Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự lãnh đạo của Đảng với công tác DS-KHHGĐ: Sợi chỉ đỏ cho sự phát triển hài hòa

Thứ sáu, 08:16 29/01/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Công tác DS-KHHGĐ luôn được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm, coi đó là một điều kiện quan trọng của chiến lược phát triển đất nước.

Công tác DS-KHHGĐ không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn có ý nghĩa về văn hóa, xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân, mỗi gia đình và của toàn xã hội. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo Gia đình & Xã hội trân trọng giới thiệu bài viết của TS. Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ về sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng với công tác DS-KHHGĐ theo những chặng đường phát triển của đất nước.
 

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác DS-KHHGĐ (trong ảnh: Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan tới dự Lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam 26/12) (Ảnh: Chí Cường).

Chủ trương nhất quán và xuyên suốt

Cách đây 20 năm, dân số nước ta hơn Philippines 4 triệu người thì đến nay dân số Philippines hơn Việt Nam 7 triệu người, như vậy nếu so sánh với Philippines, trong 20 năm qua chúng ta đã tránh sinh được 11 triệu trường hợp. Điều đó có ý nghĩa hết sức lớn lao không chỉ trong việc đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giảm bớt ô nhiễm môi trường,... mà còn đóng góp trực tiếp vào việc giải quyết những vấn đề về an sinh xã hội, việc làm.

Năm 2010, đất nước chúng ta đầy ắp những sự kiện lớn: Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, 65 năm thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa- Nhà nước công – nông đầu tiên ở Đông Nam Á, các cấp bộ đảng trong những cả nước tiến hành đại hội tiến tới Đại hội lần thứ XI  của Đảng,... Và một trong sự kiện trọng đại đầu tiên của năm nay là kỷ niệm lần thứ 80 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2010) – Tổ chức lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Năm 2010 cũng là năm mà ngành y tế kỷ niệm 55 năm học tập và làm theo lời dạy trong Thư của Bác Hồ gửi cán bộ nhân viên y tế (27/2/1955), 5 năm thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”, Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ Chính trị (khóa IX) về “tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ”.

Nhân kỷ niệm 80 ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng ta có dịp nhìn nhận, khẳng định lại những thành tựu to lớn của công tác DS-KHHGĐ luôn gắn liền với sự lãnh đạo đúng đắn, tài tình của Đảng ta và những thành tựu này sẽ trở thành hành trang của chúng ta tự tin, vững bước tiến vào giai đoạn mới, với những thách thức cam go không hề nhỏ nhưng chắc chắn chúng ta sẽ vượt qua và sẽ giành thắng lợi.

Kể từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV đến nay, các Nghị quyết của mỗi kỳ Đại hội đều đề cập và đều có chỉ tiêu về công tác DS-KHHGĐ. Tuy vậy, đến trước năm 1993, trong suốt 30 năm đầu thực hiện công tác DS-KHHGĐ, những chỉ tiêu về giảm tỷ lệ gia tăng dân số đều không đạt được. Lý do chính là khi đó, chúng ta chưa xây dựng được một hệ thống giải pháp đồng bộ, chưa có được bộ máy tổ chức chuyên trách và chưa đầu tư một cách tương xứng với nhu cầu của công tác DS-KHHGĐ. Khi đó, chúng ta mới hiểu công tác DS-KHHGĐ như là một dịch vụ y tế đơn thuần nên công tác này hầu như “khoán trắng” cho ngành y tế.

Năm 1993, đứng trước “sự gia tăng dân số quá nhanh, một trong những nguyên nhân quan trọng cản trở tốc độ phát triển kinh tế- xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế điều kiện phát triển về mặt trí tuệ, văn hóa và thể lực của giống nòi; nếu xu hướng này tiếp tục diễn ra thì trong tương lai không xa đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí những nguy cơ về nhiều mặt”, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII) đã quyết định ban hành một Nghị quyết chuyên đề về “Chính sách DS-KHHGĐ”. Có thể nói rằng, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) về “Chính sách DS-KHHGĐ” đã mở ra một trang sử mới về công tác DS-KHHGĐ ở nước ta. Đặc biệt, 5 quan điểm của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) sau gần 20 năm thực hiện vẫn còn nguyên giá trị. Đảng ta luôn khẳng định rằng “công tác DS-KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu của nước ta, là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và của toàn xã hội”.
 

Những hoạt động DS-KHHGĐ luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cơ quan Đảng các cấp (Ảnh: Chí Cường).

Bài học kinh nghiệm

Việt Nam là một trong những quốc gia sớm đi đầu trong việc thực hiện công tác DS-KHHGĐ. Năm 1957, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Nghị quyết về các vấn đề dân số. Năm 1961, khi dân số nước ta tròn 30 triệu người, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 216/CP ngày 26/12/1961 về sinh đẻ có hướng dẫn cho nhân dân. Quyết định 216-CP được coi là văn bản pháp quy đầu tiên của Nhà nước ta về công tác DS-KHHGĐ và mang đậm tính nhân văn “Vì sức khoẻ của người mẹ, vì hạnh phúc và hoà thuận của gia đình và để cho việc nuôi dạy con cái được chu đáo, việc sinh đẻ của nhân dân cần được hướng dẫn một cách thích hợp”. Để kỷ niệm và đánh dấu sự kiện này, ngày 19/5/1997, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 326, lấy ngày 26/12 hằng năm làm Ngày Dân số Việt Nam.

Tổng kết, đánh giá sau gần 50 năm thực hiện công tác DS-KHHGĐ, chúng ta đã đúc kết được 10 bài học kinh nghiệm lớn, mang ý nghĩ sống còn, trong đó “sự lãnh đạo, cam kết của các cấp ủy đảng và chính quyền là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của công tác dân số”.

Đảng ta hết sức quan tâm lãnh đạo công tác DS-KHHGĐ. Tiếp theo Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII), Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa VII) đã ban hành Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 6/3/1995 về việc “Đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 về chính sách DS-KHHGĐ”. Đến năm 2005, khi tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII), Bộ Chính trị (khóa IX) đã xem xét và quyết định ban hành tiếp một Nghị quyết chuyên đề - Nghị quyết số 47- NQ/TW ngày 22/3/2005 về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ”. Năm 2008 và đầu năm 2009, Ban Cán sự đảng Bộ Y tế được Bộ Chính trị phân công phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 47 của Bộ Chính trị; tham mưu trình Bộ Chính trị (khóa X) ban hành Kết luận số 44-KL/TW ngày 1/4/2009 về “Kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa IX) về “Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách DS-KHHGĐ”. Tiếp đó, Tổng cục DS-KHHGĐ cũng đã tham mưu cho Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế và Ban Tuyên giáo TƯ ban hành hướng dẫn liên tịch số 03 để hướng dẫn cấp ủy, chính quyền địa phương, các cơ sở y tế trong cả nước thực hiện tốt Kết luận 44 của Bộ Chính trị.

Thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và của Ban Bí thư, các tỉnh/ thành ủy cho tới các cấp ủy cơ sở của các đơn vị, địa phương trong cả nước đều đã ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo về công tác DS-KHHGĐ. Có thể nói, công tác DS-KHHGĐ đã trở thành một trong những nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo của các chi bộ và của các cấp ủy, chính quyền cơ sở trong cả nước và đã được cả hệ thống chính trị cùng tham gia và cùng “vào cuộc”. Chỉ tính riêng trong 2 năm 2008 và 2009, đã có tới 62/63 tỉnh/ thành phố đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về công tác DS-KHHGĐ.

Thành công rực rỡ

Năm 2009, chúng ta hoàn thành chỉ tiêu giảm sinh do Quốc hội giao cho, sau mấy năm liền không đạt. Kết quả Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 1/4/2009 đã minh chứng cho những thành tựu của công tác DS-KHHGĐ trong thời gian qua mà mục tiêu chủ yếu là thực hiện việc giảm sinh đã đạt những kết quả hết sức tốt đẹp. Tỉ lệ gia tăng dân số hàng năm bình quân trong 10 năm vừa qua là 1,2%, là mức thấp nhất trong suốt 50 năm qua. Mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 947 ngàn người, thấp hơn nhiều so với các thập kỷ trước đây (các thập kỷ trước đây, mỗi năm dân số nước ta tăng thêm 1,1 đến 1,2 triệu người) trong khi số lượng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ngày càng lớn.

Từ năm 2006, chúng ta đã đạt mức sinh thay thế (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ là 2,1 con) và đến nay con số này là 2,03 con, về đích sớm hơn 10 năm so với mục tiêu mà Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII) đã đề ra.

Những thành công này có sự đóng góp công sức của cả hệ thống chính trị trong cả nước, trong đó có sự đóng góp trực tiếp của những cán bộ chuyên trách làm công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số ở khắp các thôn, xóm, bản, làng trong cả nước- họ thực sự là những cánh chim không mỏi, vì sức khỏe của bà mẹ, vì hạnh phúc và hòa thuận của mỗi gia đình, vì tương lai, chất lượng nòi giống Việt. Những thành tựu này chúng ta xin được dâng lên Đảng, dâng lên anh linh của Bác Hồ kính yêu và xin được coi như những lẵng hoa tươi thắm dâng lên Đại hội đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI.

 TS Dương Quốc Trọng
(Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 12 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top