Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trực tuyến Hội nghị Công tác Dân số phía Nam

Thứ tư, 07:31 30/06/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sáng nay, đúng 8:05, tại TP HCM, Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - KHHGĐ tổ chức Hội nghị sơ kết công tác dân số KHHGĐ 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2010 các tỉnh khu vực phía Nam. Báo Gia đình và Xã hội đang thực hiện tường thuật trực tuyến phiên họp sáng nay.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thủy phát biểu khai mạc hội nghị:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chúng ta cũng phải thẳng thắn thấy rằng, vì những lý do chủ quan và khách quan, công tác DS-KHHGĐ vẫn còn rất nhiều vấn đề đã đặt ra nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, nhiều vấn đề tiếp tục nảy sinh trong quá trình thực hiện như: những bất cập về mô hình tổ chức bộ máy, thiếu cán bộ...


Đặc biệt còn 24/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa thực hiện việc chuyển cán bộ chuyên trách công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình cấp xã về Trạm y tế xã như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, còn 87% Trạm y tế xã chưa tuyển dụng viên chức làm công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình từ nguồn cán bộ chuyên trách công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình cấp xã. chỉ đạo, điều hành từ trung ương đến cơ sở còn có những điểm vướng mắc; cơ chế quản lý kinh phí chưa thật hoàn thiện; một số chế độ chính sách về DS-KHHGĐ và cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ không còn phù hợp hoặc chưa được ban hành... việc xây dựng, mở rộng các mô hình, nội dung của chương trình DS-KHHGĐ chưa được đẩy mạnh; các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dân số, can thiệp tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn còn trong quá trình thí điểm, chưa được tổng kết nhân rộng; nghị quyết chuyên đề về công tác DS-KHHGĐ của một số tỉnh còn sơ sài; việc phối kết hợp với các ban, ngành đoàn thể trong công tác tuyên truyền vận động ở một số địa phương chưa thường xuyên và hiệu quả thấp...
 


Vào ngày 24/6/2010, Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ cùng với một số Bộ ngành có liên quan đã báo cáo Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân kết quả công tác DS-KHHGĐ sau một năm triển khai ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng tại Hội nghị giao ban trực tuyến, và rất mừng rằng các khó khăn và những kiến nghị đề xuất của Bộ Y tế về công tác DS-KHHGĐ đã được Phó Thủ tướng và các Bộ ngành chấp thuận, đây là việc rất phấn khởi. Vừa rồi chúng ta cũng rất lo lắng về việc giai đoạn 2011-2015 có còn chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ độc lập nữa hay không, thì tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng đã kết luận tiếp tục triển khai chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015; đồng ý chủ trương lấy tháng 12 hằng năm là tháng hành động về dân số. Văn phòng Chính phủ sẽ sớm ban hành Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp trên gửi tới các đồng chí để triển khai thực hiện.



Tổng cục DS-KHHGĐ cũng đã tổ chức Hội nghị ngày tại thành phố Đà Nẵng với 23 tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên (trong đó có 19    tỉnh thuộc Đề án kiểm soát dân số, các vùng biển đảo và ven biển theo QĐ 52/2009/QĐ-TTg) vào ngày 28-29/6/2010. Hôm nay, tại thành phố Hồ Chí Minh, chúng ta cùng các tỉnh, thành khu vực phía Nam tiếp tục thảo luận, đánh giá về tình hình thực hiện công tác trong thời gian vừa qua qua, bàn giải pháp, phương hướng nhiệm vụ cho 6 tháng cuối năm 2010 và thời gian tới. Đây là dịp để các vị đại biểu, đại diện cho những người làm công tác DS-KHHGĐ ở địa phương, cơ sở tham gia, đề xuất các ý kiến với trung ương… với mục đích để việc triển khai thực hiện công tác DS-KHHGĐ ngày càng hiệu quả hơn, đạt được kết quả cao hơn…
         

Để Hội nghị sơ kết đạt được mục tiêu đặt ra, tôi đề nghị các vị đại biểu, đặc biệt là đại biểu đại diện cho các Bộ ngành trung ương, đại biểu của các tỉnh, thành phố, trên cơ sở các báo cáo do Tổng cục DS-KHHGĐ trình bày ngay sau đây, cần tập trung đóng góp ý kiến, thảo luận về các khó khăn, vướng mắc, bất cập trong công tác chỉ đạo điều hành. Tôi cũng đề nghị các tỉnh trong các phát biểu của mình cần quan tâm tới việc đề xuất với trung ương hướng xử lý, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, các vấn đề mới phát sinh … nhất là với các vấn đề liên quan tới việc ổn định tổ chức, bộ máy, cán bộ; định hướng các nội dung ưu tiên và kế hoạch sao cho phù hợp với tình hình mới, giai đoạn mới, nhiệm vụ mới như dự thảo Chiến lược Dân số - SKSS mà Bộ Y tế đã trình và gửi tới các đồng chí tại Hội nghị này. Đề nghị Tổng cục DS-KHHGĐ xem xét, nghiên cứu các ý kiến tham gia của địa phương để có thể trả lời, làm rõ ngay tại Hội nghị, hoặc có văn bản trả lời sau. Đồng thời, ngay sau kết thúc Hội nghị giao ban tại này, cùng với ý kiến của các đại biểu các tỉnh tại Hội nghị 3 miền, Tổng cục cần sớm hoàn thiện và Thông báo kết luận Hội nghị gửi tới Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành để triển khai tổ chức thực hiện.         


Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố khai mạc Hội nghị sơ kết công tác DS-KHHGĐ với các tỉnh/thành khu vực phía Nam. Một lần nữa, xin gửi tới các quý vị đại biểu lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc. Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp! 

Thay mặt lãnh đạo Tổng cục Dân số - KHHGĐ, bà Trần Hoa Mai, Phó Tổng Cục Trưởng, trình bày báo cáo tình hình thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ 6 tháng đầu năm.

Năm 2010 là năm cuối cùng thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam 2001-2010 cũng là năm cuối cùng thực hiện Chương trình mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2006-2010.


Trần Hoa Mai, Phó Tổng Cục Trưởng, Tổng Cục DS-KHHGĐ

Đến ngày 15/6/2010, có 63/63 tỉnh đã giao chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 của Chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ năm 2010, 55/63 tỉnh được UBND giao chỉ tiêu  kế hoạch và dự toán ngân sách châm nhất là tháng 1 năm 2010. 8/63 tỉnh được UBND giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2010, chậm hơn yêu cầu của Luật Ngân sách (tương đương với số tỉnh năm 2009) là TP HCM (tháng 5/2010); Quảng Bình và Bắc Ninh (tháng 3/2010); Hòa Bình, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An (tháng 2/2010).
m 2010 việc giao chỉ tiêu kế hoạch của địa phương thấp hơn mức giao của Trung ương đã cơ bản được khắc phục. Chỉ tiêu mức giảm sinh, theo báo cáo, 60/63 tỉnh giao chỉ tiêu mức giảm sinh bằng hoặc cao hơn mức của Trung ương giao năm 2010 ( năm 2009 có 55/63 tỉnh). Trong đó 10/60 tỉnh giao cao hơn số Trung ương giao từ 0,05o/oo-0,4o/oo,
Chỉ tiêu thực hiện biện pháp tránh thai, 2 tỉnh giao cao hơn mức TƯ (2009 là 0 tỉnh), 1 tỉnh (Đăk Nông) giao thấp hơn mức TƯ (2009 là 6 tỉnh).,23 tỉnh giao thêm tỷ lệ giảm số người sinh con thứ 3


Không có tỉnh giao dự toán thấp hơn số trung ương giao. Riêng Ninh Thuận, Hà Giang, Phú Thọ giao tổng kinh phí chương trình DS-KHHGĐ ( không tách riêng vốn viện trợ là 9.741 triệu đồng được UNFPA cấp trực tiếp cho Ban quản lý Dự án theo kế hoạch hoạt động đã thỏa thuận) nên địa phương lúng túng khi phân bổ và sử dụng nguồn vốn này.

Có 48/63 tỉnh được ngân sách địa phương bổ sung thêm là 99.437 triệu đồng (năm 2009 chỉ có 39/63 tỉnh bổ sung 48.755 triệu đồng). Năm 2010, có 29 tỉnh bổ sung trên 1 tỷ đồng, trong đó 7 tỉnh bổ sung trên 4 tỷ đồng là Vĩnh Phúc, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, TP HCM, Đăk Lăk, Bình Dương, Kiên Giang (đặc biệt Hà Nội ổ sung thêm 13 tỷ đồng).

Ngân sách địa phương bổ sung chủ yếu cho thực hiện các chính sách, một số nhiệm vụ của địa phương, trong đó dự án nâng cao năng lực quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện chương trình khoảng 71,2%, dự án tuyên truyền giáo dục chuyển đổi hành vi 11,27%, dự án nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ 6,7%, dự án thử nghiệm mở rộng một số mô hình, giải pháp can thiệp góp phần nâng cao chất lượng dân số Việt Nam 5,5%.


Theo bà Trần Hoa Mai, năm 2010 tình trạng giao dự toán ngân sách trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho địa phương thực hiện chương trình DS-KHHGĐ bị cắt giảm hoặc điều chuyển sang mục tiêu khác đã được khắc phục.
 
Ngân sách địa phương bổ sung tăng gấp đôi so với năm 2009, nguồn vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu. Kinh phi 6 dự án thuộc CTMTQG bằng 100% số TƯ phân bổ, kinh phí Đề án 52 bằng 101,3% số TƯ phân bổ (Ninh thuận), Không có tỉnh giao dự toán thấp hơn số TƯ giao. Các tỉnh Ninh Thuận, Hà Giang, Phú Thọ giao tổng kinh phí chương trình không tách riêng vốn viện trợ do UNFPA cấp trực tiếp.
 
Ngân sách địa phương bổ sung có 48 tỉnh được bổ sung 99.437 triệu đồng (2009, 39 tỉnh bổ sung 48.755 triệu đồng). Có 29 tỉnh bổ sung trên 1 tỷ đồng, trong đó 7 tỉnh bổ sung trên 4 tỷ đồng là Vĩnh Phúc, Thừa Thiên Huế, Tp Hồ Chí Minh, Đắc Lắc, Bình Dương, Kiên Giang, Hà Nội (13 tỷ đồng).
 
Về mức giảm sinh: Số sinh 538.280 trẻ, giảm 2,8% so với cùng kỳ 2009, dự tính năm 2010 đạt mục tiêu giảm sinh 0,2; 23 tỉnh, có số sinh tăng so với cùng kỳ năm 2009, (thường là các tỉnh có mức sinh chưa ổn định trên 2,1 con); một số tỉnh có sinh giảm so với cùng kỳ (thường là các tỉnh có mức sinh thấp dưới 1,8 con);  sô sinh con thứ 3 là 53.962 trẻ, giảm 4,0% so với cùng kỳ năm 2009.  Có 44/63 tỉnh có số sinh con thứ 3 trở lên giảm. Có 16/63 tỉnh có số sinh con thứ 3 trở lên tăng.
 
Về công tác Kế hoạch hoá gia đình, đặt vòng: 799.430 người, đạt 55% kế hoạch. Ước tính đặt vòng năm 2010 đạt 102% kế hoạch. Có 35 tỉnh có số đặt vòng giảm như: Thanh Hoá, Đắc Lắc, TP Hồ Chí Minh, Sóc Trăng, Kiên Giang...Triệt sản: 13.000 người, đạt 50% kế hoạch, giảm -6,0%. (trong 3 năm liên tiếp, triệt sản giảm). Ước tính triệt sản cả năm 2010 đạt 95% kế hoạch năm. Có 33/63 tỉnh có số triệt sản giảm như: Tp Hồ Chí Minh, Đắc Lắc, Cà Mau, Lào Cai,  Hà Tĩnh...
 


Công tác truyền thông, GDCĐHV: Hoạt động truyền thông tại các tuyến tiếp tục được duy trì và tăng cường. Nhân rộng mô hình giáo dục tư vấn về DS/SKSS cho sinh viên các trường đại học. Mở rộng mô hình tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân tại 41 tỉnh, 5 tỉnh mới năm 2010 là Sơn La, Cao Bằng, Yên Bái, Tây Ninh và Bến Tre. 63/63 tỉnh đã đưa nội dung DS-KHHGĐ vào Trường Chính trị- hành chính tỉnh.
 

Phó Tổng Cục trưởng Trần Hoa Mai nhấn mạnh về kết quả công tác nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ và hậu cần các PTTT: Cung cấp 51 bộ dụng cụ KHHGĐ cho Trung tâm có đủ điều kiện làm dịch vụ KHHGĐ thuộc 22 tỉnh. Lập kế hoạch và đảm bảo phân phối, cung cấp đầy đủ, kịp thời các PTTT theo đúng nhu cầu của tỉnh.  Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ KHHGĐ thường xuyên ở các tuyến kỹ thuật. Chiến dịch đợt I/2010: Triển khai tại 4.361 xã đạt 73% số xã theo kế hoạch. Trong đó có 21/62 tỉnh, đạt chỉ tiêu 100% số xã của kế hoạch. Cung cấp BPTT lâm sàng được 400.325 trường hợp, đạt 71,5% kế hoạch; Khám phụ khoa cho 1.234.010 lượt phụ nữ; Điều trị bệnh phụ khoa cho 653.406 trường hợp, chiếm 53 % so với tổng số khám, đạt 86,9% kế hoạch.



Về chất lượng dân số, Phó Tổng Cục trưởng cho biết, tiếp tục mô hình cung cấp thông tin và dịch vụ CSSKSS, KHHGĐ cho VTN và TN tại 16 tỉnh; mô hình kiểm tra sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân tại 12 tỉnh; Mô hình tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân tại 5 tỉnh, mở rộng 5 tỉnh. Tổng cục đang xây dựng quy trình tư vấn và kiểm tra sức khỏe TN, VTN để thống nhất thực hiện trên toàn quốc. Tiếp tục đề án nâng cao chất lượng dân số đối với các dân tộc ít người tại Lai Châu và mở rộng 5 tỉnh. Tiếp tục mô hình giảm tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại 5 tỉnh .
 
Về cơ cấu dân số: Tiếp tục mô hình can thiệp nhằm giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tại 11 tỉnh và mở rộng 7 tỉnh.  
 
Các đề án, mô hình sẽ được đánh giá vào năm 2010 để triển khai mở rộng trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2011-2015.
 
Về việc nâng cao chất lượng thông tin quản lý chuyên ngành DS-KHHGĐ: Rà soát, bổ sung, thay thế các thiết bị CNTT của các kho dữ liệu điện tử các cấp.Cập nhật, quản lý các dữ liệu ở cả TƯ, tỉnh, huyện và thí điểm cấp xã thuộc một số tỉnh. Kiểm tra, rà soát dữ liệu điện tử tại TW. Chuyển giao, hướng dẫn cài đặt phần mềm MIS2009H cho 63 tỉnh; Hỗ trợ kỹ thuật đối với một số tỉnh. Các kho dữ liệu điện tử sẽ được đánh giá, tổng kết để triển khai giai đoạn 2011-2015.
 

Toàn cảnh hội nghị


Công tác kiện toàn tổ chức bộ máy  của 63 Chi cục đã được kiện toàn và từng bước ổn định. Chỉ có 4 tỉnh thành lập 4 phòng (khác 05/2008/TT-BYT). 10 tỉnh thành lập Trung tâm Tư vấn, dịch vụ DS-KHHGĐ là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Chi cục.62 tỉnh thành lập Trung tâm DS-KHHGĐ huyện.TP Hồ Chí Minh giao công tác DS-KHHGĐ cho  Phòng Y tế. Hà Nội, Gia Lai, Bình Phước, Quảng Trị thành lập Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện. Một số tỉnh như Đồng Nai, Cà Mau, … đã sáp nhập Khoa CSSKSS vào Trung tâm DS-KHHGĐ.

 

 
Biên chế được phân bổ của Chi cục DS-KHHGĐ của 63 tỉnh  là 1.110 người; 17,6 người/Chi cục.Cán bộ hiện có: 1.133 người; 81% biên chế, 19% hợp đồng; 68,3% đại học trở lên; 27,4% trung cấp CN, 4,2% sơ cấp, y tế 32%; kinh tế 25%; KHXH 19% và khác: 24%.Trung tâm DS-KHHGĐ của 62 tỉnhBiên chế được phân bổ là 3.867 người; 5,7 người/Trung tâm. Cán bộ hiện có: 3.657 người; 86% biên chế và 14% hợp đồng. 44% đại học và sau đại học, 51,7% trung cấp, 4,3% sơ cấp; y tế 41%, kinh tế 27%,KHXH 13%, khác 19% .
 
CBCT xã: 11.122 người. 39/63 tỉnh đã chuyển CBCT vào TYT, chỉ có 13% được tuyển dụng thành viên chức TYT.; CTV gần 160.000 người. 
 
Về những khó khăn, chế độ chính sách với cán bộ DS-KHHGĐ chưa hoàn thiện thiện khi trở thành đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống y tế đã làm một số cán bộ thiếu an tâm. Thiếu biên chế và không tuyển dụng được. Nhiều nơi cho rằng Thông tư 05/2008/TT-BYT không có ý kiến của Bộ Nội vụ nên không bố trí đủ biên chế, đặc biệt là biên chế sự nghiệp cho viên chức trạm y tế xã.
 
Bà Hoa Mai cho biết, đa xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và quản lý điều hành: Ban hành NĐ 20/2010/NĐ-CP và QĐ 612/QĐ-TTg. Tổng cục chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành, hoặc ban hành theo thẩm quyền nhiều văn bản quản lý điều hành công tác DS-KHHGĐ . Các văn bản đã trình theo chương trình công tác.

Bà Trần Hoa Mai cũng trình bày trước hội nghị về công tác 6 tháng cuối năm
Đối với mục tiêu phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh 0,2‰, ngành DS-KHHGĐ sẽ sớm tổng kết, đánh giá các mô hình can thiệp về cơ cấu dân số, nâng cao chất lượng dân số và việc triển khai các dự án, đề án trong giai đoạn 2006-2010. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng hoạt động và thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch năm 2010. Mặt khác sẽ hoàn thiện để sớm ban hành chiến lược DS-SKSS 2011-2020, CTMTQG DS-KHHGĐ 2011 – 2015, Đề án tổng thể nâng cao CLDS Việt Nam, Kế hoạch hoạt động của Chính phủ thực hiện kết luận số 44-KL/TW.

Đối với công truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi, ngành DS-KHHGĐ yêu cầu đẩy mạnh các hoạt động truyền thông thường xuyên, tổ chức có hiệu quả Chiến dịch đợt II/2010. Bên cạnh đó, sớm hoàn thiện khảo sát đánh giá chiếc lược, tổng kết các mô hình hoạt động, công tác phối hợp. Xây dựng chương trình hành động và Dự án 2011-2015. Đồng thời đánh giá việc đưa giáo dục DS-KHHGĐ vào hệ thống các trường chính trị - hành chính.

Trong 6 tháng cuối năm, ngành DS-KHHGĐ cũng đặt mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ KHHGĐ. Bảo đảm hậu cần và tiếp thị xã hội, cũng như nâng cao chất lượng dân số và cơ cấu dân số. Bên cạnh đó, ngành Ds-KHHGĐ cũng đề ra yêu cầu cần nâng chất lượng dữ liệu chuyên ngành DS-KHHGĐ. Đặc biệt, công tác đào tạo tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cũng được đặt ra trong 6 tháng cuối năm. 

Riêng vấn đề nâng cao năng lực quản lý điều hành công tác, Tổng Cục DS-KHHGĐ yêu cầu các địa phương tiếp tục củng cố và ổn định tổ chức bộ máy, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật  được giao về DS-KHHGĐ và các văn bản hướng dẫn thực hiện và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về lĩnh vực DS-KHHGĐ.


Tiếp nối chương trình hội nghị, ông Nguyễn Quốc Anh-Giám đốc Trung tâm TTTLDS đã báo cáo những phân tích quan trọng về số liệu Tổng điều tra dân số tháng 4 vừa qua. Đáng chú ý là tình trạng dân số của chúng ta luôn tăng trong các kỳ tổ chức tổng điều tra, nhưng đến năm 2009 thì bắt đầu giảm. Phân tích cũng cho thấy số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sẽ đạt cực đại vào giai đoạn 2015-2025. "Mặc dù tốc độ tăng dân số có giảm, nhưng dân số của chúng ta vẫn tiếp tục gia tăng và sẽ đạt mức 100 triệu người vào giữa thế kỷ này"-ông Anh nhận định. 


Phân tích về tỷ lệ tăng dân số, ông Anh đưa ra kết quả phân tích tỷ lệ tăng dân số VN đã đạt mức thấp nhất trong vòng 50 năm qua. Tuy nhiên, về mật độ dân số, ông Anh dựa vào số liệu phân tích cho rằng nước ta có mật độ dân số đông so với nhiều quốc gia.


 
So sánh từ năm 1999 đến 2009, ông Anh đưa ra phân tích giữa các vùng miền cả nước có số người tăng bình quân khác biệt. "Điều này chứng tỏ và thể hiện rõ tác động của di cư"- Giám đốc TTTLDS Quốc Anh nói. 

Về chất lượng dân số và nguồn nhân lực, ông Anh dẫn chỉ số HDI của các nước ASEAN để có sự so sánh, cụ thể như sau : Brunây 0,919; Campuchia 0,575; Indonesia 0,726; Lào 0,608; Malaysia 0,823; Mianma 0,585; Philipin 0,745; Thái Lan 0,786; Xingapore 0,918; Việt Nam 0,718. Từ đó, ông Anh nhận định: "Như vậy, mặc dù đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này nhưng ngay trong khối ASEAN chỉ số HDI của chúng ta cũng chỉ cao hơn 3 nước là Lào, Campuchia và Mianma".

Tổng điều tra cũng cung cấp dữ liệu cho thấy xu thế mất cân bằng giới tính khi sinh. Theo đó, mức mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam đã đi vào ổn định.

"Mặc dù ổn định nhưng đây là ổn định tình trạng đã mất cân bằng. Và đây là phân tích từ tình hình cả nước. Số liệu cho thấy tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại các địa phương còn trầm trọng hơn nhiều"- ông Anh giải thích thêm và cảnh báo. 

Cũng Theo ông Anh, tình trạng dân số Việt Nam đang bước vào "già hóa", dù nền kinh tế ta còn nhiều khó khăn, chưa phát triển. Đây cũng là một bất lợi cho kinh tế quốc gia. Về phân bố dân số thành thị-nông thôn, ông Anh cho rằng tỷ lệ dân số đô thị tăng nhưng còn chậm so với xu thế chung, điều này cho thấy sẽ còn khoảng cách khá lớn VN mới trở thành nước công nghiệp.

Ông Đinh Công Thoan, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch- Tài chính, Tổng Cục DS-KHHGĐ báo cáo về hướng dẫn thực hiện QĐ 612/QĐ-TTg ngày 06/05/2010. 



Theo đó, thực hiện Quyết định số 612/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung kinh phí giải quyết chế độ đối với cán bộ dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) xã, phường, thị trấn phải nghỉ việc do sắp xếp lại tổ chức, Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện như sau:

 1. Đối tượng và điều kiện được hưởng chế độ hỗ trợ nghỉ việc

1.1 Những cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) được hưởng chế độ hỗ trợ nghỉ việc khi đáp ứng đủ điều kiện sau:

a) Bắt đầu làm công tác dân số cấp xã từ ngày 14 tháng 5 năm 2008 trở về trước (thời điểm ký Thông tư số 05/2008/TT-BYT) và phải nghỉ việc làm công tác dân số cấp xã từ ngày 14 tháng 5 năm 2008 trở về sau này (nếu phải nghỉ việc làm công tác dân số cấp xã trước ngày 14 tháng 5 năm 2008 thì không phải do nguyên tắc sắp xếp lại tổ chức, nên không được hưởng chế độ theo Quyết định số 612/QĐ-TTg);

b) Có đủ 3 năm (36 tháng) trở lên làm công tác dân số cấp xã;

c) Không đủ tiêu chuẩn để tuyển dụng thành viên chức làm công tác dân số cấp xã;

Sau khi nghỉ việc làm công tác dân số cấp xã, nếu làm cộng tác viên dân số ở thôn, ấp, bản, làng thì vẫn được giải quyết chế độ hỗ trợ nghỉ việc.

d) Không được bố trí làm công tác khác tại xã (được ghi cụ thể tại mục Hướng dẫn ghi bản khai cá nhân).

1.2. Những trường hợp sau đây không được giải quyết chế độ hỗ trợ nghỉ việc:

a) Là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được hưởng lương theo ngạch bậc lương, làm công tác dân số cấp xã;

b) Là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động được hưởng lương hưu, hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng làm công tác dân số cấp xã;

c) Cán bộ dân số cấp xã không đủ tiêu chuẩn để tuyển dụng thành viên chức nhưng nếu được chấp thuận cho đi học để tiếp tục tuyển dụng làm công tác dân số thì không được giải quyết chế độ hỗ trợ nghỉ việc.
 


2. Cách tính thời gian công tác và số tiền được hưởng hỗ trợ nghỉ việc

2.1. Nếu tham gia công tác liên tục: tính từ khi bắt đầu làm công tác dân số tại xã đến khi nghỉ việc (tính theo tháng, năm).

Ví dụ: ông Nguyễn Văn A làm công tác dân số cấp xã từ tháng 2/2000 đến hết tháng 8/2009 và phải nghỉ việc từ tháng 9/2009. Thời gian công tác của ông Nguyễn Văn A là 8 năm 7 tháng.

2.2. Nếu tham gia công tác gián đoạn: cộng thời gian công tác của các thời kỳ tính theo tháng, năm làm công tác dân số tại xã.

Ví dụ: bà Trần Thị B làm công tác dân số cấp xã qua ba thời kỳ:

Từ tháng 6/1998 đến hết tháng 5/2000, thời gian công tác là 24 tháng,

Từ tháng 6/2003 đến hết tháng 7/2004, thời gian công tác là 14 tháng,

Từ tháng 3/2008 đến hết tháng 5/2010, thời gian công tác là 27 tháng.

Cộng thời gian công tác của bà Trần Thị B là: 24 tháng 14 tháng 27 tháng = 65 tháng (5 năm 5 tháng).

Khi tính thời gian để hưởng hỗ trợ nghỉ việc, nếu có tháng lẻ từ một tháng đến tròn sáu tháng thì được tính tròn là nửa năm; từ trên sáu tháng đến tròn mười hai tháng thì được tính tròn là một năm.

2.3. Số tiền được hưởng chế độ hỗ trợ nghỉ việc: bằng 350.000 đồng/mỗi năm công tác nhân với tổng thời gian công tác tính theo năm.

Ví dụ:

- Ông Nguyễn Văn A thời gian được tính tròn là 9 năm, số tiền được hưởng là: 350.000 đồng/mỗi năm công tác x 9 năm = 3.150.000 đồng.

- Bà Trần Thị B thời gian được tính tròn là 5,5 năm, số tiền được hưởng là: 350.000 đồng/mỗi năm công tác x 5,5 năm = 1.925.000 đồng.
 


3. Trình tự, thủ tục và trách nhiệm thực hiện

3.1. Cán bộ dân số cấp xã phải nghỉ việc

Viết bản khai cá nhân đề nghị giải quyết chế độ hỗ trợ nghỉ việc làm công tác dân số cấp xã theo Mẫu số 1 đính kèm hướng dẫn này.

3.2. Uỷ ban nhân dân cấp xã

- Thông báo và hướng dẫn cán bộ dân số cấp xã phải nghỉ việc do sắp xếp lại tổ chức viết bản khai cá nhân.

- Tiếp nhận, kiểm tra và xác nhận vào bản khai cá nhân, gửi hồ sơ về Trung tâm DS-KHHGĐ cấp huyện.

Vụ trưởng Vụ DS-KHHGĐ, ông Đỗ Ngọc Tấn báo cáo đánh giá về tình hình thực hiên tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai trong thời gian qua và định hướng trong thời gian tới:

 
Về phương tiện tránh thai bao cao su: Năm 2010 chỉ tiêu số người sử dụng BCS tránh thai là 1.679.370 người tương ứng nhu cầu 167,9 triệu chiếc. Trong đó, số BCS cấp miễn phí là 22,7 triệu chiếc, chiếm tỷ lệ 13,5 %; số BCS cần được cung cấp từ thị trường tự do và TTXH ước khoảng 145,2 triệu chiếc, chiếm tỷ lệ 86,5%.
 
- Số lượng và tỷ lệ bao cao su cần cung cấp thông qua kênh thị trường tự do và TTXH khác nhau ở từng khu vực và khác nhau ở từng tỉnh.
 
Tại khu vực Duyên hải miền Trung: 7 tỉnh khu vực này có tỷ lệ là 84,1% tương ứng nhu cầu cần khoảng 15,2 triệu chiếc. Tỷ lệ này đạt cao nhất là Đà Nẵng 96,2% và thấp nhất là Quảng Nam 77,9%.
 
Tại khu vực Tây nguyên:4 tỉnh khu vực này có tỷ lệ thấp nhất trong 7 khu vực là 75,2 % tương ứng nhu cầu cần khoảng 4,4 triệu chiếc. Tỷ lệ này đạt cao nhất là Đắk Lắk 76,9% và thấp nhất là Kontum 69,9%.
 
Tại khu vực miền đông Nam bộ: 8 tỉnh khu vực này có tỷ lệ cao nhất trong 7 khu vực là 94 % tương ứng nhu cầu cần khoảng 38,9 triệu chiếc. Tỷ lệ đạt thấp nhất là Bình phước 80% và Lâm Đồng 82,4%, các tỉnh còn lại đều trên 90%. Khu vực Duyên hải miền Trung: 7 tỉnh khu vực này có tỷ lệ là 84,1% tương ứng nhu cầu cần khoảng 15,2 triệu chiếc. Tỷ lệ này đạt cao nhất là Đà Nẵng 96,2% và thấp nhất là Quảng Nam 77,9%.
 
Tại khu vực đồng bằng sông Cửu long: 13 tỉnh khu vực này có tỷ lệ 87,6% tương ứng nhu cầu cần khoảng 30,2 triệu chiếc. Tỷ lệ đạt thấp nhất là Trà Vinh 79,3% và cao nhất là Cần Thơ 92,9%.
 


Thuốc viên uống tránh thai:
 
Năm 2010 số người sử dụng thuốc viên uống là 1.571 nghìn người, tương ứng nhu cầu là 20,4 triệu vỉ. Trong đó, số thuốc viên cấp miễn phí là theo hướng dẫn của Bộ Y tế là 10,3 triệu vỉ, số còn lại được cung cấp bởi thị trường tự do và TTXH là 10,1 triệu vỉ, chiếm tỷ lệ khoảng 49,7 %.
 
Khu vực đồng bằng sông Cửu long: 13 tỉnh khu vực này có tỷ lệ 87,6% tương ứng nhu cầu cần khoảng 30,2 triệu chiếc. Tỷ lệ đạt thấp nhất là Trà Vinh 79,3% và cao nhất là Cần Thơ 92,9%.
 
Số lượng và tỷ lệ thuốc viên cung cấp thông qua kênh thị trường tự do và TTXH khác nhau ở từng khu vực và khác nhau ở từng tỉnh.
 
Tỷ lệ thuốc viên cung cấp qua kênh thị trường và TTXH đạt cao nhất ở khu vực miền đông Nam bộ là 64,3 % tương ứng nhu cầu 2,8 triệu vỉ; Thấp nhất là khu vực Tây nguyên 30 % tương ứng 354 nghìn vỉ, khu vực miền núi phía bắc là 31 %, tương ứng 914 nghìn vỉ; Khu vực đồng bằng sông Cửu long là 50%, tương ứng 2,9 triệu vỉ.
 
Tỷ lệ thuốc viên cung cấp qua kênh thị trường và TTXH tại Khu vực đồng bằng Bắc bộ là 52,4 %, tương ứng 1,6 triệu vỉ; Khu vực Bắc trung bộ 50,7 %, tương ứng 622 nghìn vỉ; Khu vực duyên hải miền trung 52 %, tương ứng 923 nghìn vỉ. Cao nhất là Thành phố Hồ Chí Minh đạt tỷ lệ 75 %, tương ứng 1,5 triệu vỉ, thấp nhất là Hòa Bình có tỷ lệ 10,9 %, tương ứng 25 nghìn vỉ.
 
Các loại PTTT khác bao gồm dụng cụ tử cung, thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai, màng phim tránh thai, Trung ương giao chỉ tiêu miễn phí đáp ứng đủ nhu cầu số người sử dụng BPTT, việc triển khai TTXH đang trong giai đọan thí điểm.
 
Riêng về tình hình tiếp thị xã hội do Hội KHHGĐ, DK và CCRD thực hiện 6 tháng đầu năm:
 
Về bao cao su tiếp thị xã hội (BCS): BCS OK (do DKT thực hiện): Tổng có 17,1 triệu chiếc, phân phối 10 triệu chiếc. Tồn kho đến 30/6/2010 là 7,1 triệu chiếc.
 
BCS Hello (do VINAFPA thực hiện): Tổng có là 32,2 triệu chiếc. Phân phối được 8,7 triệu chiếc, tồn kho đến 30/6/2010 là 23,5 triệu chiếc.
 
BCS YES (do VINAFPA thực hiện): Tổng có 8,7 triệu chiếc. Phân phối 446 nghìn chiếc, tồn kho 30/6/2010 là 8,2 triệu chiếc. (Số lượng tồn BCS Hello và YES bao gồm tồn kho của Tổng cục)
 
Tổng số BCS TTXH năm 2010 có là 58 triệu chiếc. Số phân phối TTXH trong 6 tháng đầu năm là 19 triệu chiếc, tồn kho 30/6/2010 là 38 triệu chiếc.


Thuốc viên tránh thai tiếp thị xã hội:
 
Thuốc viên Newchoice (DKT thực hiện): Tổng có 1,2 triệu vỉ, phân phối 6 tháng gần 200 nghìn vỉ, tồn kho 30/6/2010 là 1 triệu vỉ.
 
Thuốc viên Microgynon (CCRD thực hiện): Tổng có 2,3 triệu vỉ, phân phối 6 tháng được 1,2 triệu vỉ, tồn kho đến 30/6/2010 là 1,1 triệu vỉ.
 
Tổng số thuốc viên TTXH có 3,6 triệu vỉ. Phân phối trong 6 tháng đầu năm là 1,4 triệu vỉ. Tồn kho đến 30/6/2010 là 2,2 triệu vỉ.
 
Dự kiến kế hoạch mua năm 2010: hơn 10 triệu vỉ TTXH, bao gồm 3 triệu vỉ từ nguồn quay vòng vốn (2 triệu vỉ newchoice và hơn 1 triệu vỉ từ nguồn quay vòng mircogynon) và 7,4 triệu vỉ thuốc viên TTXH mua từ nguồn chương trình MTQGDS-KHHGĐ.
 
Các phương tiện tránh thai tiếp thị xã hội khác:
 
Dụng cụ tử cung: Tổng số có 300 nghìn chiếc TCu380A, đang chờ thương thảo với DKT để thực hiện TTXH 100 nghìn chiếc. Tổng cục DS-KHHGĐ sẽ tiến hành lựa chọn đơn vị có năng lực triển khai TTXH 200.000 chiếc còn lại, nếu không thực hiện TTXH hết, chuyển cấp miễn phí.
 
Thuốc cấy: Tổng số có 1.500 liều cấy, đang chờ thương thảo với DKT để thực hiện TTXH 750 liều. Số 750 liều còn lại, Tổng cục DS-KHHGĐ sẽ lựa chọn đơn vị khác tham gia triển khai TTXH.
 


Thuốc tiêm TTXH:  Tổng số có 520.000 lọ thuốc tiêm viện trợ của UNFPA gồm (1) Lô 211.100 lọ đã được phê duyệt, đang chờ thương thảo với DKT triển khai TTXH 14.000 lọ. Số 197.000 lọ còn lại, Tổng cục sẽ lựa chọn đơn vị khác triển khai TTXH; (2) Lô 308.900 lọ thuốc tiêm, đang chờ phê duyệt. Tổng cục sẽ tổ chức lựa chọn đơn vị có năng lực tham gia TTXH. Trong trường hợp không TTXH hết, chuyển sang cấp miễn phí.

 Màng phim tránh thai (VCF): Tổng số có 70 nghìn liều do Hội KHHGĐ thực hiện sẽ triển khai thí điểm TTXH tại 3 tỉnh/TP là Hải Phòng, Đồng Nai và Bình Dương.
 
Theo ông Đỗ Ngọc Tấn khó khăn, hạn chế về tình hình thực hiện tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai trong thời gian qua còn tồn tại những vấn đề sau:
 
- Một số văn bản hướng dẫn về TTXH chậm, sửa đổi ban hành, như thông tư số 27 TC/VT của BTC ban hành từ năm 1997 và hiện nay không còn phù hợp với thực tiễn. Do vậy, trong quá trình quản lý và hướng dẫn tổ chức thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
 
- Việc TTXH các PTTT tại các vùng nông thôn, đồng bằng (ngoài vùng nghèo, vùng miền núi, biển, đảo) là vẫn rất khó khăn do tâm lý bao cấp còn nặng nề. Nhưng các cơ chế, chính sách định mức hiện hành, chưa khuyến khích cán bộ cơ sở và cộng tác viên DS-KHHGĐ tham gia TTXH.
 


- Các cán bộ nghiệp vụ DS-KHHGĐ các cấp chưa được đào tạo về kỹ năng quản lý và thực hiện TTXH các PTTT, nhiều tỉnh, thành phố chỉ quan tâm tới cấp PTTT miễn phí, không quản lý được số người sử dụng PTTT từ nguồn TTXH và thị trường tự do.
 
- Các nghiên cứu, đánh giá về phân đoạn thị trường PTTT còn thiếu và chưa có tính đại diện. Do vậy, khi xây dựng kế hoạch, chương trình, dự án về đẩy mạnh TTXH các PTTT gặp rất nhiều khó khăn.
 
- Sự phối hợp giữa cơ quan DS-KHHGĐ các cấp và các tổ chức thực hiện TTXH các PTTT còn nhiều hạn chế.
 
-Chưa xây dựng được mô hình triển khai triển khai TTXH các PTTT lâm sàng (dụng cụ tử cung, thuốc tiêm, cấy) và đầu tư ngân sách cho các hoạt động TTXH loại này còn hạn chế.
 
Báo cáo kế hoạch 6 tháng cuối năm, Vụ trưởng Vụ DS-KHHGĐ cho biết:
 
Tiếp tục thực hiện thông báo số 13/TB-TCDS ngày 13/4/2009 về ý kiến chỉ đạo của Lãnh đạo Tổng cục đối với việc đẩy mạnh TTXH các PTTT.


Một số giải pháp cần tập trung đẩy mạnh gồm:
 
Một là, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động, quảng bá về TTXH các PTTT trên thông qua việc đa dạng hoá về hình thức và phương tiện truyền thông, chú trọng tư vấn và truyền thông trực tiếp tại cộng đồng.
 
Hai là, đẩy mạnh TTXH phù hợp với từng địa bàn và khả năng chi trả của khách hàng. Có chính sách, chế độ để khuyến khích người cung cấp và người sử dụng. Tiến hành khảo sát, đánh giá để xây dựng lộ trình tăng giá sản phẩm TTXH phù hợp với sự phát triển KT-XH trong từng giai đoạn.
 

Ba là, tăng cường đào tạo tập huấn về TTXH các PTTT, sớm trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản về quản lý TTXH.



Nội dung và các hoạt động cụ thể:
 
Về phía Tổng cục DS-KHHGĐ:
 
-Tổ chức các hoạt động TTXH do Tổng cục DS-KHHGĐ thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2010, gồm: Tổ chức thiết kế các nhãn hiệu TTXH các loại PTTT; Tổ chức các hội thảo, tập huấn về đẩy mạnh TTXH các PTTT; Xây dựng các chuyên đề về đẩy mạnh TTXH các PTTT trên đài Truyền hình Trung ương.
 
- Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các đề án TTXH các PTTT, gồm: TTXH bao cao su Hello, Yes và màng phim tránh thai do Hội KHHGĐ Việt Nam thực hiện; TTXH thuốc microgynon do (CCRD) thực hiện; TTXH các PTTT lâm sàng do DKT thực hiện; Lựa chọn đơn vị thực hiện TTXH số lượng PTTT lâm sàng do UNFPA viện trợ giai đọan 2009-2010; lựa chọn đơn vị thực hiện TTXH thuốc viên tránh thai khẩn cấp mua từ nguồn ngân sách trong nước...
 

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và trình phê duyệt sửa đổi bổ sung thông tư số 27 TC/VT hướng dẫn quản lý quay vòng vốn TTXH, cơ chế sử dụng tiền bán sản phẩm tiếp thị xã hội các PTTT



- Tiến hành các nghiên cứu, đánh giá phục vụ việc đẩy mạnh TTXH trong thời gian tới, bao gồm: Đánh giá thực trạng an ninh hàng hoá SKSS/KHHGĐ; đánh giá chương trình TTXH hàng hoá SKSS/KHHGĐ; Tổng quan các nghiên cứu về BCS, nghiên cứu phân đọan thị trường và dự báo tổng thể nhu cầu BCS giai đọan 2011-2020 cho chương trình DS-KHHGĐ/SKSS và phòng chống HIV/AIDS
 

- Hướng dẫn Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy mạnh TTXH các PTTT.


Về phía Chi Cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành phố:
 
- Kiện toàn tổ chức bộ máy, mạng lưới TTXH tại tỉnh, thành phố. Thành lập và xây dựng quy chế hoạt động của Ban quản lý dự án TTXH các PTTT của tỉnh, thành phố.
 
- Tổ chức thu thập số liệu về nhu cầu TTXH các PTTT (BCS và thuốc viên) theo từng nhóm đối tượng trên toàn tỉnh, từ đó lập kế hoạch quản lý và điều phối chương trình TTXH tại địa phương bảo đảm thực hiện chỉ tiêu Nhà nước về số người thực hiện BPTT, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền các vấn đề vướng mắc, khó khăn và tham mưu, đề xuất các giải pháp khắc phục.
 
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đánh giá tình hình thực hiện công tác đẩy mạnh TTXH các PTTT tại các tỉnh/TP giai đoạn 2006-2010, đề xuất Kế hoạch thực hiện giai đọan 2011-2015 báo cáo Tổng cục DS-KHHGĐ trong quý III/2010.

Tổng Cục Trưởng Tổng cục Dân số Dương Quốc Trọng đưa ra các nhận xét về tình hình thực hiện công tác DS-KHHGĐ khu vực phía Nam.


 
Ông Trọng đưa ra các điểm khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam để đưa ra những tháo gỡ phù hơp. "Căn cứ vào thực tế cho thấy, tình hình kinh tế xã hội và nhận thức của người dân khác nhau, vì thế, để đoạt hiệu quả cao, cần có chính sách phù hợp cho các vùng miền. Không thể đưa các chính sách cho miền Bắc vào áp dụng ở miền Nam", ông Trọng nói.


Việc sử dụng các biện pháp tránh thai ở khu vực này cũng khác với những khu vực khác. Tại ĐBSCL, 2 biện pháp tránh thai lâm sàng rất hiệu quả, thậm chí vượt chỉ tiêu.

Tiếp thị xã hội ở khu vực này cũng rất tốt. "Do khu vực phía nam quen với thị trường hơn"-TS. Trọng nhận xét. 

TS. Trọng đưa ra nhận xét tiếp tục về tỷ lệ đào tạo tại ĐBSCL: "Tỷ lệ đào tạo rất thấp, thấp nhất cả nước. Có lẽ đây là vùng trũng về đào tạo".

Về dân số, "tại đây tình trạng di cư rất mãnh liệt"-TS. Trọng nói. Ông lấy ví dụ tại Bình Dương thuộc vùng Đông Nam Bộ.

Dưạ trên những nhận xét này, TS. Trọng cho rằng việc phân chia vùng của ngành DS-KHHGĐ không chỉ đơn thuần là phân chia cơ học mà phải dựa trên những đặc điểm từng vùng.

Phần thảo luận được bắt đầu với ông Nguyễn Văn Láng, Chi cục Trưởng Dân số Tiền Giang.



Theo ông Láng, UBND tỉnh Tiền Giang đã có những định hướng cho công tác dân số tỉnh. Tuy nhiên, tỉnh có các trung tâm tư vấn nên các hoạt động.
 
Tuyến huyện, lúc mới thành lập, có 5 biên chế. 2010 tăng thêm 1 biên chế nữa.Chuyển cán bộ chuyên trách về tuyến xã, dự thảo chính sách cho những người không có chính sách.
 
Đối với chuyên trách xã, đạt theo tiêu chuẩn thông tư 05, tuổi đời, công chức chuyển sang, xếp theo ngạch bậc trung cấp, cao đẳng. Trên 10 năm được bậc 3, trên 5 năm năm được bậc 2, dưới 5 năm xếp bậc 1.
 
Trình độ chuyên môn không đạt trung cấp thì vẫn ký hợp đồng nhưng hưởng mức lương sơ cấp. Đối với những anh em chưa đạt chuẩn, báo cáo với UBND hưởng phụ cấp, bảo hiểm y tế.
 
Thành lập ban chỉ đạo xong tại 10 huyện trên địa bàn tình, ở tuyến xã đạt 90%.
 

Việc triển khai các đề án nâng cao chất lượng dân số, Tiền Giang tích cực triển khai sàng lọc trước sinh và sơ sinh.


Ông Hùynh Cao Hải, Chi cục Trưởng chi Cục Dân số Đồng Nai cho biết, Đồng Nai có đặc thù vê di dân công nghiệp và tôn giáo là hai vấn đề quan trọng, liên quan trực tiếp đến các công tác dân số.

Sát nhập khoa sức khỏe sinh sản vào dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên dịch vụ ít quá làm khó các tỉnh thực hiện mô hình này. Làm sao có cơ chế thoáng để đẩy mạnh mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản.
 
Tỷ suất sinh cao, di dân lớn, hiện có 39 khu công nghiệp, trên 5000 ngàn công nhân, “ăn theo” nên kéo theo tỷ suất sinh cao.
 
Thực trạng hiện nay, xin Tổng cục  xã hội hóa các khu công nghiệp vì có nhiều công nhân nữ, nam sống tập trung.

Chi Cục trưởng chi Cục Dân số Bạc Liêu, Châu Tuyết Ngọc cho biết những vướng mắc hiện còn tồn tại.

Theo bà Ngọc, khi giao chỉ tiêu tránh thai, giao dụng cụ tránh thai phải đảm bảo tính chủ động cho địa phương. 
 
Về tổ chức bộ máy, còn nhiều điều chưa phù hợp theo thông tư 05 như chức năng nhiệm vụ của giám đốc trung tâm, gây khó trong việc điều hành. 
 

Bà Ngọc đề nghị Tổng Cục nên xây dựng thêm phòng tư vấn để đảm bào công tác tư vấn-tuyên truyền. Ngoài ra, các trung tâm DS-KHHGĐ nên trực thuộc Sở y tế hoặc một cơ quan khác Chi cục DS-KHHGĐ.


Thay mặt Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ông Nguyễn TườngSơn, Phó Vụ Trưởng Vụ Lao động - Văn xã cho biết, với chức năng tham mưu cho Chính phủ về các chỉ tiêu cho công tác DS-KHHGĐ, thời gian qua Bộ KH&ĐT đã kết hợp chặt chẽ với Bộ Y tế.
 

 
Trong những năm qua, ngành y tế, dân số gặp một số khó khăn, thay đổi tổ chức bộ máy, cán bộ. Nhờ sự tham mưu của ngành dân số với chính phủ có những tháo gỡ kịp thời. 60/63 tỉnh giao giảm mức sinh, điều chỉnh các mục tiêu cơ bản được khắc phục. Tham mưu cho các tỉnh địa phương sử dụng nguồn kinh phí địa phương cho dân số.
 
Vai trò tham mưu của ngành dân số rất quan trọng, 6 tháng đầu năm nay đã làm tốt công tác giảm sinh, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, triển khai các biện pháp can thiệp giảm dị tật trẻ sơ sinh.
 
Tuyến xã đang có những tham mưu cho chính phủ, hy vọng trong thời gian tới ngành y tế phối hợp với các ngành liên quan ổn đinh cho dân số tuyến xã.
 
Đối với nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, dân số đẩy nhanh đồng bộ kế hoạch hóa gia đình, các mô hình can thiệp rất quan trọng.
 
Năm nay là năm bản lề, kết thúc 5 năm 2006-2010, xây dựng kế hoạch 2010-2015, giai đoạn này chúng ta đề xuất chiến lược kế hoạch tương xứng.
 
Mô hình người nghèo cần có những chính sách xóa đói giảm nghèo, có những can thiệp xác định từng đối tượng để có hướng đề xuất.


Đại diện Bộ Tài chính, ông Vũ Văn Thao, Trưởng phòng Sự nghiệp Y tế xã hội phát biểu tại hội nghị.
 
Theo ông Thao, ngành DS-KHHGĐ đã đạt được nhiều chỉ tiêu ấn tượng trong thời gian qua, đặc biệt là sự dụng hiệu quả các nguồn kinh phí. Đến nay đã khắc phục được tình trạng địa phương nhận được kinh phí phục vụ công tác DS-KHHGĐ từ TW bằng hoặc hơn lượng kinh phí được phân bổ từ địa phương.
 
Ông Thao cũng nêu vấn đề tổ chức bộ máy, theo đó về phía Bộ Y tế, Tổng cục Ds-KHHGĐ cần làm việc thêm với Bộ Nội vụ giải quyết chế độ cho những cán bộ đã cống hiến cho ngành.
 

Về nhiệm vụ 6 tháng cuối năm, ông Thao đề nghị bám sát những đề án đã nêu trong báo cáo. Liên quan đến quyết định 612, ông Thao cũng đề nghị các địa phương kiểm tra, đôn đốc nhằm thực hiện sớm, thực hiện tốt đảm bảo quyền lợi anh chị em ngành dân số. Ông Thao cũng nêu một số ý kiến về các chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ cũng như đề án Biển-Đảo của ngành DS-KHHGĐ. Đồng thời, ông Thao cũng hy vọng sẽ lắng nghe nhiều ý kiến phản hồi từ các địa phương nhằm sớm khắc phục những tồn tại trong thời gian tới.


Bà Hoàng Minh Thoa, Vụ phó Vụ Tài Chính Tiền tệ, đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết về các vấn đề liên quan đến việc kết hợp giữa bộ Tài chính - Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Y tế.



Chương trình Dân số - Kế hoạch hoá gia đình (DS- KHHGĐ) Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ trong tuổi sinh đẻ) đạt mức sinh thay thế bào năm 2005, đến năm 2008 đạt 2,08 con.

Ông Hồ Chí Hùng, Chánh Văn Phòng Tổng cục Dân số _ KHHGĐ

Tỷ lệ phát triển dân số là 1,2% năm 2008, thấp nhất trong vòng 50 năm qua; tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai đã đạt mức cao nhất vào năm 2008 là 79,5%, trong đó tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại là 68,8% và dự kiến đạt chỉ tiêu chiến lược vào năm 2010 là 70%.

Hội nghị sơ kết công tác dân số KHHGĐ 6 tháng đầu năm sẽ rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2010 cho hoạt động của công tác DS-KHHGĐ các tỉnh khu vực phía Nam.
Nhóm phóng viên thực hiện tường thuật trực tuyến tại Hội nghị

Chương trình buổi sáng của hội nghị kết thúc lúc 12:00. Chiều nay các đại biểu sẽ thảo luận ở tổ. Ngày 1/7, các đại biểu sẽ tập trung đánh giá một năm triển khai Đề Án 52.

Nội dung của các tổ thảo luận chiều nay và chương trình Đề án 52 ngày mai, báo Gia đình sẽ tiếp tục cử phóng viên viết bài đưa tin trên báo in và báo điện tử.

Công ty TNHH Dược & TTB y tế Á Đông
hân hạnh tài trợ chương trình trực tuyến


                                        

Công ty chuyên cung cấp các mặt hàng thuốc phụ khoa và các sản phẩm phục vụ cho chiến dịch chăm sóc SKSS - KHHGĐ.
Hotline: 0918086366

Văn phòng phía Nam - Báo Gia đình và Xã hội (thực hiện)
thuha
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là tiền sản giật thường gây ra vấn đề cho hệ tuần hoàn của mẹ bầu, làm giảm lượng chất dinh dưỡng mà em bé nhận được. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và lành mạnh.

Top