Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thai phụ mang họa vì tự ý dùng thuốc dị ứng

Thứ hai, 14:47 03/08/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Mang thai đến tháng thứ 4, một thai phụ 29 tuổi ở Bạc Liêu bỗng nhiên nổi mẩn ngứa toàn thân, sần sùi da mặt. Nghĩ mình bị dị ứng, thay vì đến bác sĩ chuyên khoa, chị lại tự ý mua thuốc về điều trị. Kết quả, khuôn mặt chị biến dạng, hóa “bà lão” trong thời gian ngắn.

 

Thay vì đến bác sĩ chuyên khoa, người phụ nữ này  lại tự ý mua thuốc về tự điều trị. Kết quả, khuôn mặt chị biến dạng, hóa “bà lão” trong thời gian ngắn.	 Ảnh TL
Thay vì đến bác sĩ chuyên khoa, người phụ nữ này lại tự ý mua thuốc về tự điều trị. Kết quả, khuôn mặt chị biến dạng, hóa “bà lão” trong thời gian ngắn. Ảnh TL

 

Thấy ngứa là tự đi mua thuốc

Khi mang thai những tháng đầu, thai phụ Thạch Thị Tha Ri (SN 1986, tại Bạc Liêu) bỗng nhiên thấy cơ thể xuất hiện ban đỏ, sẩn ngứa rất khó chịu, đặc biệt nhiều nhất trên khuôn mặt. Thấy hiện tượng lạ nhưng chị chủ quan, không tới cơ sở y tế khám mà tự đi mua thuốc kem về bôi. Tuýp thuốc chị mua có giá 12 ngàn đồng, được dặn về bôi vào những vùng bị dị ứng. Mấy ngày đầu khi bôi thuốc, chị thấy không còn cảm giác ngứa. Nghĩ thuốc có tác dụng tốt, chị Tha Ri mua thêm nhiều tuýp về sử dụng. Thế nhưng, khi dùng tới tuýp thứ 5, khuôn mặt chị bị biến dạng. Da mặt sần cứng, chảy xệ như một bà lão. Hiện nay, người phụ nữ này vừa sinh con được hơn 1 tháng. Gia đình chị có 4 anh em, nhưng không ai bị lão hóa da như Tha Ri. Với khuôn mặt bị biến dạng hoàn toàn trong thời gian ngắn, nhiều người không nhận ra chị Tha Ri.

BS Trần Thanh Long, Giám đốc Trung tâm Phòng chống bệnh xã hội Bạc Liêu đã đến tận nhà để thăm khám cho sản phụ Tha Ri. Sau khi tiếp xúc, thăm khám, BS Long chẩn đoán, sản phụ Tha Ri bị viêm nang lông do dùng thuốc bôi có chứa corticoid. Do  Tha Ri mới sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ nên chỉ cho dùng thuốc bôi để hỗ trợ các triệu chứng cho bệnh nhân trước. Sau này, khi em bé lớn hơn một chút thì sẽ cho sản phụ khám lại kỹ hơn bằng các phương tiện chẩn đoán bằng máy móc hiện đại ở bệnh viện chuyên khoa.

BS chuyên khoa I Lê Viết Khánh – Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện Trung ương Huế) cho hay, về lý thuyết, các thuốc corticosteroid (viết tắt là corticoid) là dược phẩm chống viêm mạnh, hiệu quả nhanh, có tác dụng chống dị ứng, chữa viêm các loại... được dùng dạng uống, tiêm mạch, tiêm bắp và tiêm tại chỗ hay bôi da tại chỗ. Nếu dùng ngắn hạn, đúng chỉ định, thuốc phát huy tác dụng tốt. Nhưng nếu dùng dài hạn, thuốc cũng có những tác dụng phụ như ảnh hưởng thận, gan… Các thuốc corticoid khi sử dụng nhất thiết phải có đơn của bác sĩ, người bệnh không tự ý sử dụng vì ngoài tác dụng chữa bệnh, thuốc còn gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Tính an toàn của các loại corticoid đối với phụ nữ có thai đã được các nhà chuyên môn rất quan tâm.

BS Lê Viết Khánh chia sẻ, với kinh nghiệm hàng chục năm nghiên cứu về da liễu, dị ứng ở thai phụ, trường hợp “biến dạng” như chị Tha Ri là ca bệnh nặng, hiếm gặp. Theo kinh nghiệm của BS Lê Viết Khánh, có thể bệnh nhân Tha Ri mang một loại bệnh sẵn trong người khiến bệnh nhân phản ứng ngay với thuốc chứ không đơn thuần chỉ vì bôi loại thuốc Morcina đó mà “lão hóa” ngay, bởi hàm lượng corticoid trong thuốc bôi này ít và phản ứng không đáng kể.

Thai phụ rất dễ bị dị ứng

Dị ứng là một phản ứng bất thường của hệ miễn dịch. Dị ứng xảy ra khi hệ miễn dịch chịu ảnh hưởng của một chất vô hại nào đó trong môi trường. Các chất này được gọi chung là dị ứng nguyên. Dị ứng nguyên có thể là nấm mốc, vật nuôi, một số loại thực phẩm, mạt nhà, gián, phấn hoa… Theo các bác sĩ da liễu, thai phụ là đối tượng thường bị dị ứng. Ước tính có khoảng 20% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ bị mắc các bệnh lý dị ứng, thường gặp nhất là viêm mũi xoang dị ứng, hen phế quản, mề đay, chàm…

BS Lê Viết Khánh cho rằng, có rất nhiều nguyên nhân của hiện tượng này. Có thể kể đến cơ địa thai phụ, sự thay đổi nội tiết, hormone, do thời tiết, thức ăn, hóa chất, cũng có thể là do di truyền. Bản thân khi mang thai, thai phụ đã mang trong mình một dị nguyên khác là bào thai, quá trình thai nghén có thể gây nên tình trạng dễ bị dị ứng cho thai phụ.Trong y khoa, có những bệnh về da chỉ xuất hiện ở thai phụ như bệnh vảy nến dạng thể mủ - chốc dạng herpes, bệnh tăng cholesterol trong gan hay bệnh ứ mật do thai nghén.

Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, thai phụ cũng có thể gặp các bệnh về da đặc biệt khác như viêm nang lông, sẩn ngứa. Bệnh này thường xuất hiện do thay đổi hormone, hay gặp ở 6 tháng cuối thai kỳ, với biểu hiện toàn thân nổi mày đay và sẩn đỏ, nang lông ngứa, trên mặt sẩn trợt da do gãi, đôi khi có mụn mủ. Bệnh có thể khỏi trong thời gian ngắn sau sinh.

Một bệnh về da đặc biệt khác thai phụ hay gặp phải là sẩn ngứa, thường phát vào 3 tháng cuối. Có khoảng 1/300 thai phụ bị bệnh này. Một dạng khác là mề đay dạng mảng, sẩn, ngứa. Đây là bệnh da ở phụ nữ có thai phổ biến nhất, tỉ lệ 1/160 đến 1/300 phụ nữ có thai.

Về loại bệnh này, nguyên nhân là do khi có thai, thai phụ có sự thay đổi nội tiết tố estrogen gây rối loạn vận chuyển mật trong các ống mật dẫn đến gia tăng tuần hoàn chất muối mật và giảm chất prostaglandine gây ra ngứa. Sẩn mề đay do thai nghén thường xuất hiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ với các biểu hiện: Sẩn phù liên kết thành mảng rộng ở vùng bụng dưới lan ra mông, bẹn, đùi, chân, tay. Phần trên ngực, mặt và niêm mạc hoàn toàn bình thường. Bệnh chỉ thấy ở lần có thai đầu tiên (chửa con so), không tái phát ở những lần có thai sau (chửa con rạ)... và tự khỏi sau khi đẻ. Nhiều nghiên cứu cho thấy, sẩn mề đay do thai nghén có liên quan đến tình trạng quá cân của người mẹ.

Các bác sĩ khuyến cáo, với những người từng bị dị ứng trước khi có thai, việc mang thai có thể khiến tình trạng dị ứng nặng thêm hoặc nhẹ đi. Để tránh tình trạng này, nên tránh những môi trường dễ gây dị ứng; Tránh sử dụng các loại thức ăn có thể gây dị ứng. Nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh.

 

Phải có chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc

Trong điều trị bệnh dị ứng, có hai loại thuốc thường được dùng là thuốc kháng histamin (sản phẩm do cơ thể sinh ra khi bị dị ứng) và các thuốc corticoid.

Những loại thuốc này được khuyến cáo là thận trọng với phụ nữ có thai. Do đó, khi bị dị ứng, thai phụ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc, hoặc nghe “truyền miệng”, nhờ “kinh nghiệm” của người khác mà phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng, xét nghiệm và hỏi cặn kẽ những thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ quyết định có cho dùng thuốc hay không; Dùng bằng đường bôi, tiêm hay uống… để ít gây nguy hại cho người mẹ và thai nhi.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 giờ trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Top