Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thanh Hóa: Hệ thống dân số ở cơ sở tê liệt sau vụ 559 cán bộ mất việc

Thứ ba, 06:22 28/07/2020 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Như Báo Gia đình & Xã hội đã đưa tin, vụ việc 559 cán bộ dân số bán chuyên trách cùng với hàng nghìn cộng tác viên bỗng dưng bị “mất việc” khiến việc thực hiện các nhiệm vụ về DS-KHHGĐ tại Thanh Hóa gặp rất nhiều khó khăn; thậm chí không thể triển khai được kế hoạch trong Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số tại cơ sở.

Thanh Hóa: Hệ thống dân số ở cơ sở tê liệt sau vụ 559 cán bộ mất việc - Ảnh 1.

Lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa nói chuyện với cán bộ dân số cơ sở tại xã Mỹ Tân, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: PV

Hệ thống dân số cơ sở bị tê liệt

Giai đoạn trước năm 2019, hệ thống cán bộ dân số được kiện toàn tương đối đầy đủ: Chi cục DS-KHHGĐ trực thuộc Sở Y tế thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về dân số trên địa bàn tỉnh, 27 trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thị xã, thành phố; 635 cán bộ dân số xã; 7.435 cộng tác viên dân số tại thôn, bản, tổ dân phố (mỗi thôn, bản, tổ dân phố có 1 cộng tác viên dân số).

Đến năm 2019, Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thị xã, thành phố được sáp nhập vào Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố theo Quyết định số 1683/QĐ-UBND ngày 7-5-2019 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tổ chức lại Trung tâm Y tế cấp huyện, thị xã, thành phố trên cơ sở sáp nhập Trung tâm DS-KHHGĐ huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ và Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố trực thuộc Sở Y tế; thành lập Phòng Dân số - Truyền thông giáo dục sức khỏe, mỗi phòng có 5 - 6 cán bộ.

Trước năm 2019, toàn tỉnh có 7.435 cộng tác viên dân số tại thôn, bản, tổ dân phố, trung bình mỗi cộng tác viên phụ trách từ 100 - 300 hộ, được hưởng phụ cấp 100.000 đồng/người/tháng. Đến năm 2019, theo Quyết định số 3508/QĐ-UBND ngày 19-9-2018, giao chức năng, nhiệm vụ công tác dân số do các cộng tác viên dân số đang đảm nhiệm sang cho nhân viên y tế thôn, bản đảm nhiệm chỉ còn 3.887 nhân viên y tế thôn, bản kiêm nhiệm công tác dân số; tại các khu phố không có nhân viên y tế thì cũng không có cán bộ theo dõi công tác dân số.

Đến năm 2020 chỉ còn 288 nhân viên y tế (kiêm nhiệm công tác dân số) tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn, không còn chức danh cán bộ dân số xã theo Nghị quyết số 232/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Theo đó, 635 cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ trước năm 2020 (sau khi sáp nhập thôn, xã còn 559 người được hưởng phụ cấp bằng 0,7 mức lương cơ bản). 100% cán bộ dân số xã có bằng chuyên môn từ trung cấp trở lên và hầu hết đã được đào tạo kiến thức cơ bản về DS-KHHGĐ 3 tháng người và có thời gian công tác hơn chục năm cũng "bỗng dưng" mất việc.

Ông Lê Tiến Toàn, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hoằng Hóa cho biết: "Là huyện có địa bàn rộng lớn, đội ngũ cộng tác viên vô cùng quan trọng góp phần quyết định đến việc hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, năm 2019 số cộng tác viên trên giao chức năng nhiệm vụ sang cho nhân viên y tế thôn. Đến năm 2020 y tế thôn không còn, đội ngũ 37 cán bộ dân số không chuyên trách bị nghỉ việc khiến công tác dân số trên địa bàn huyện bị tê liệt hoàn toàn".

Tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo tháo gỡ

Thanh Hóa: Hệ thống dân số ở cơ sở tê liệt sau vụ 559 cán bộ mất việc - Ảnh 2.

Cán bộ dân số tuyên truyền, tư vấn tại hộ gia đình ở xã Định Tường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

Sự xáo trộn, tinh giảm đột ngột của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số trong thời gian qua đã tác động không nhỏ đến thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Công tác truyền thông bị gián đoạn, thông tin dữ liệu dân số cập nhật chậm và không đầy đủ... Trong khi đó nhiều mục tiêu về dân số chưa đạt như: Mức sinh cao và chưa đồng đều ở một số khu vực, phân bố dân cư còn thiếu hợp lý, chất lượng dân số chưa cao... Kết quả giảm sinh chưa bảo đảm được tính bền vững, tỷ suất sinh còn chênh lệch giữa các vùng, miền: Vùng ven biển, vùng đồng bào công giáo mức sinh còn cao tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng sinh trở lại.

Theo Quyết định số 588/QĐ-TTg ngày 28-4-2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt "Chương trình điều chỉnh mức sinh phù hợp các vùng, đối tượng đến năm 2030", Thanh Hóa là một trong 33 tỉnh, thành phố có mức sinh cao. Tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở nhóm cao trong cả nước... Tuổi thọ người dân ngày càng cao, vì vậy mặc dù vẫn đang ở thời kỳ "cơ cấu dân số vàng" nhưng tốc độ già hóa dân số đang tăng nhanh - người trên 60 tuổi và trên 65 tuổi trong tổng dân số ngày càng tăng. Di dân có xu hướng gia tăng từ nông thôn ra thành thị và các khu công nghiệp gây áp lực đối với đô thị, thiếu hụt lao động nơi đi, khó quản lý nơi đến... có nhiều nguyên nhân trong đó chính quyền một số nơi buông lỏng quản lý, thỏa mãn với kết quả đạt được của công tác giảm sinh, chưa nhận thức đầy đủ về công tác dân số và phát triển dẫn đến thiếu tập trung lãnh đạo, chỉ đạo.

Trước thực trạng việc sắp xếp lại bộ máy tổ chức cán bộ, các cơ quan chuyên môn có nhiều biến động, thiếu sự đồng bộ ở các địa phương, ngày 8/5/2018, Bộ Y tế đã có Văn bản 2509/BYT-TCDS gửi sở y tế các tỉnh, thành phố có hướng xử lý về vấn đề này. Đến ngày 3/8/2018, Bộ Y tế ban hành Công văn số 4480/BYT-TCDS gửi UBND các tỉnh, thành phố về ổn định tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở. Công văn số 4480 nêu: Tại tuyến xã giao cho trạm y tế thực hiện nhiệm vụ về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn xã. Ở những nơi đã tuyển dụng viên chức dân số xã, có thể giao cho trạm y tế quản lý. Những nơi chưa tuyển dụng được viên chức dân số xã, thì cử viên chức trạm y tế hoặc bố trí cán bộ không chuyên trách xã thực hiện công tác DS-KHHGĐ.

Ngày 17/3/2020, Văn phòng Chính phủ có Văn bản số 2048 về việc bổ sung biên chế sự nghiệp y tế cho Thanh Hóa, tổng số 2.911 biên chế. Theo đó, yêu cầu Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, UBND các tỉnh thống kê, làm rõ chức danh cán bộ chuyên trách dân số tại trạm y tế xã. Trên cơ sở đó, đề xuất bổ sung số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập (biên chế sự nghiệp y tế) để thực hiện việc chuyển đổi nhân viên y tế hợp đồng lao động tại các trạm y tế cấp xã thành nhân viên chính thức.

Đến ngày 22/5 vừa qua, Bộ Y tế có Công văn số 2822/BYT-TCDS, về việc ổn định tổ chức, bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ, trong đó có nội dung nêu rõ: Tại tuyến xã, đối với viên chức chuyên trách dân số xã, giao cho trạm y tế thực hiện nhiệm vụ về công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn xã. Những tỉnh/thành phố đã tuyển dụng viên chức chuyên trách dân số xã thì giao cho trạm y tế quản lý. Đối với những tỉnh/thành phố chưa tuyển dụng được viên chức chuyên trách dân số xã thì chỉ đạo Sở Y tế phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức tuyển dụng hoặc bố trí cán bộ không chuyên trách xã thực hiện nhiệm vụ công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn xã. Nhiệm vụ của viên chức chuyên trách dân số xã thực hiện theo Công văn số 4480/BYT-TCDS ngày 3/8/2018 của Bộ Y tế.

Hiện nay, chúng tôi đã tham mưu cho Sở Y tế đề xuất với tỉnh về tổ chức, bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ. Theo đó, đối với cán bộ dân số xã giao cho trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện công tác dân số".

Trước thực trạng trên, ngày 23/6 vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 8227/UBND-VX, về việc tham mưu ổn định tổ chức, bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ theo chỉ đạo của Bộ Y tế tại Công văn số 2822/BYT-TCDS. Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở: Tài chính, KH&ĐT và các đơn vị liên quan, căn cứ các quy định pháp luật hiện hành, chỉ đạo của Bộ Y tế và các văn bản có liên quan, xem xét đề nghị của Sở Y tế tại Công văn số 1707/SYT-TCCB ngày 15/6/2020, tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp ổn định tổ chức, bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ; bảo đảm phù hợp tình hình thực tế của địa phương, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ về công tác dân số trong tình hình mới, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

Hi vọng với sự chỉ đạo trên đội ngũ cán bộ bán chuyên trách cơ sở sớm ổn định công việc, họ không còn chạnh lòng mỗi khi nhắc đến công việc, góp phần hoàn thành các mục tiêu Quốc gia về dân số.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Đình Tuấn, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Khoảng trống trong đội ngũ cán bộ từ thôn bản đến xã gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động công tác Dân số và Phát triển ở cơ sở như: Công tác thu thập, cập nhật thông tin ban đầu về biến động dân số đi, đến, sinh, chết, sàng lọc trước sinh... Tổng hợp số liệu thống kê, báo cáo từ thôn lên xã, từ xã lên huyện, công tác truyền thông, tuyên truyền cung cấp cho người dân về Dân số và Phát triển bị gián đoạn, ảnh hưởng trực tiếp đến triển khai thực hiện Kế hoạch công tác Dân số và Phát triển năm 2020, thậm chí khó có thể triển khai thực hiện được kế hoạch trong Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số tại cơ sở năm 2020 và những năm tiếp theo. Là người công tác lâu năm trong ngành Dân số, bản thân tôi rất thấu hiểu những khó khăn, vất vả của đội ngũ cán bộ dân số. Mong sao các ngành chức năng sớm giải quyết chế độ cho đội ngũ cộng tác viên một cách thỏa đáng, nhanh chóng kiện toàn bộ máy dân số cơ sở.

 Gia Hân

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Bị dị tật tử cung đôi có sinh con được không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật cho một bé gái có 2 buồng tử cung, 2 cổ tử cung. Đây là dị tật bẩm sinh cơ quan sinh dục hiếm gặp nhưng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ.

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chịu áp lực tài chính không nhỏ khi nuôi con tại thành phố lớn, nhiều gia đình tiết kiệm hơn trăm triệu đồng mới dám sinh con.

Vợ mới sinh, nam thanh niên ‘ra ngoài giải tỏa’: Bác sĩ vừa khám vừa thốt lên "Tôi cũng ạ cậu"

Vợ mới sinh, nam thanh niên ‘ra ngoài giải tỏa’: Bác sĩ vừa khám vừa thốt lên "Tôi cũng ạ cậu"

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sau khi xuất hiện nhiều nốt lạ ở vùng kín, nam thanh niên đi khám và phát hiện mắc sùi mào gà.

Khi nào nên thử thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn?

Khi nào nên thử thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu gần đây có quan hệ tình dục không an toàn, chị em nên thử thai khi nào là chính xác nhất? Nhiều người thử thai quá sớm, điều này có cần thiết không?

Nghệ An phát động Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ

Nghệ An phát động Chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng 13/3, Ban Chỉ đạo công tác Dân số và phát triển tỉnh Nghệ An phối hợp UBND huyện Kỳ Sơn tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ Chăm sóc sức khoẻ sinh sản/Kế hoạch hoá gia đình và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

5 điều quan trọng về vaccine HPV ai cũng nên biết

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Vaccine HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 2006. Vaccine HPV an toàn, hiệu quả và bảo vệ chống lại virus u nhú ở người, loại virus gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục và góp phần hình thành các tế bào bất thường có thể dẫn đến ung thư.

Ưu và nhược điểm của 11 loại bao cao su phổ biến

Ưu và nhược điểm của 11 loại bao cao su phổ biến

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có rất nhiều loại bao cao su với các hình dạng, màu sắc và kích cỡ khác nhau.Tuy nhiên, mỗi loại bao cao su đều có ưu và nhược điểm. Tham khảo lựa chọn tốt nhất cho bạn và đối tác.

Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?

Tuổi tiền mãn kinh nên sử dụng biện pháp tránh thai nào?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các biện pháp tránh thai ở độ tuổi 20, 30 có thể không phải là lựa chọn tốt nhất ở tuổi 40, 50. Vậy đâu là phương pháp ngừa thai phù hợp đối với phụ nữ tuổi tiền mãn kinh?

8 nguyên nhân phổ biến gây đau tinh hoàn

8 nguyên nhân phổ biến gây đau tinh hoàn

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có nhiều lý do khiến nam giới cảm thấy đau ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Nhiều nam giới bị đau tinh hoàn rất ngại đi khám. Dưới đây là 8 nguyên nhân có thể gây đau tinh hoàn mà nam giới nên biết để gặp bác sĩ nam khoa càng sớm càng tốt.

9 cách trị xuất tinh sớm tại nhà tốt nhất, nam giới nên biết

9 cách trị xuất tinh sớm tại nhà tốt nhất, nam giới nên biết

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tình trạng xuất tinh sớm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần ở nam giới nếu không được điều trị. Tham khảo 9 biện pháp khắc phục tại nhà hàng đầu mà bạn có thể thử để cải thiện chứng xuất tinh sớm.

Top