Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thành phố Hà Nội kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7: Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng dân số

Thứ năm, 08:34 06/07/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới năm nay (11/7), Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) lựa chọn một chủ đề cấp thiết mang tính quốc tế để kêu gọi sự quan tâm chú ý của toàn cầu: “Kế hoạch hóa gia đình: Nâng cao vị thế con người và phát triển đất nước phồn vinh”. Hòa trong không khí chung đó, ngày 6/7, Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ TP Hà Nội tổ chức Lễ mit-tinh kỷ niệm ngày này.

Bảo vệ quyền của thanh niên, vị thành niên và đầu tư cho tương lai của các em bằng việc cung cấp giáo dục có chất lượng, kỹ năng sống. Ảnh: Hạnh Mai
Bảo vệ quyền của thanh niên, vị thành niên và đầu tư cho tương lai của các em bằng việc cung cấp giáo dục có chất lượng, kỹ năng sống. Ảnh: Hạnh Mai

Đầu tư mạnh cho công tác DS-KHHGĐ

Cùng với cả nước, TP Hà Nội luôn quan tâm và coi trọng công tác DS-KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS). Trong những năm qua, các cấp uỷ Đảng, chính quyền từ thành phố đến cơ sở đã kiên trì chỉ đạo công tác dân số, đầu tư cho mục tiêu ổn định quy mô, cơ cấu dân số, từng bước nâng cao chất lượng dân số, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô và đất nước.

TP Hà Nội là một trong những địa phương chú trọng đầu tư kinh phí cho công tác DS-KHHGĐ. Những năm trước đây, theo Nghị quyết của thành phố, Hà Nội đầu tư 5.000 đồng/người dân cho công tác DS-KHHGĐ. Bắt đầu từ năm 2017, mức đầu tư cho công tác DS-KHHGĐ là 8.000 đồng/người dân.

Với sự quan tâm đầu tư lớn, công tác DS-KHHGĐ tại TP Hà Nội không những góp phần làm giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến việc giảm tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, đồng thời giảm số ca tử vong mẹ và tử vong trẻ em… Hiện nay, Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế và công tác DS-KHHGĐ đang chuyển hướng từ DS-KHHGĐ sang Dân số và Phát triển.

Tại Hà Nội, nhiều mô hình được duy trì và nhân rộng tại các địa bàn trên toàn thành phố như mô hình chăm sóc SKSS vị thành niên, thanh niên; mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân. Ngoài ra, hàng năm các ngành, đoàn thể thành viên Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thành phố đã triển khai các hoạt động chăm sóc SKSS/KHHGĐ trên địa bàn như: Liên đoàn Lao động, Hội Kế hoạch hóa gia đình tổ chức các buổi truyền thông kiến thức SKSS/KHHGĐ cho các đối tượng là phụ nữ quanh tuổi mãn kinh, nam giới, vị thành niên thanh niên, công nhân lao động trong các khu công nghiệp; Thành đoàn Hà Nội tổ chức truyền thông chăm sóc SKSS/KHHGĐ và các bệnh lây truyền qua đường tình dục cho các đoàn viên, thanh niên; Hội Nông dân và Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố truyền thông chính sách DS-KHHGĐ, kiến thức chăm sóc SKSS/KHHGĐ, bình đẳng giới cho cán bộ và phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ…

Đầu tư cho tương lai, nâng cao chất lượng dân số

Tăng cường công tác truyền thông cho người dân, nâng cao chất lượng dân số. Ảnh: H.M
Tăng cường công tác truyền thông cho người dân, nâng cao chất lượng dân số. Ảnh: H.M

Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ các quận, huyện, thị xã đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách dân số của Đảng, Nhà nước và thành phố; ban hành các kế hoạch thực hiện Chiến lược DS và SKSS, đảm bảo các mục tiêu, chỉ tiêu của thành phố và quận, huyện đề ra.

Mặc dù vậy, công tác dân số ở Thủ đô vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn thách thức. Do cơ cấu dân số trẻ nên hàng năm, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn ở mức cao, góp phần làm tăng số sinh của thành phố; tốc độ gia tăng dân số cơ học hàng năm ở mức cao, góp phần làm tăng quy mô dân số. Quy mô dân số lớn, địa bàn dân cư rộng, dân trí không đồng đều, nhận thức và tâm lý muốn có nhiều con và thích có con trai đang là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao. Tỷ lệ phá thai, bao gồm cả phá thai ở vị thành niên, thanh niên còn cao. Tình trạng phá thai lặp lại còn khá phổ biến. Tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát còn khá cao, dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ đến các đối tượng còn một số hạn chế.

Thực tế cho thấy, thanh niên và vị thành niên là những đối tượng phải đương đầu với nhiều nguy cơ và thử thách liên quan đến SKSS, sức khỏe tình dục như:Thiếu kiến thức, kỹ năng cần thiết để chăm sóc bản thân; tình trạng vị thành niên, thanh niên có thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn, mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhiễm HIV/AIDS. Do vậy, công tác DS - KHHGĐ trong thời gian tới sẽ tích cực triển khai bằng các nhiệm vụ trọng tâm như: Tiếp tục triển khai Kết luận số 119-KL/TƯ ngày 4/1/2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TƯ của Bộ Chính trị khóa IX về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS –KHHGĐ; tiếp tục triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và hoạt động của Chiến lược DS và SKSS đến năm 2020; các ngành thành viên Ban Chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ thành phố, các quận, huyện, thị xã tập trung thực hiện Nghị quyết số 15/2016/NQ-HĐND ngày 06/12/2016 của HĐND thành phố về một số giải pháp tăng cường công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, thời gian tới, Hà Nội cũng đặc biệt chú trọng nâng cao nhận thức của mỗi cặp vợ chồng, vị thành niên và thanh niên; bảo vệ quyền của thanh niên, vị thành niên và đầu tư cho tương lai của các em bằng việc cung cấp giáo dục có chất lượng, kỹ năng sống; tiếp cận với giáo dục SKSS và giáo dục tình dục toàn diện bao gồm: Giới, bình đẳng giới và quyền sinh sản là hết sức cần thiết cho sự phát triển của thanh niên, vị thành niên, gia đình và cộng đồng.

Triển khai nhiều mô hình nâng cao chất lượng dân số

Năm 2016, TP Hà Nội có tỷ suất sinh đạt 15,7‰ (giảm 0,1‰ so với năm 2015). Số sinh con thứ ba trở lên đạt tỷ lệ 6,77% (giảm 0,36% so với năm 2015). Tỷ số giới tính khi sinh là 114 trẻ trai/100 trẻ gái.

Về nâng cao chất lượng dân số Thủ đô, tỷ lệ sàng lọc trước sinh: 72% số bà mẹ mang thai, tỷ lệ sàng lọc sơ sinh đạt 82,00% số trẻ sinh ra. 30/30 quận, huyện triển khai nhiều mô hình nâng cao chất lượng dân số như: Mô hình chăm sóc SKSS vị thành niên, mô hình khám sức khỏe tiền hôn nhân, mô hình chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai đạt 76% (đạt chỉ tiêu giao), tổng số người mới áp dụng biện pháp tránh thai là 379.444 (đạt 116,9% chỉ tiêu giao); giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh sản so với cùng kỳ.

Vào năm 2016, các biện pháp tránh thai do UNFPA cung cấp có khả năng ngăn ngừa được 11,7 triệu trường hợp mang thai ngoài ý muốn, gần 3,7 triệu ca nạo phá thai không an toàn và góp phần ngăn ngừa khoảng 29.000 ca tử vong mẹ. Tuy nhiên, tính tới thời điểm hiện tại, khoảng 255 triệu phụ nữ trên toàn thế giới, trong đó có khoảng 12,7 triệu trẻ em gái vị thành niên có nhu cầu về KHHGĐ hiện đại nhưng chưa được đáp ứng.

Ở các quốc gia phát triển, ước tính hàng năm có khoảng 14,5 triệu trẻ em gái tuổi từ 15-19 đã sinh con. Việc tiếp cận phổ cập với các dịch vụ KHHGĐ tự nguyện có thể giảm 1/3 số ca tử vong mẹ và giảm 20% tỷ lệ tử vong trẻ em. Để đáp ứng được các nhu cầu về biện pháp tránh thai hiện đại cho tất cả 877 triệu phụ nữ ở các nước phát triển, tính trung bình mỗi năm chúng ta cần chi tiêu 11USD cho mỗi khách hàng sử dụng các dịch vụ tránh thai (cung cấp các biện pháp và dịch vụ tránh thai cho người sử dụng). Đầu tư cho KHHGĐ còn tạo ra những đóng góp to lớn, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao lợi tức dân số và góp phần tăng tiềm năng kinh tế của quốc gia.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top