Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân: Rào cản lớn nhất là các doanh nghiệp

Thứ hai, 09:49 26/05/2014 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Những kinh nghiệm hay, những đề xuất thiết thực về vấn đề tăng cường cho công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS), cung cấp phương tiện tránh thai cho công nhân tại các khu công nghiệp (KCN) đã được các đại biểu trình bày tại Hội thảo (diễn ra ngày 23/5 tại TP Vinh, Nghệ An) do Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức.

Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản cho công nhân: Rào cản lớn nhất là các doanh nghiệp  1

Tư vấn kiến thức chăm sóc SKSS cho nữ công nhân tại KCN tỉnh Nghệ An. Ảnh: Hồ Hà

 
Nhu cầu được chăm sóc

Số liệu từ Viện Công nhân và Công đoàn thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho thấy, hiện cả nước có khoảng 9,5 triệu công nhân, trong đó tỷ lệ nữ khoảng 43,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ này có sự khác nhau khá lớn tại từng doanh nghiệp. Theo đó, tỷ lệ tại các doanh nghiệp nhà nước khoảng 34,2%, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lên đến 67,4%. Vì vậy việc nhanh chóng tìm kiếm, đưa ra mô hình chung “Cung cấp dịch vụ SKSS và phương tiện tránh thai cho công nhân tại các KCN” là việc làm rất thiết thực.

Trên thực tế, giới công nhân -những người đang ngày đêm trực tiếp đóng góp sức mình cho sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia nhưng vẫn chịu nhiều thiệt thòi. Theo kết quả khảo sát của Vụ Kế hoạch- Tài chính (Tổng cục DS-KHHGĐ) tại một số KCN của 3 tỉnh Nam Định, Nghệ An và Long An cho thấy: Tỷ lệ công nhân được nghe nội dung chung chung về SKSS/KHHGĐ khá cao (83,7%), thế nhưng tần suất được nghe thường xuyên, tư vấn cụ thể thì lại khá thấp. Đặc biệt, tỷ lệ hiểu biết về bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản cũng như các bệnh liên quan đến quan hệ tình dục còn rất hạn chế. Mức hiểu biết kém nhất là nội dung nhận biết dấu hiệu không bình thường của người mẹ sau sinh lên tới 63,7%... Có tới 70% công nhân ở các KCN có nhu cầu được tìm hiểu thông tin, kiến thức về chăm sóc SKSS/ KHHGĐ nhưng việc tiếp cận khá khó khăn.

Có một thực tế, đa số các KCN không có nhân lực chuyên môn, không có dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Tỷ lệ công nhân  đang sử dụng các phương tiện tránh thai khá thấp (chỉ có 30, 5%); Tỷ lệ có nhu cầu khám và điều trị bệnh phụ khoa là 44,2%. Trong khi đó, hiện tượng “sống thử”, “góp gạo thổi cơm chung”  khá phổ biến trong đối tượng công nhân nữ.

Từ khảo sát này,Vụ Kế hoạch-Tài chính đã kiến nghị cần phải  tuyên truyền, cung cấp cho công nhân các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ có hệ thống hơn, thường xuyên hơn với nhiều hình thức khác nhau sao cho phù hợp nhất. Các doanh nghiệp cần bổ sung nhân lực, dụng cụ y tế, các loại thuốc thiết yếu... để tạo điều kiện cho công nhân được khám chữa bệnh cũng như chăm sóc SKSS/KHHGĐ. Chính quyền các địa phương ngoài việc đầu tư như xây nhà ở giá rẻ, nhà trẻ, mẫu giáo, nâng cao điều kiện sống về văn hóa- tinh thần, cũng cần phối hợp liên ngành trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn chăm sóc SKSS cho công nhân trên địa bàn mình.
 
Đi tìm tiếng nói chung

Đại diện tỉnh Nghệ An, ông Nguyễn Trung Thành- Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ cho biết: Thời gian qua, công tác DS-KHHGĐ đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Tuy nhiên công tác này đang đối mặt với nhiều thách thức. Hiện Nghệ An có 4 KCN đi vào hoạt động, thu hút hàng ngàn công nhân, trong đó nữ chiếm 74%, đại đa số họ đều ở độ tuổi chưa kết hôn. Sau một năm triển khai thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS và phương tiện tránh thai cho công nhân, Nghệ An đã rốt ráo triển khai các hoạt động như thu thập số liệu; xây dựng mạng lưới tuyên truyền viên; phối hợp tổ chức tư vấn, khám sức khỏe, cung cấp các dịch vụ KHHGĐ; sản xuất các tài liệu tuyên truyền đến công nhân... Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc triển khai mô hình gặp không ít khó khăn. Thời gian làm việc, tăng ca của công nhân quá nhiều nhưng thu nhập thấp. Họ hầu như không có điều kiện tham gia các hoạt động xã hội. Cơ sở vật chất, nhất là trang thiết bị y tế chăm sóc SKSS không đầy đủ trong khi đó nhận thức hiểu biết của công nhân về tình dục an toàn còn nhiều hạn chế. Để mô hình hoạt động hiệu quả, ông Thành cho rằng cần phải có giải pháp đồng bộ, phù hợp, cần có sự tham gia tích cực của các cấp, ngành liên quan, đặc biệt là sự ủng hộ của các doanh nghiệp.
 
Đại biểu Long An, bà Phạm Thị Hương- Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh chia sẻ: Long An cũng đã triển khai thử nghiệm mô hình “Cung cấp dịch vụ SKSS và phương tiện tránh thai cho công nhân các KCN” tại  6 công ty thuộc KCN Long Hậu (nơi có gần 7.000 công nhân, trong đó số chưa lập gia đình chiếm 50%), bước đầu đã có những kết quả nhất định. Bà Hương cũng đồng tình về phương án huy động mọi nguồn lực để mô hình hoạt động hiệu quả hơn. Chi cục DS-KHHGĐ Long An đã tham mưu Sở Y tế trình UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban điều hành hoạt động mô hình với 12 thành viên gồm đại diện các sở, ban, ngành liên quan. Bước đầu việc vận động đã nhận được sự đồng thuận của lãnh đạo các KCN.

Đại diện cho doanh nghiệp Tân Khánh An, một trong những đơn vị được thụ hưởng mô hình tại tỉnh Nghệ An, bà Cao Thị Dung bày tỏ: Đối với những doanh nghiệp có lao động nữ chiếm tỷ số đông thì việc triển khai những mô hình này là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế đang nhiều khó khăn nên việc chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân tại các KCN vẫn còn hạn chế.

Nhiều ý kiến, đề xuất của các đại biểu đã tập trung phân tích, làm rõ những điều được và chưa được, những khó khăn, thách thức, giải pháp cần thiết nhằm huy động nguồn lực cho việc triển khai mô hình này. Thay mặt lãnh đạo tỉnh Nghệ An, ông Thái Văn Hằng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh bày tỏ: Hội thảo lần này là cơ hội để Nghệ An được học hỏi, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu. Đây là mô hình có ý nghĩa hết sức nhân văn, đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho công nhân. Trong thời gian tới Nghệ An sẽ huy động nhân lực, vật lực để đạt được mục tiêu đề ra, đồng thời nhân rộng mô hình này tại tất cả các KCN trên địa bàn...
 
Áp dụng cho phù hợp với mỗi vùng, miền

TS Dương Quốc Trọng- Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ đánh giá cao việc triển khai thí điểm mô hình của 3 địa phương Nam Định, Nghệ An và Long An trong thời gian qua.

Đây là một mô hình có ý nghĩa hết sức nhân văn. Chăm lo đời sống tinh thần cho công nhân cũng là giúp họ hoàn thiện nhân cách. Đồng thời chính là tái tạo sức lao động, đem lại lợi ích cho các  doanh nghiệp. Thời gian tới, ngành Dân số cần áp dụng mô hình này sao cho phù hợp với đặc thù của từng địa phương, từng vùng, miền, từng KCN để tạo sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho tất cả các đối tượng.
 
Hồ Hà
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 11 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top