Hà Nội
23°C / 22-25°C

Triển khai nghị quyết của Đảng về công tác dân số trong tình hình mới: Chuyển trọng tâm vẫn tiếp tục kế hoạch hóa gia đình

Thứ ba, 09:15 14/11/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII chỉ đạo tiếp tục chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển. Đặc biệt, Nghị quyết nhấn mạnh: Tiếp tục củng cố mạng lưới dịch vụ KHHGĐ. Tăng cường kết nối, hợp tác với các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập. Đổi mới phương thức cung cấp, đưa dịch vụ tới tận người sử dụng; thúc đẩy cung cấp dịch vụ qua mạng.


Cần đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, đưa dịch vụ tới tận người dân. Ảnh: T.G

Cần đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, đưa dịch vụ tới tận người dân. Ảnh: T.G

Chú trọng giải quyết toàn diện

Có thể thấy, việc chuyển trọng tâm từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển mà Nghị quyết đã chỉ rõ là nhằm “chú trọng giải quyết toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tố kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và đảm bảo phát triển nhanh, bền vững”.

TS Lê Cảnh Nhạc, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết: Trước đây, do tốc độ gia tăng dân số quá nhanh, nhằm mục đích cao nhất là giảm sinh nên công tác dân số tập trung vào nội dung chính là KHHGĐ, vận động người dân sinh từ một đến hai con nhằm kiểm soát quy mô dân số. Hiện nay, Việt Nam đã khống chế thành công tốc độ gia tăng dân số, sớm đạt và duy trì mức sinh thay thế. Chính vì vậy, đòi hỏi công tác dân số không chỉ tập trung về nội dung KHHGĐ mà cần phải giải quyết toàn diện các vấn đề về quy mô dân số, cơ cấu dân số, chất lượng dân số, phân bố dân số, hài hòa với phát triển kinh tế - xã hội. “Tuy nhiên, cần phải nhận thức rõ rằng, chuyển trọng tâm công tác dân số từ KHHGĐ sang Dân số và Phát triển không có nghĩa là xem nhẹ công tác KHHGĐ mà đây vẫn là nội dung hết sức quan trọng, bởi quy mô phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của nước ta vẫn còn rất cao, nhu cầu về cung ứng các dịch vụ về KHHGĐ vẫn rất lớn mà hiện nay chúng ta vẫn chưa đáp ứng được”, TS Lê Cảnh Nhạc nhấn mạnh.

Theo bà Đặng Quỳnh Thư, Vụ trưởng Vụ Quy mô dân số (Tổng cục DS-KHHGĐ), trong những năm gần đây, mức sinh đã tăng lên đáng kể trên phạm vi cả nước, song vẫn dao động xung quanh mức sinh thay thế. Tuy nhiên, việc mức sinh tăng lên không diễn ra đồng đều giữa các khu vực và các nhóm đối tượng. Cụ thể, trong 6 khu vực trên cả nước, mức sinh tăng lên nhiều chủ yếu thuộc khu vực phía Bắc (Trung du và miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung). Ba khu vực còn lại, trong đó có hai khu vực có mức sinh dưới mức sinh thay thế (Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long) mức sinh không tăng lên hoặc tiếp tục giảm. Vì vậy, theo bà Thư thời gian tới, việc thực hiện các mục tiêu về quy mô dân số và KHHGĐ vẫn tiếp tục là một nội dung quan trọng của công tác dân số. Theo đó, các địa phương cần tăng cường theo dõi sát diễn biến về mức sinh và sử dụng các biện pháp KHHGĐ để có kế hoạch và biện pháp giải quyết cụ thể.

Đa dạng hóa các phương tiện tránh thai

Để công tác KHHGĐ đạt hiệu quả cao, cần tăng cường cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến người dân, trong đó đảm bảo an ninh hàng hóa phương tiện tránh thai (PTTT). Có thể thấy, PTTT đã góp phần quan trọng vào việc KHHGĐ và ổn định mức sinh trong những năm vừa qua. Nhờ đa dạng hóa về chủng loại, tăng cường về số lượng và chất lượng, đến nay, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) ở nước ta luôn ở mức 76,2%.Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ đang bộc lộ nhiều hạn chế, đòi hỏi những phương pháp, cách tiếp cận mới.

Từ khi bắt đầu chương trình DS – KHHGĐ đến những năm gần đây, để giảm tốc độ gia tăng dân số nhanh, Việt Nam thực hiện chính sách bao cấp cho người dân khi sử dụng dịch vụ tránh thai. Theo đó, ngân sách Nhà nước chi trả cho cơ sở y tế công lập từ PTTT đến các vấn đề liên quan như chi phí dịch vụ KHHGĐ, sức khỏe sinh sản. Trong thời gian này, 80% phương tiện tránh thai tại Việt Nam được hỗ trợ từ nguồn vốn ODA của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Nhưng từ năm 2011, khi Việt Nam trở thành quốc gia có thu nhập trung bình, các nhà tài trợ quốc tế chuyển trọng tâm hỗ trợ sang lĩnh vực khác hoặc quốc gia khác, đến nay chưa có nhà tài trợ quốc tế nào cam kết nguồn vốn ODA để hỗ trợ PTTT cấp miễn phí cho người dân như trước đây. Do đó, ngân sách Nhà nước thay thế nguồn vốn ODA mua PTTT, nhằm tránh cho Việt Nam rơi vào tình trạng thiếu hụt. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, việc thiếu hụt các PTTT trong chương trình DS - KHHGĐ có thể dẫn tới tăng số phụ nữ mang thai hay số sinh con ngoài ý muốn, tăng số ca phá thai hay tăng dân số, nhất là vùng mức sinh cao, mức sinh chưa ổn định. Tình trạng này sẽ tạo ra gánh nặng về kinh tế đối với cá nhân, gia đình và xã hội, đồng thời tạo áp lực lên hệ thống chăm sóc sức khỏe nhân dân và an sinh xã hội của Việt Nam.

Mặc dù một số đối tượng vẫn được cung cấp BPTT miễn phí, nhóm còn lại tự chi trả cho dịch vụ và PTTT, nhưng nhìn trên diện rộng, cơ hội tiếp cận PTTT vẫn hạn chế về số lượng, chủng loại và nơi cung cấp. Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, nhu cầu tránh thai chưa được đáp ứng, còn chiếm tỷ lệ cao 11,2% trong nhóm phụ nữ có chồng, 22,7% trong nhóm phụ nữ chưa chồng và 34,3% trong nhóm thanh niên, vị thành niên.

Do đó, để giữ vững được mức sinh thay thế và chuyển trọng tâm công tác dân số, Tổng cục DS-KHHGĐ chú trọng, tập trung vào công tác đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ được duy trì đẩy mạnh theo hướng đa dạng hóa các BPTT và mở rộng các kênh cung ứng phương tiện tránh thai, dịch vụ SKSS/KHHGĐ, đồng thời tiếp tục triển khai Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch cụ SKSS/KHHGĐ đến vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có mức sinh cao. Đồng thời, tập trung “Tăng cường kết nối, hợp tác với các cơ sở cung cấp dịch vụ ngoài công lập. Đổi mới phương thức cung cấp, đưa dịch vụ tới tận người sử dụng; thúc đẩy cung cấp dịch vụ qua mạng” như Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đề ra.

Xã hội hóa phương tiện tránh thai

Ước tính nhu cầu ngân sách giai đoạn 2011-2020, Việt Nam cần khoảng 3.132 tỷ đồng (150 triệu USD) để mua PTTT phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Tuy nhiên, trong 3 năm 2012-2014, tổng ngân sách phân bổ cho việc mua sắm PTTT chỉ là 254 tỷ đồng, chưa đáp ứng được 1/10 nhu cầu.

Với xu thế phát triển nhanh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa như hiện nay, ngân sách Nhà nước không thể tiếp tục “bao cấp” cho tất cả các đối tượng, nhất là người có khả năng chi trả, người sử dụng dịch vụ có chất lượng cao. Trên thực tế, một bộ phận người dân tại khu vực đô thị và nông thôn phát triển đã và đang tự chi trả cho dịch vụ y tế có chất lượng cao, trong đó bao gồm hàng hóa và phí dịch vụ y tế trong lĩnh vực SKSS/KHHGĐ.

Cần tổ chức KHHGĐ theo phương thức mới

GS Nguyễn Đình Cử, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Nghiên cứu Dân số, Gia đình và Trẻ em phân tích: “Nếu trước đây, chính sách DS-KHHGĐ chỉ tập trung vào một nội dung là KHHGĐ với mục tiêu giảm sinh, thì nay chính sách dân số mới với 6 nội dung, tức là với phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đây là một chủ trương mới và rất lớn của Đảng.

Hai là, chuyển trọng tâm, chứ không phải là “từ bỏ KHHGĐ” mà KHHGĐ được thực hiện theo phương thức mới. Trong định hướng chính sách dân số mới, “duy trì mức sinh thay thế” là nội dung đầu tiên. Để trung bình số con của mỗi bà mẹ khoảng 2,0-2,1, đương nhiên phải áp dụng các biện pháp KHHGĐ, tức là không thể “từ bỏ KHHGĐ”. Vấn đề là cần tổ chức KHHGĐ theo phương thức mới. Đó là “giảm sinh ở những tỉnh, thành phố có mức sinh còn cao; duy trì kết quả đã đạt được ở những tỉnh, thành phố đạt mức sinh thay thế; thực hiện mỗi cặp vợ chồng nên sinh đủ 2 con ở những nơi có mức sinh thấp”. Do đó, việc truyền thông, phương thức cung cấp phương tiện, dịch vụ cũng phải khác nhau giữa các địa phương này.

Hà Thư

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top