Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ em gái vị thành niên

Thứ năm, 13:00 01/11/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Không được đi học, thiếu kiến thức về các biện pháp tránh thai cũng như phải làm mẹ “bất đắc dĩ” không phải là chuyện lạ đối với nhiều em gái, nhất là ở những vùng miền núi khó khăn. Không chỉ đánh mất tuổi thanh xuân, các em đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm sức khỏe nghiêm trọng khi phải lao động và làm mẹ từ quá sớm.

Tình trạng gia tăng những "bà mẹ nhí" ngày một nhiều đặt ra những thách thức không nhỏ cho công tác DS-KHHGĐ trên cả nước.

Những bà mẹ "bất đắc dĩ"

H’V. (buôn A1, thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp, Đắk Lắk) năm nay bước sang tuổi 18 nhưng đã lấy chồng và sinh con cách đây 5 năm, tức là khi em mới 13 tuổi. Em và chồng làm quen được khoảng một tháng thì về ở với nhau. Cũng do “cái bụng to lên” nên việc cưới xin cũng rất nhanh gọn.

Theo lời chị cộng tác viên dân số tại đây, H’V không được đi học, cuộc sống của em chỉ “gói gọn” trong buôn làng. Từ nhỏ, theo bố mẹ đi làm nương, làm rẫy. Đến khi có chồng thì ở nhà bồng con theo “bản năng” nên hầu như mọi kiến thức liên quan đến việc mang thai ngoài ý muốn, làm mẹ an toàn…, với em đều là con số 0, thậm chí, việc mang thai khi nào em cũng không hề hay biết. “Mẹ nói em có bầu, lúc ấy em mới biết!”, H.V chia sẻ.


Cần tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ em gái vị thành niên. Ảnh: TL

Cần tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ em gái vị thành niên. Ảnh: TL

Còn em V.Y.X (bản Trường Sơn, Nậm Cắn, Kỳ Sơn, Nghệ An) bị chồng hiện tại bắt về làm vợ khi em mới 14 tuổi, sau đó, cô bé sinh con khi vừa bước sang tuổi 15. Thời điểm chúng tôi gặp, X mới sinh con được hơn một tháng.

Ôm con trên tay, X ngậm ngùi: “Sinh con khổ lắm. Con bé quấy đêm suốt nên em hầu như không được ngủ, phải thức trắng trông con”. Con gái X lúc mới sinh chỉ được 2,3kg nhưng em bảo, so với nhiều đứa trẻ khác, con của em vẫn “nhỉnh” hơn nhiều vì có nhiều đứa trẻ lúc mới sinh chưa đầy 2kg.

H’V và V.Y.X chỉ là hai trong số rất nhiều trường hợp “bà mẹ nhí” mà chúng tôi có dịp tiếp xúc trong các chuyến công tác thực địa tại các địa phương trên cả nước. Trong đó, không được đi học, thiếu kiến thức về các biện pháp tránh thai cũng như phải làm mẹ “bất đắc dĩ” không phải là chuyện lạ đối với nhiều em gái, nhất là ở những vùng miền núi khó khăn. Không chỉ đánh mất tuổi thanh xuân, các em đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm sức khỏe nghiêm trọng khi phải lao động và làm mẹ từ quá sớm.

Nhiều hệ lụy khi mang thai sớm

Theo các chuyên gia, rất nhiều trẻ em gái vị thành niên mang thai do tò mò quan hệ tình dục hoặc các em bị ép phải kết hôn sớm, bị lạm dụng, bị cưỡng bức. Việc các em kết hôn sớm đã khiến các em phải mang thai ngoài ý muốn, phải sinh con khi bản thân mình còn chưa trở thành người lớn.

Theo các bác sỹ sản khoa, do cơ thể các em gái chưa hoàn thiện nên khi mang thai ở tuổi vị thành niên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của chính bản thân và thai nhi trong bụng. Nạo phá thai ở độ tuổi này có rất nhiều nguy hiểm, có thể dẫn tới tình trạng chảy máu, nhiễm trùng, thủng tử cung.

Đôi khi, “sản phụ nhí” có thể bị viêm nhiễm phụ khoa gây vô sinh rất cao. Trong khi đó, nếu đi đến hôn nhân hoặc sinh con thì bản thân các em gái sẽ thiếu kiến thức chăm con. Bên cạnh đó, em bé sinh ra từ những bà mẹ trẻ này có sức khỏe yếu ớt, còi cọc, chậm phát triển...

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình.

Bên cạnh đó, việc mang thai ở tuổi vị thành niên đã làm mất đi cơ hội học hành của các em, hạn chế sự lựa chọn của các em trong cuộc sống khiến các em và nơi các em sinh sống luẩn quẩn trong sự đói nghèo.

Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho trẻ em gái

Từ những hậu quả trên, theo BS Mai Xuân Phương, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục (Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế), các bậc phụ huynh phải dạy cho các trẻ em gái những kiến thức, kỹ năng cụ thể như cách từ chối tình dục, cách giữ gìn thân thể, cách thoát hiểm... Tùy theo lứa tuổi mà có phương thức, nội dung phù hợp.

Chẳng hạn, ở trường học nên tổ chức vào giờ ngoại khóa, sinh hoạt chủ đề, phòng tư vấn và tùy nội dung có thể nam, nữ học riêng. Tại nhà bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện tâm sự, giữa mẹ với con gái, bố với con trai. Đây chính là chìa khóa giúp con biết cách tự vệ, giữ gìn bản thân ở mọi hoàn cảnh, khi người khác có cái nhìn khiếm nhã, có động tác đụng chạm, người lạ rủ đi chơi, dụ cho ăn uống, cho quà...

Vấn đề mấu chốt là trang bị cho con gái lứa tuổi vị thành niên kỹ năng sống và biết cách từ chối trước những đòi hỏi hoặc dụ dỗ từ bạn tình; những cách ứng xử hợp lý trong mọi tình huống để giúp con tránh được những nguy cơ có thể đến với chúng.

Theo GS.TS Nguyễn Viết Tiến - Thứ trưởng Bộ Y tế, quan hệ tình dục và mang thai ở tuổi vị thành niên rất nguy hiểm, dẫn đến các hệ lụy, hậu quả nghiêm trọng. Do đó, bên cạnh việc ngăn ngừa quan hệ tình dục, kết hôn sớm cũng cần giáo dục trẻ vị thành niên các biện pháp tránh thai, quan hệ tình dục an toàn. Tuy nhiên, để các đối tượng này tiếp cận với chương trình một cách hiệu quả và bền vững, không chỉ riêng Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ có thể thực hiện được mà cần sự vào cuộc của các Bộ, ban ngành Trung ương đến địa phương và của toàn xã hội.

Mai Thùy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Không thể phủ nhận rằng hút thuốc gây hại tới sức khỏe sinh sản theo nhiều cách. Nhưng bên cạnh đó, còn có nhiều thói quen ăn uống khác cũng “đầu độc” cậu nhỏ của nam giới không kém.

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

Dân số và phát triển - 5 giờ trước

Sau sinh, khu vực xung quanh hậu môn, âm đạo (đáy chậu) của người mẹ thường sưng đau và cần một thời gian để lành lại. Vì vậy, người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau khi sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 21 giờ trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Top