Hà Nội
23°C / 22-25°C

Quyền sinh sản và tình dục của người khuyết tật (1): Nước mắt đắng

Thứ tư, 11:09 22/08/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Phần lớn các bậc cha mẹ có con khuyết tật đều cho rằng con mình không nên yêu đương, kết hôn thì vẫn tốt hơn.

Người khuyết tật cần được đối xử bình đẳng, tôn trọng. 
Tranh minh họa
 
“Mẹ anh ấy đã đồng ý, nhưng cô dì, chú bác không bằng lòng vì họ cho rằng gia đình ăn ở vô phúc nên có con trai khuyết tật rồi giờ lại thêm con dâu cũng khuyết tật nữa”- những giọt nước mắt đắng cay, đau khổ cứ chảy mãi trên khuôn mặt thanh tú của Ngọc Bích, 21 tuổi, ở Hà Nội. Khao khát được yêu, được làm vợ, làm mẹ dường như đang tuột khỏi tầm tay của người con gái vốn đã rất thiệt thòi này.
 
Hạnh phúc tuột khỏi  tầm tay

Sinh ra trong sự hân hoan của gia đình, cô bé Ngọc Bích được cha mẹ đặt cho cái tên như vẻ đẹp thiên thần. Hạnh phúc chẳng tày gang, hơn 3 tuổi, một trận sốt cao đã lấy đi sự vui tươi của Bích. Đôi chân teo dần lại khiến em không thể chạy nhảy, nô đùa như bao đứa trẻ khác. Sự nhạy cảm của bé gái đã khiến Bích ít nói hơn. Nỗi buồn càng nhân lên khi đi học, sự trêu chọc, coi thường, xa lánh của bạn bè và của nhiều người xung quanh đã ngăn cản Bích tiếp tục đến trường. Điều đáng buồn hơn là ngay cả trong gia đình mình, em cũng trở thành một nỗi xấu hổ của ông bà, nỗi tức giận của bố và nỗi day dứt của mẹ. Khuyết tật của em trở thành gánh nặng của gia đình, là cái cớ để ông bà nội và bố chê trách mẹ đã “không biết nuôi con thành người”.

Sinh ra là con người ai cũng có khao khát được yêu, được hạnh phúc. Nhưng những người khuyết tật nói chung và phụ nữ khuyết tật nói riêng gặp nhiều rào cản tâm lý về vấn đề sinh sản và tình dục. Bên cạnh sự thiếu ủng hộ của gia đình, chưa cảm thông của một số người thì chính quan niệm “không nên thể hiện tình yêu và ham muốn tình dục khi mình là người khuyết tật” đã khiến họ tự ti, mất đi nhiều cơ hội kiếm tìm hạnh phúc.


Rồi Bích cũng vượt qua từng ngày tháng khó nhọc bằng sự nhẫn nại và chăm chút xót xa của người mẹ. Cô được đi học thêu tại một xưởng thêu dành cho người khuyết tật. Tại đây, được quen và sống với những người đồng cảnh với mình, lại tự tay làm ra những sản phẩm để có thể tự kiếm sống, Bích thấy cuộc sống thật có ích. Niềm hạnh phúc càng nhân lên khi cô và người bạn trai cùng xưởng yêu nhau, quyết tâm nên vợ nên chồng. Bích tin rằng, với sự yêu thương, trợ giúp của cả hai gia đình, mình sẽ hạnh phúc như bất cứ người phụ nữ nào. Nhưng không ngờ, mối nhân duyên này vấp phải sự phản đối quyết liệt.

Mẹ Bích và mẹ của chàng trai kia đồng ý nhưng gia đình bên nhà trai phản đối vì con họ đã khuyết tật nay lấy một người vợ khuyết tật nữa về, chẳng may sinh ra một đứa con cũng như thế thì lại càng “vô phúc”. Bố của Bích thẳng thừng: “Ốc chẳng mang nổi mình ốc lại còn bày đặt yêu đương. Tao nuôi mày còn chưa xong, giờ cả con mày nữa chắc. Nếu con mày sinh ra không lành lặn, nhà thằng kia làm sao nó hầu cả hai đứa, rồi lại khổ chúng tao”.
 
Nặng trĩu mặc cảm

Thái độ của bố Bích cũng như phía gia đình người bạn trai chỉ là một trong những suy nghĩ và định kiến của chính các bậc cha mẹ đối với những đứa con khuyết tật của mình.

Bà Phương (Thanh Xuân Bắc, Hà Nội) lo lắng khi cô con gái bị mù bẩm sinh gần 30 tuổi nằng nặc đòi lấy chồng: “Mình sáng mắt làm vợ làm mẹ còn khổ thế này, nó lấy chồng dù là người bình thường liệu có hạnh phúc được không? Làm sao người ta chăm được nó như tôi, làm sao người ta chấp nhận một người vợ không nhìn thấy gì?”.  

Không ít người khuyết tật lớn lên cùng với những định kiến rằng mình khác biệt so với người khác vì mình là một NKT. Cho dù khuyết tật đó chỉ là nhỏ thôi nhưng họ vẫn coi nó là một sự khác biệt lớn. Đó là một sự mặc cảm ghê gớm về thân phận đối với người PNKT và càng mặc cảm hơn khi họ nghe thấy những câu nói kiểu như: “Nó không thể trở thành một người vợ, một người mẹ tốt được” từ chính cha mẹ mình...


Cùng hoàn cảnh như bà Phương, chị Chi (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng bối rối khi cô con gái khiếm thị của mình bước vào tuổi dậy thì. Trong lòng nặng nề vì chuyện mình sinh ra đứa con khuyết tật, chị càng thấy mệt mỏi và phiền phức hơn khi phải phục vụ con mỗi kỳ kinh nguyệt. Bức bách trong lòng, chị đã gọi điện đến tổng đài tư vấn với câu hỏi: “Làm thế nào để con tôi không có chu kỳ kinh nguyệt nữa?”. Giải thích cho việc tại sao muốn ngăn cản sự phát triển tự nhiên của con mình, chị Chi ngậm ngùi nói: “Đằng nào thì nó cũng không thể lấy chồng và không thể sinh con, nên “bị” như vậy không chỉ khổ nó còn khổ cả tôi”.

Phần lớn các bậc cha mẹ có con khuyết tật đều cho rằng con mình không nên yêu đương, kết hôn thì vẫn tốt hơn. Đối với những người khuyết tật (NKT) là nam, định kiến này đỡ nặng nề hơn vì nhiều gia đình cho rằng nếu con mình lấy được vợ là người không bị khuyết tật, gánh nặng chăm sóc con cái sẽ được chuyển qua người vợ. Còn nếu người vợ bị câm điếc hoặc khuyết tật vận động cũng còn đỡ hơn là lấy vợ bị mù. Tuy nhiên, có thể thấy rằng việc các gia đình cho con kết hôn là “đành cho lấy vì nó cứ đòi lấy chồng (vợ)” nên hầu hết NKT không được trang bị kiến thức về sinh sản, tình dục. Họ thường tự mò mẫm hoặc tìm hiểu qua bạn bè, qua mạng, qua sách báo… nên vấn đề này càng khó khăn với họ hơn.

Theo một nghiên cứu tìm hiểu nhận thức về tình yêu, tình dục của phụ nữ khuyết tật (PNKT) được thực hiện năm 2006 tại Hà Nội của một nhóm nhà nghiên cứu: Nguyện vọng của tất cả PNKT là mong muốn được bố mẹ hiểu và chia sẻ nhiều hơn nữa về các vấn đề giới tính. Bà Nguyễn Hồng Hà – Giám đốc Dự án Trung tâm Sống độc lập Hà Nội - một thành viên trong nhóm nghiên cứu cho biết: Phần lớn PNKT trong nghiên cứu này nói rằng bố mẹ hoặc những người thân trong gia đình rất ít chia sẻ với họ về những kiến thức mà một cô gái bước vào tuổi dậy thì cần chuẩn bị, ví dụ như cách vệ sinh phụ nữ hoặc những biến đổi sinh lý trên cơ thể người phụ nữ. Có chăng là họ tự biết những điều đó qua quan sát mẹ, các chị em gái của mình hoặc bạn bè cùng trang lứa chia sẻ với nhau. “Nhiều bậc cha mẹ có con khuyết tật đã không coi những cảm xúc về tình dục của con là một nhu cầu bình thường. Do đó, họ cũng bỏ qua việc cung cấp cho con những kiến thức về sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ tình dục”, bà Hồng Hà cho hay.  
 
(Còn tiếp)

* Tên nhân vật trong bài viết đã được thay đổi
 
Hà Thư
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 13 giờ trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Top