Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sử dụng các biện pháp tránh thai trên thế giới: Thành công và khoảng cách

Thứ ba, 09:54 10/07/2018 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, hành tinh của chúng ta hiện có 7,6 tỷ người (2018), trong đó số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) là 1,9 tỷ người, chiếm gần 25% tổng dân số thế giới. Nhóm phụ nữ trên tập trung đông đúc tại châu Á với khoảng 1,15 tỷ chị em, chiếm tới 61% tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ trên thế giới, 39% còn lại thuộc về những phần còn lại của thế giới. Điều này cũng dễ hiểu bởi châu Á là ngôi nhà chung mà ở đó có hai cường quốc dân số thế giới là Ấn Độ và Trung Quốc.


Bản đồ thế giới về tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai, 2015.    (Nguồn: Liên Hợp Quốc)

Bản đồ thế giới về tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai, 2015. (Nguồn: Liên Hợp Quốc)

Châu Á tăng tốc thần kỳ nhưng lại “hụt hơi”

Báo cáo Kế hoạch hóa gia đình Thế giới của Liên Hợp Quốc cho thấy, tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai trên thế giới năm 2017 là 63%. Tỷ lệ này đạt trên 70% ở châu Âu, Mỹ La tinh và khu vực Carbbean, Bắc Mỹ trong khi đó ở Trung và Tây Phi lại rất thấp, chỉ có 25%. Ngôi nhà đông đúc châu Á có tỷ lệ là 66,4%. Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở hai cường quốc dân số thế giới cũng hoàn toàn khác biệt. Trong khi tỷ lệ này ở Trung Quốc là 83% thì Ấn Độ chỉ có 56%.

Cũng theo báo cáo này, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở một số quốc gia ở châu Phi là rất thấp như: Nam Sudan (6.5%), Chad (6,9%), Guinea (7,9%), Gambia (11,7%)… Nếu chỉ tính tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại thì còn thấp hơn nữa.

Vào năm 1970, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai của thế giới chỉ đạt 35%. Tỷ lệ này đã gia tăng nhanh chóng vào những năm 2000. Thế giới đã chứng kiến sự gia tăng ngoạn mục đầy bất ngờ của châu Á từ 27% năm 1970 lên đến 65% năm 2000, tăng tới 38 điểm phần trăm. Trung bình trong 3 thập kỷ đó, châu Á tăng 1,27 điểm phần trăm mỗi năm. Châu Mỹ La tinh và vùng biển Caribbean cũng có sự gia tăng không kém từ 35% năm 1970 lên 70% năm 2000. Tuy nhiên, từ năm 2000 trở lại đây, châu Á lại “hụt hơi” và rớt xuống còn 66,4% vào năm 2017 trong khi châu Mỹ vẫn thể hiện “bản lĩnh” với 75% năm 2017. Châu Âu và khu vực Bắc Mỹ vẫn duy trì vị trí đứng đầu thế giới với tỷ lệ từ 70-74% năm 2017. Đối với châu Phi, mặc dù chỉ có 36% năm 2017 nhưng đó đã là cả một sự nỗ lực rất lớn của các chính phủ nơi đây và cộng đồng quốc tế bởi năm 1970 chỉ có 8% và năm 2000 là 25%.

Một châu Á rộng lớn, dân số đông nhất thế giới như vậy nhưng cũng chỉ vỏn vẹn 10 quốc gia có tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai từ 70% trở lên là: Trung Quốc, Triều Tiên, Hàn Quốc, Uzberkistan, Iran, Srilanka, Thái Lan, Việt Nam, Israel và Turkey. Một số nước có tỷ lệ thấp từ 30-40% như Saudi Arabia, Oman, Timo-Leste, Afghanistan, Pakistan, Tajikistan. Có lẽ ít người biết rằng, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai ở Nhật Bản chỉ có 48,2%, trong đó các biện pháp tránh thai hiện đại là 44,9%.

Triệt sản là sự lựa chọn ưa thích ở nhiều nơi


Các biện pháp tránh thai.

Các biện pháp tránh thai.

Trong số 63% tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai thì các biện pháp tránh thai hiện đại là 58%, các biện pháp truyền thống là 5%. Triệt sản nữ và đặt dụng cụ tử cung là những biện pháp dài hạn được sử dụng nhiều nhất.

Số liệu báo cáo năm 2015 của Liên Hợp Quốc cho thấy, tỷ lệ này lần lượt là 19% và 14%. Những biện pháp ngắn hạn như thuốc viên 9%, bao cao su nam 8% và thuốc tiêm là 5%. Theo dõi số liệu từ năm 1994 đến nay cho thấy, xu hướng người sử dụng ưa thích thuốc tiêm, thuốc cấy và bao cao su nam.

Nhìn chung, phụ nữ châu Phi, châu Âu ưa thích lựa chọn thuốc uống, thuốc tiêm và bao cao su hơn trong khi phụ nữ châu Á và Bắc Mỹ lại lựa chọn triệt sản, thuốc cấy và đặt dụng cụ tử cung. Triệt sản nữ là một biện pháp quan trọng trong cơ cấu các biện pháp tránh thai ở châu Mỹ, châu Úc và một số nước ở châu Á trong khi nó lại không phải là biện pháp phổ biến ở Châu Phi, Trung Đông, Đông Nam Á và Tây Á. Tại Mỹ, biện pháp được lựa chọn cao nhất là triệt sản lên đến 25,1% (2015), vượt xa biện pháp đứng ở vị trí thứ hai là thuốc uống 13,3%. Tại Brazil, tỷ lệ này là 25,6% (2013), Colombia là 38,6% (2016), El Salvador: 37,3% (2014), Ấn Độ: 36,3% (2016), Thái Lan: 24,7% (2016)…

Nhu cầu chưa được đáp ứng

Nhu cầu kế hoạch hóa gia đình chưa được đáp ứng của thế giới đã giảm từ 22% năm 1970 xuống còn 12% năm 2017. Tỷ lệ này cao nhất ở châu Phi với 22%, châu Đại dương là 15% (vì có nhiều quốc đảo) trong khi các khu vực còn lại trên thế giới ở mức 10%. Cứ 10 phụ nữ 15-49 có chồng hoặc đang chung sống với bạn tình thì có ít nhất hơn 1 phụ nữ chưa được đáp ứng về nhu cầu kế hoạch hóa gia đình. Tỷ lệ này ở châu Phi là 1 trên 5.

Mặc dù tỷ lệ phần trăm có giảm đi theo thời gian nhưng con số tuyệt đối lại tăng lên do số phụ nữ bước vào tuổi sinh đẻ tăng. Nếu như năm 1970 có khoảng 132 triệu phụ nữ 15-49 có chồng/chung sống với bạn tình chưa được đáp ứng nhu cầu kế hoạch hóa gia đình thì năm 2017 là 142 triệu người. Dự báo đến năm 2030, con số này vẫn là 139 triệu người.

Đó là nhu cầu chưa được đáp ứng nhưng nếu cộng với số người đang sử dụng, con số này sẽ là 920 triệu người năm 2017 và 932 triệu người năm 2030. Điều đó cho thấy nhu cầu các phương tiện tránh thai trên thế giới là rất lớn.

Mặc dù tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai trên thế giới đã tăng lên và có những giai đoạn tăng ngoạn mục nhưng khoảng cách giữa các châu lục, khu vực trên thế giới là rất lớn, đặc biệt tại một số quốc gia đói nghèo, chiến tranh và biến đổi khí hậu. Một vòng luẩn quẩn của đói nghèo, trình độ giáo dục thấp, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai thấp, mức sinh cao, mức chết cao, tuổi thọ thấp rồi lại trở lại đói nghèo, lại chiến tranh…

Báo cáo của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ (2017) cho thấy, trong khi tổng tỷ suất sinh của thế giới là 2,5 con, các nước phát triển là 1,6 con thì những nước kém phát triển lại 4,3 con. Chính vì thế mức tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi tại những nước kém phát triển lên đến 52%o trong khi nước nước phát triển chỉ là 5%o.

Hướng tới Mục tiêu Phát triển Bền vững: Không ai bị bỏ lại phía sau

Thực hiện các biện pháp kế hoạch hóa gia đình giúp các cặp vợ chồng và mỗi cá nhân nhận ra những quyền cơ bản của mình trong việc được tự do quyết định và có trách nhiệm với việc sinh con. Kế hoạch hóa gia đình không chỉ trực tiếp nâng cao sức khỏe phụ nữ mà còn giúp giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em, nâng cao các cơ hội được tiếp cận và thụ hưởng về giáo dục, lao động, có thu nhập, kinh tế, gia tăng vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái trong gia đình và ngoài xã hội.

Kể từ Hội nghị Quốc tế Dân số và Phát triển (ICPD, Cairo - Ai Cập) năm 1994 đến nay, các thành viên của Liên Hợp Quốc đều nhất quán quan điểm cùng nhau hành động vì mục tiêu chung mọi cặp vợ chồng, cá nhân đều được tiếp cận và thụ hưởng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Các thành viên của LHQ đã cùng nhau nhóm họp, bàn thảo và thống nhất Chương trình nghị sự Phát triển Bền vững nhằm đạt được 17 mục tiêu chung vào năm 2030 (SDGs, 2030). Trong đó có mục tiêu 3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi, mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái. SDGs cũng đưa ra các mục tiêu cụ thể, các chỉ báo đo lường liên quan đến kế hoạch hóa gia đình như: Tỷ lệ phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15-49 tuổi) được tiếp cận, thụ hưởng và hài lòng về dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, thông tin và giáo dục, và lồng ghép sức khỏe sinh sản vào các chiến lược và chương trình quốc gia.

Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, ông António Guterres khẳng định và kêu gọi rằng: “Tôi tin tưởng vào tất cả các cơ quan Liên hợp quốc cùng nhau làm việc với các nước thành viên, cộng đồng, các đối tác xã hội dân sự và khu vực tư nhân để thực hiện lời hứa xây dựng xã hội hòa bình, dẻo dai và công bằng hơn, để đảm bảo không ai, ở bất cứ đâu, bị bỏ lại phía sau”.

Những lợi ích của sử dụng các biện pháp tránh thai/KHHGĐ

- Ngăn ngừa việc có thai ngoài ý muốn và những rủi ro về sức khỏe do quá trình mang thai và sinh đẻ của phụ nữ

- Góp phần giảm tử vong trẻ em

- Góp phần giảm tử vong bà mẹ

- Giúp phòng chống HIV/AIDS

- Trao quyền và tăng cơ hội giáo dục, lao động, kinh tế, vị thế phụ nữ trong gia đình và xã hội

- Giảm mang thai ở tuổi vị thành niên

- Điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số

(Nguồn WHO, tháng 2/2018)

Các đối tác phát triển của Liên Hợp Quốc cũng đưa ra các sáng kiến, chương trình phối hợp với chính phủ các nước nhằm nỗ lực đạt được SDGs 2030 như FP 2020 đã tập trung vào 69 nước nghèo nhất trên thế giới hay tổ chức liên chính phủ Các Đối tác Dân số và Phát triển - PPD - cũng chung tay hành động Chiến lược toàn cầu vì sức khỏe của Phụ nữ, Trẻ em và Vị thành niên (2016-2030). Hội đồng Nhân quyền của Liên Hợp Quốc trong báo cáo năm 2017 cũng nhấn mạnh đến việc bảo vệ các quyền của phụ nữ và trẻ em gái thông qua các Chương trình hành động ICPD, SDGs và nhấn mạnh rằng, những vấn đề này không thể giải quyết được nếu không gắn với các vấn đề phát triển khác như xóa bỏ đói nghèo.

ThS Lương Quang Đảng

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Không thể phủ nhận rằng hút thuốc gây hại tới sức khỏe sinh sản theo nhiều cách. Nhưng bên cạnh đó, còn có nhiều thói quen ăn uống khác cũng “đầu độc” cậu nhỏ của nam giới không kém.

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Sau sinh, khu vực xung quanh hậu môn, âm đạo (đáy chậu) của người mẹ thường sưng đau và cần một thời gian để lành lại. Vì vậy, người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau khi sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Top