Hà Nội
23°C / 22-25°C

Sự cần thiết của Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011- 2020: Đòn bẩy cho công tác dân số

Thứ sáu, 09:46 22/07/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Việt Nam tuy đã đạt mức sinh thay thế, nhưng công tác DS xuất hiện những vấn đề, thách thức mới rất cần sự tiếp tục đầu tư để nâng tầm, cải thiện chất lượng nòi giống Việt.

Trong thế kỷ XX, nhiều nước và vùng lãnh thổ ở châu Á đã thực hiện thành công chương trình DS - KHHGĐ và đạt mức sinh thay thế từ rất sớm như: Nhật Bản (từ những năm 1960 - 1965); Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore (1976 - 1986); Thái Lan (1994); Trung Quốc (1998)... Sau khi kiềm chế được tốc độ gia tăng dân số quá nhanh thì nền kinh tế của hầu hết những nước này đều "cất cánh" và trở thành những "con rồng" của châu Á. Sau khi đạt mức sinh thay thế, các nước này không hề giảm mức đầu tư cho chương trình Dân số, thậm chí còn tăng thêm.

Việt Nam tuy đã đạt mức sinh thay thế, nhưng công tác Dân số xuất hiện những vấn đề, thách thức mới rất cần sự tiếp tục đầu tư để nâng tầm, cải thiện chất lượng nòi giống Việt.

Thách thức trước mắt

Tuy Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế, nhưng mức sinh có thể tăng trở lại bất kỳ thời điểm nào! Nguyên nhân là do phong tục tập quán, tư tưởng muốn có đông con, phải có con trai còn rất nặng nề của một số bộ phận người dân. Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ tiếp tục tăng nhanh (sẽ đạt cực đại vào năm 2020 - 2025); vẫn còn 28/63 tỉnh (chiếm 34,4% dân số cả nước) chưa đạt mức sinh thay thế.

Một vấn đề mới xuất hiện trong công tác dân số là tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) đã tăng nhanh một cách bất thường. TSGTKS là số bé trai trên 100 bé gái, bình thường dao động trong khoảng từ 103 - 106. Qua 3 cuộc Tổng điều tra Dân số trước đây, TSGTKS đã tăng từ 105 (1979) lên 106 (1989) và 107 (1999) nhưng từ năm 2006 đến nay, TSGTKS tăng cao và nhanh liên tục, từ 110 (2006) lên 111 (2007) và 112 (2008). Nếu không có giải pháp tích cực, sự mất cân bằng giới tính sẽ để lại những hệ lụy nặng nề, tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội.

Các nước trên thế giới phải trải qua nhiều thập kỷ nhưng Việt Nam chỉ mất có 3 năm (từ 2005 đến 2008) đã chuyển từ cơ cấu dân số trẻ sang giai đoạn già hóa dân số. Theo dự báo dân số trước đây, nước ta sẽ bước vào cơ cấu dân số già vào năm 2015, nhưng hiện nay theo số liệu điều tra nước ta có cơ cấu dân số già ngay từ năm 2010. Việt Nam hiện là nước đang phát triển và còn nghèo, như vậy chúng ta phải đối mặt với tình trạng "chưa giàu đã già". Các nhà khoa học đã tính toán: Nếu việc chăm sóc sức khỏe cho một đứa trẻ chỉ tốn 1 đồng thì việc chăm sóc một người cao tuổi phải cần tới 8 đồng.

Các nước trên thế giới đã tiến hành sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh để nâng cao chất lượng giống nòi từ cách đây trên 50 năm nhưng Việt Nam mới bắt đầu thử nghiệm được 3 năm. Vấn đề tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống dẫn tới suy thoái giống nòi của một số dân tộc ít người đang là những vấn đề hết sức đáng quan tâm.

Bên cạnh đó, chỉ số phát triển con người tuy đạt mức trung bình khá, đạt mục tiêu của Chiến lược dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 đề ra nhưng thứ bậc xếp hạng của Việt Nam không đổi. Ngay trong các nước Đông Nam Á, chúng ta cũng chỉ xếp trên Lào, Campuchia và Myanmar.

Theo báo cáo phát triển con người 2010, chỉ số HDI của Việt Nam đạt mức 0,572 xếp hạng thứ 113/169 nước tham gia xếp hạng. Việt Nam thuộc nhóm nước có thứ hạng trung bình (từ thứ hạng 86 đến 127), trong số các nước có thứ hạng trung bình nước ta thuộc vào nhóm nửa cuối, đứng thứ 27 trong số 41 nước có thứ hạng trung bình.

Điều đáng chú ý là trước đây chúng ta rất tự hào vì thành tích giáo dục (tính theo chỉ tiêu nhập học), nhưng nay tính theo số năm học trung bình thì số năm học trung bình của Việt Nam chỉ là 5,5 năm và thấp hơn cả Campuchia là 5,8 năm... Đó là còn chưa kể đến tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, tình trạng phụ nữ mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh sản tương đối cao...
 

CTMTQG DS - KHHGĐ đã giúp việc truyền thông sinh đẻ kế hoạch cho người dân thuận lợi hơn rất nhiều. Ảnh: Dương Ngọc

 
Hiệu quả lớn lao, ý nghĩa đầy nhân văn

Nhờ có Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số-Kế hoạch hóa gia đình (CT MTQG DS-KHHGĐ) mà Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất tốt đẹp. Điều này được thể hiện qua kết quả cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở ngày 1/4/2009: Quy mô dân số nước ta là 85,8 triệu người. Mỗi năm Việt Nam tăng thêm 952 nghìn người - đây là lần đầu tiên trong suốt nhiều thập kỷ, số người tăng thêm mỗi năm ở mức dưới 1 triệu người, trong khi số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giai đoạn này tăng hơn rất nhiều so với giai đoạn trước đó.
 

Theo kinh nghiệm của quốc tế được UNFPA công bố: Nếu chi 1 USD cho KHHGĐ thì sẽ tiết kiệm được 31 USD chi cho xã hội. Các khoản tiết kiệm này sẽ tiếp tục gia tăng nếu đầu tư nâng cao chất lượng dân số.

Trong 20 năm qua, từ các nguồn ngân sách (Trung ương, địa phương, vốn vay, viện trợ) Việt Nam đã đầu tư cho chương trình DS-KHHGĐ 8.400 tỷ đồng. 20 năm trước đây, dân số Philippines ít hơn Việt Nam 5,3 triệu người. Hiện nay dân số Philippines hơn Việt Nam 7,1 triệu người.

Như vậy nếu so sánh với Philippines, trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã "tránh sinh" được 12,4 triệu người. Kết quả giảm sinh sẽ tiết kiệm các khoản chi cho các dịch vụ xã hội để dành vốn đầu tư cho các lĩnh vực phát triển kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân.

Nếu so sánh với phương án dự báo dân số là 105,45 triệu người thì GDP bình quân đầu người năm 2010 của Việt Nam tăng gấp 2,57 lần so với năm 1990. Như vậy, kết quả CTMTQG DS-KHHGĐ trong 20 năm qua đã trực tiếp làm tăng 0,38 lần GDP bình quân đầu người (bình quân tăng khoảng 2% mỗi năm).

Bình quân hàng năm hiện nay cả nước có khoảng 1,4-1,5 triệu phụ nữ mang thai và sinh đẻ, so với 2,2- 2,3 triệu phụ nữ mang thai và sinh đẻ như dự báo. Nhờ CTMTQG DS-KHHGĐ, có nghĩa là hàng năm chúng ta giảm được  khoảng 90 vạn phụ nữ không tham gia vào sinh đẻ, không có nguy cơ tử vong do thai sản.

Do vậy sẽ tăng thêm 108 triệu ngày công lao động của phụ nữ do nghỉ thai sản (theo quy định của pháp luật 4 tháng hay 120 ngày) và 163 triệu ngày công của người mẹ do trẻ em dưới 15 tuổi ốm mẹ nghỉ (theo Điều tra mức sống dân cư 2008, số ngày trẻ em từ 0 - 4 tuổi phải nghỉ do bị ốm/chấn thương là 7,7 ngày/năm, trẻ từ 5 - 14 tuổi phải nghỉ do bị ốm/chấn thương là 5,5 ngày/năm).
 
Sự tối cần thiết

Công tác DS-KHHGĐ hoàn toàn không chỉ là vấn đề y tế đơn thuần. Kinh nghiệm này đã được đúc kết qua mấy chục năm triển khai công tác dân số. Đây cũng là bài học xương máu của chúng ta. Ngay trong Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển 1994 tại Ai Cập (ICPD 1994) đã tổng kết từ 84 nước thực hiện chương trình DS-KHHGĐ, thì mô hình tổ chức thực hiện được phân loại như sau:

Có 83% (70 nước) được tổ chức là cơ quan liên bộ; 15% (13 nước) thuộc các Bộ Phát triển xã hội/bảo trợ xã hội/nguồn nhân lực/y tế/giáo dục; 12% (10 nước) thuộc các Bộ Kế hoạch/tài chính/phát triển; 6% (5 nước) thành lập Bộ Dân số độc lập; 2% (2 nước) trực thuộc các cơ quan khác. Trong suốt 30 năm, từ đầu những năm 1960 đến đầu những năm 1990, các chỉ tiêu về công tác DS-KHHGĐ được Nghị quyết của các kỳ Đại hội Đảng đề ra đều không đạt.

Năm 1994 trong bài viết Văn hóa với dân số và kế hoạch hóa gia đình của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nêu: "Chúng ta hãy làm con tính sơ lược sau đây: Nếu từ ngày thành lập nước Việt Nam mới đến nay, dân số nước ta không tăng với mức độ như đã diễn ra, nghĩa là hơn 3 lần, nếu hiện nay dân số nước ta chỉ khoảng 50 triệu người hay ít hơn nữa, thì biết bao vấn đề trọng đại về kinh tế, văn hoá và xã hội có thể giải quyết thuận lợi hơn nhiều".

Khi cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết bài này thì dân số nước ta khi đấy đã trên 70 triệu, tức tăng thêm 20 triệu. Một trong những nguyên nhân, đó là do thời điểm ấy, chúng ta mới chỉ hiểu công tác DS-KHHGĐ là những biện pháp đặt vòng, tránh thai... giao cho ngành y tế thực hiện và chưa có sự phối hợp liên ngành.

Nhiệm kỳ vừa qua, chúng ta thực hiện cải cách hành chính, các Bộ quản lý đa ngành đa lĩnh vực, đưa dân số về nằm trong Bộ Y tế nhưng không có nghĩa coi công tác dân số chỉ là vấn đề kỹ thuật đơn thuần. Nếu như công tác DS-KHHGĐ không còn là CTMTQG mà chỉ còn là một dự án nằm trong CTMTQG  thuộc ngành y tế thì chúng ta rất dễ mắc phải những sai lầm trong quá khứ và những thành quả phấn đấu trong suốt những năm qua sẽ bị đổ vỡ.

Công tác DS-KHHGĐ đòi hỏi cần có sự phối hợp liên ngành và cần có một vị thế để triển khai thực hiện. Hiện nay, sự nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, cũng như của người dân chưa đầy đủ và thống nhất nên nếu như không còn CTMTQG DS-KHHGĐ sẽ dễ dẫn tới tình trạng buông xuôi, hiểu sai về chủ trương, đường lối của Đảng là coi công tác DS-KHHGĐ không còn là mục tiêu của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương.
 
Trong vòng 20 năm qua, Việt Nam đã "tránh sinh" được 12,4 triệu người. Qua đó chúng ta thấy rõ được hiệu quả của việc đầu tư cho chương trình DS-KHHGĐ tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
 
Nếu như công tác DS-KHHGĐ không còn là CTMTQG mà chỉ còn là một dự án nằm trong CTMTQG thuộc ngành y tế thì chúng ta rất dễ mắc phải những sai lầm trong quá khứ và những thành quả phấn đấu trong suốt những năm qua sẽ bị đổ vỡ…
 
TS. Nguyễn Quốc Anh
Giám đốc Trung tâm Thông tin và Tư liệu Dân số
(Tổng cục DS-KHHGĐ)
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Top