trung tâm chăm sóc SKSS 63 tỉnh, thành phố năm 2012, tỷ lệ nữ VTN có thai chiếm 3,2%, tỷ lệ nạo phá thai chiếm 2,3%. Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong các năm gần đây, tỷ lệ phá thai ở VTN chiếm khoảng 5% tổng số ca phá thai tại bệnh viện.
Thống kê tại 3 cơ sở y tế công thuộc TP HCM gồm Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương và Trung tâm chăm sóc SKSS, năm 2011 tỷ lệ nữ VTN có thai đến khám tại đây chiếm 4% các trường hợp có thai. Trong số 90.649 ca sinh thì có 2.434 sản phụ tuổi VTN, trong số 60.352 ca phá thai có 3.471 trường hợp nữ tuổi VTN (chiếm 5,81%).
 
Theo ông Vũ Thanh Liêm – Giám đốc Trung tâm Thanh thiếu niên Trung ương, một trong những nguyên nhân trên là do hạn chế trong nhận thức của các bậc cha mẹ về SKSS, nhất là các biện pháp phòng tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
 
Phần nhiều các bậc cha mẹ, thầy cô và nhà trường vẫn còn e ngại, né tránh khi giúp các em có nhận thức đúng về vấn đề SKSS. Hệ thống dịch vụ thân thiện với VTN, thanh niên chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhiều em để tránh các thủ tục ở bệnh viện công đã tìm đến các cơ sở y tế tư nhân để phá thai với những điều kiện không đảm bảo.
 
Diễn đàn đã ghi nhận được tiếng nói của các bạn trẻ đại diện cho thanh niên, VTN của các tỉnh Bắc Trung Bộ nói về nhu cầu và nguyện vọng của mình về việc được tiếp cận thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS. Các em rất băn khoăn khi ít được tiếp cận thông tin về SKSS trong nhà trường. Em Mạnh Tuấn, học sinh Trường THCS Gia Hội, TP Huế cho biết, khi còn học ở trung học cơ sở, có tiết dạy về sinh sản của con người nhưng thầy cô rất ngại giảng, thường chỉ nói sơ qua.
 
Về nhà các em cũng không dám hỏi cha mẹ vì sợ bị mắng. Chính vì vậy, bạn Nguyễn Thị Châu Duyên, sinh viên Trường Đại học Quảng Nam bày tỏ lo lắng khi tuổi dậy thì ngày càng sớm, các em dễ dàng tiếp cận với các thông tin về SKSS, tình dục trên các trang web, trong khi phần giáo dục từ phía gia đình và nhà trường vẫn còn hạn chế. Còn anh Lê Chí Công, giáo viên bộ môn Giáo dục công dân của Trường THPT Nguyễn Chí Thanh, Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) cũng trăn trở với việc làm thế nào để việc giáo dục SKSS cho các em được triển khai trong nhà trường một cách tốt nhất; giúp các em có một hành trang kiến thức để vững vàng bước qua tuổi dậy thì một cách an toàn nhất.

Theo TS Dương Văn Đạt – Trưởng nhóm SKSS của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), nhiều cha mẹ đang có cái nhìn và cách nói với con về SKSS/tình dục một cách ác cảm. Theo TS Dương Văn Đạt, trong cách nói của nhiều phụ huynh thì chuyện yêu đương, quan hệ tình dục ở lứa tuổi VTN là kinh khủng, đáng ghê sợ nhưng đó là cách nói phản tác dụng vì bọn trẻ khi tò mò tìm hiểu chúng lại thấy “chuyện đó” hay và thích. “Chúng ta cần cung cấp thông tin để trẻ có được thái độ tích cực với vấn đề SKSS; có một hành trang tốt, sức khỏe tốt trở thành người công dân có ích”, ông Đạt nói.

Để có được các hoạt động tốt nhất cho VTN, thanh niên về cung cấp thông tin và dịch vụ chăm sóc SKSS, bà Hoàng Thị Tâm – Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị các tổ chức đoàn các cấp cần phối hợp chặt chẽ với Chi cục DS-KHHGĐ và Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện để thực hiện các hoạt động nâng cao năng lực, hoạt động truyền thông và tư vấn, dịch vụ chăm sóc SKSS. Đặc biệt, chú trọng đến việc cung cấp kiến thức, kỹ năng sống phù hợp về DS-KHHGĐ nhằm giúp cho VTN, thanh niên có hành vi đúng để chủ động bảo vệ SKSS cho mình và chuẩn bị cho cuộc sống tương lai.
 
Truyền thông chăm sóc SKSS cho thanh thiếu niên: Nhiều cha mẹ rất ác cảm khi nói về “chuyện ấy” 2
Cần cung cấp kiến thức đầy đủ, phù hợp

Ông Arthur Erken – Trưởng Đại diện Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho rằng, để có được những chính sách và sự hỗ trợ tốt nhất cho thanh thiếu niên về lĩnh vực này, việc lắng nghe ý kiến, nhu cầu của chính các bạn trẻ là rất quan trọng. “Tôi có hai cô con gái 13 và 11 tuổi, các con tôi hiểu về vấn đề giới tính, SKSS hơn tôi nhiều so với hồi tôi bằng tuổi chúng. Cô con gái 13 tuổi của tôi có thể đề cập đến chuyện này rất thoải mái”.

Ông Arthur mong rằng, các bậc cha mẹ và những người làm chính sách cho thanh thiếu niên cần hiểu, tình dục không phải là vấn đề cấm đoán mà cần cung cấp cho VTN, thanh niên kiến thức để các em hiểu biết đầy đủ, phù hợp theo từng giai đoạn và lứa tuổi mới là quan trọng.
 
Theo ông, các thầy cô giáo cần được đào tạo cơ bản về vấn đề này, không nên né tránh khi dạy trẻ về SKSS kiểu như “về nhà đọc sách từ trang 44 đến trang 49”. Ông cũng chia sẻ: Thực tế đã cho thấy, sau khi có đầy đủ thông tin, điều đáng nói là các bạn trẻ quan hệ tình dục muộn hơn và biết bảo vệ mình hơn. 

Hà Anh

hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top