Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trưởng đại diện Quỹ Dân số LHQ tại Việt Nam Bruce Campbell: Đạt mục tiêu giảm 75% tỷ suất chết bà mẹ vào năm 2015

Giadinh.net - Sáng ngày 10/7, tại lễ Mít tinh Kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới , ông Bruce Campbell - Trưởng đại diện Quỹ Dân số Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam đã có bài phát biểu quan trọng. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của ông Bruce Campbell.

Kính thưa: Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân

Kính thưa: Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu

Thưa các quý vị đại diện các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức quốc tế và các cơ quan tài trợ

Thưa các đồng nghiệp Liên Hợp Quốc

Thưa quý vị đại biểu,
 
Tôi rất vinh dự có mặt ở đây đại diện cho Liên hiệp quốc tại Việt Nam, cùng với Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân và Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, tham dự Lễ kỷ niệm ngày Dân số Thế giới năm 2009.
 
Trước tiên, tôi xin cám ơn Bộ Y tế vì những hỗ trợ không ngừng trong thời gian qua cho Chương trình hành động của Việt Nam được xây dựng từ sau Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển được tổ chức ở Cairo 15 năm trước đây vào tháng 9 năm 1994.  Tôi cũng xin cám ơn Bộ Y tế đã tổ chức sự kiện này và tạo cơ hội cho tất cả chúng ta kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới cũng như những thành tựu đáng kể của Việt Nam về Dân số và Sức khoẻ sinh sản.
 
Tất cả chúng ta đều biết rằng cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang tác động mạnh đến các nước đang phát triển. Cuộc khủng hoảng này có nguy cơ làm cho 200 triệu người trên thế giới bị nghèo đói trở lại, và kinh nghiệm cho thấy phụ nữ và trẻ em gái phải chịu ảnh hưởng nặng nề từ các khủng hoảng như thế này. Để bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái, hôm nay chúng ta có mặt tại đây để kêu gọi tiếp tục đầu tư cho phụ nữ và tăng cường các nỗ lực đảm bảo tiến trình đạt được tất cả các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs).
 
Liên quan tới chủ đề của chúng ta ngày hôm nay về mục tiêu phát triển thiên niên kỷ số 5, tôi xin được trích dẫn lời nói của Tổng Thư Ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon, phát biểu nhân dịp ngày Dân số Thế giới năm 2009 “Khủng hoảng kinh tế toàn cầu bắt buộc tất cả chúng ta phải cắt giảm bất cứ chi phí nào có thể được. Nhưng những công việc chúng ta đang dành cho phụ nữ trên thế giới vẫn cần phải được tiếp tục mà không hề giảm bớt. Khi bạn nâng cao vị thế cho một người phụ nữ, bạn sẽ nâng cao vị thế cho một gia đình. Khi bạn nâng cao vị thế cho một người phụ nữ, bạn sẽ thay đổi cả thế giới”. Đây chính là lý do tại sao chủ đề ngày Dân số Thế giới năm nay là “Đối phó với khủng hoảng kinh tế: Đầu tư cho phụ nữ là sự lựa chọn sáng suốt”.  
 
Mỗi năm, cả thế giới mất khoảng 15 tỷ đô-la Mỹ giá trị sản phẩm vì một nửa triệu phụ nữ chết khi mang thai và khi sinh con và 4 triệu trẻ sơ sinh tử vong. Thế nhưng để cứu sống họ, thế giới chỉ mất khoảng 6 tỷ đô-la Mỹ để đảm bảo cung cấp các dịch vụ y tế cần thiết. Phần lớn các trường hợp tử vong bà mẹ và tử vong thời kỳ chu sinh có thể phòng ngừa được bằng việc đảm bảo tất cả mọi người đều được tiếp cận chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Để đạt được điều này, các hệ thống y tế cần được tăng cường nhằm cung cấp dịch vụ kế hoạch hoá gia đình, người hỗ trợ sinh đẻ có kỹ năng, cấp cứu sản khoa, cấp cứu và chăm sóc trẻ sơ sinh. Các biện pháp này, nếu được thực hiện theo hướng toàn diện hơn tại Việt Nam, sẽ không chỉ cứu sống hàng nghìn phụ nữ mà còn giúp nâng cao kinh tế và sản phẩm quốc nội.
 
Bên cạnh đó, tổng kinh phí toàn cầu ước tính đầu tư cho sức khỏe sinh sản, bao gồm cả kế hoạch hoá gia đình và sức khoẻ bà mẹ là 23,5 tỷ đô-la Mỹ năm 2009, và dự kiến sẽ đạt trên dưới 33 tỷ đô-la Mỹ vào năm 2014 và 2015.  Con số này tưởng chừng lớn song chưa thấm vào đâu so với những khoản trợ cấp tín dụng cho các tập đoàn kinh tế trong mấy tháng vừa qua. Đầu tư cho sức khoẻ sinh sản sẽ giúp cải thiện sức khoẻ, tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 
 
Thực tế trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều tiến bộ trong việc mở rộng phạm vi tiếp cận chăm sóc sức khoẻ sinh sản và lồng ghép kế hoạch hoá gia đình vào chăm sóc trước và sau sinh cũng như phòng chống HIV. Có được các kết quả này  là nhờ sự  nỗ lực chung của chính phủ và các đối tác phát triển. Hơn nữa, việc thực hiện Chiến lược Dân số (giai đoạn 2001-2010), Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản (giai đoạn 2001-2010), Kế hoạch Tổng thể Quốc gia về Làm mẹ an toàn (giai đoạn 2003-2010) và Chính sách chăm sóc y tế miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi đã minh chứng cho sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam trong việc cải thiện sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.
 
Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã hỗ trợ Bộ Y Tế bằng nhiều cách như tăng cường tiếp cận và nâng cao chất lượng cấp cứu sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh; nâng cao năng lực cho người hỗ trợ sinh đẻ có kỹ năng và các nữ hộ sinh người dân tộc; đẩy mạnh giáo dục y tế về sinh đẻ an toàn và tăng cường hệ thống chuyển tuyến dựa vào cộng đồng trong các trường hợp cấp cứu; phòng chống lây truyền HIV cũng như tăng cường tiếp cận của phụ nữ trong phòng chống và điều trị HIV.
 
Đồng thời, số liệu từ Báo cáo của chính phủ cho thấy  tỷ suất chết bà mẹ (MMR) năm 2008 là 75 ca chết trên 100.000 ca sinh sống. Tuy nhiên, tỷ suất chết bà mẹ tại Việt Nam có sự khác biệt giữa đồng bằng và miền núi. Tỷ suất này cao hơn ở các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Để đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ với chỉ tiêu là giảm 75% tỷ suất chết bà mẹ vào năm 2015, chúng ta cần phải có nhiều nỗ lực hơn nữa. Cùng  nhau, chúng ta cần  thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động nâng cao năng lực cho phụ nữ và bình đẳng giới. Chúng ta cũng cần quan tâm nhiều hơn nữa đến sức khỏe phụ nữ và mở rộng đầu tư vào các nỗ lực giúp giảm tử vong mẹ.
 
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng đầu tư để mở rộng các dịch vụ y tế cơ bản có thể mang lại lợi nhuận kinh tế gấp 6 lần.  Ví dụ, ở Ghana, Tanzania và Uganda, các nghiên cứu cho thấy mỗi một đô-la được đầu tư vào các dịch vụ kế hoạch hoá gia đình có thể tiết kiệm bốn đô-la chi tiêu vào chăm sóc trước sinh, chăm sóc bà mẹ và trẻ sơ sinh (1). Những con số ấn tượng này chứng minh rằng đầu tư vào giáo dục và y tế cho phụ nữ và trẻ em gái  có liên quan đến việc tăng năng suất lao động, tăng sản lượng nông nghiệp và thu nhập quốc gia. Không có sự đầu tư nào sáng suốt hơn là đầu tư vào quyền chăm sóc sức khoẻ và giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên, sự đầu tư này sẽ tác động trở lại đến kinh tế và xã hội.
 
Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 5 về sức khỏe bà mẹ được coi là trọng tâm của tám Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Nếu chúng ta không giảm những cái chết bi thương và không cần thiết của các bà mẹ mẹ bởi các nguyên nhân có thể phòng tránh được và không đảm bảo tiếp cận chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho tất cả mọi người thì chúng ta sẽ gặp nhiều trở ngại trong việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ khác.
 
Nhằm duy trì thành tựu đã đạt được của Mục tiêu thiên niên kỷ số 5, chúng ta cần phải thực hiện ba vấn đề chính. Thứ nhất, cần có thêm nhiều nguồn lực dành cho việc nâng cao dịch vụ làm mẹ an toàn cho người dân tộc ít người ở vùng núi và vùng sâu vùng xa. Chúng ta cần quan tâm đặc biệt tới các dân tộc ít người và các nhóm dễ bị tổn thương. Chúng ta cần có các số liệu, tăng cường giám sát và đánh giá. Chúng ta cũng cần phối hợp tốt hơn và hài hoà hơn giữa các cơ quan đối tác để tăng hiệu quả của những thành tựu đã đạt được và tối đa hoá tác động của đầu tư.

Thứ hai, chúng ta cần củng cố và nâng cao kiến thức, kỹ năng và thái độ của những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và trẻ sơ sinh. Cần ưu tiên để đảm bảo những ca sinh đẻ được thực hiện bởi những người có kỹ năng cũng như tăng cường hệ thống chuyển tuyến tới các cơ sở y tế có thể cung cấp các dịch vụ chăm sóc toàn diện, bao gồm cấp cứu sản khoa và chăm sóc trẻ sơ sinh. Khi mà tất cả mọi người đều được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản toàn diện thì tỷ lệ tử vong bà mẹ và các nguy cơ khác sẽ được giảm nhanh chóng.

Thứ ba, để cứu sống người phụ nữ, chúng ta cần có sự lãnh đạo vững mạnh ở tất cả các cấp. Chúng ta cần tăng ngân sách quốc gia dành cho sức khoẻ phụ nữ, và tăng hỗ trợ phát triển quốc tế cho những vùng được xác định có tỷ suất chết bà mẹ cao. Chúng ta cần rút kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng trước đây ở các quốc gia khác là nếu giảm đầu tư vào y tế thì sẽ mất nhiều thời gian và nguồn lực để khôi phục và quay trở lại mức chuẩn về y tế trước thời điểm khủng hoảng. Chúng ta không thể cho phép điều này xảy ra tại Việt Nam.
 
Ngày hôm nay, nhân dịp kỷ niệm ngày Dân số Thế giới, chúng ta cần biến cam kết của chúng ta thành hành động cụ thể để hỗ trợ về y tế và tạo cơ hội công bằng cho tất cả mọi người. Đây là thời điểm cần gia tăng nỗ lực nhằm đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và củng cố cam kết của chúng ta đảm bảo rằng tất cả mọi người đều được tiếp cận dịch vụ sức khoẻ sinh sản vào năm 2015.
 
Thay mặt cho Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, tôi cũng xin được gửi lời chào và lời chúc sức khoẻ tới trên 400 đại biểu tiêu biểu đại diện cho các cán bộ dân số và sức khoẻ sinh sản xuất sắc từ các tỉnh, thành trên khắp cả nước đã có mặt tại lễ kỷ niệm ngày hôm nay. Các bạn là những người đóng vai trò quan trọng trong công 
 
(1) - Diễn đàn Tổng thư ký LHQ về tăng cường sức khoẻ toàn cầu trong thời kỳ khủng hoảng 6/2009.
 
* Tít bài do tòa soạn đặt
kimvan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 4 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top