Hà Nội
23°C / 22-25°C

Qua cửa tử nhờ tế bào gốc

Thứ năm, 08:00 19/05/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Sau 10 năm triển khai thực hiện phương pháp ghép tế bào gốc, đến nay Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương đã thực hiện thành công 204 ca, tương đương gần 50% tổng số ca ghép được thực hiện trên toàn quốc. Điều đó đồng nghĩa với việc, nhiều cuộc đời đã được tái sinh.

Kỹ thuật ghép tế bào gốc đã mở ra cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân. Ảnh: Phương Thuận
Kỹ thuật ghép tế bào gốc đã mở ra cơ hội sống cho nhiều bệnh nhân. Ảnh: Phương Thuận

Sự sống hồi sinh

Gặp lại anh Lâm Tiến Bình (SN 1979 quê ở Lạng Sơn) tại Hội nghị kỷ niệm 10 năm thực hiện ghép tế bào gốc do Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương (tổ chức tại Hà Nội ngày 16/5), chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy anh khỏe mạnh, rất nhanh nhẹn. Ít ai biết rằng cách đây 8 năm, anh từng suy sụp đối mặt với tử thần vì căn bệnh máu trắng quái ác.

Anh Bình cho biết, tháng 8/2008, anh phát hiện mình mắc bệnh sau một chuyến đi tình nguyện cùng Đoàn Thanh niên cơ quan. Khi đó anh ốm triền miên, cơ thể mệt mỏi, da tái xanh, hay bị choáng đầu… Thấy cơ thể bất ổn, đi khám anh được chẩn đoán đã mắc bệnh ung thư máu. “Lúc đó, tôi đã lập gia đình, con gái lên 4 tuổi. Tôi thực sự sốc và nghĩ đời mình thế là hết”, anh Bình nhớ lại.

Cứ ngỡ cuộc sống đóng cửa với người đàn ông này khi một thời gian dài anh phải sống với kim tiêm, dây truyền, sức khỏe thì càng ngày càng tệ hơn. Nhưng cuối cùng, nhờ được ghép tế bào gốc đồng loại, anh đã khỏe mạnh. Lúc bấy giờ với anh, tế bào gốc cũng như phương pháp ghép tế bào gốc là một khái niệm rất xa lạ. Nhưng được các bác sĩ điều trị tư vấn, động viên nên anh hết sức tin tưởng và đồng ý tiến hành ca ghép.

Tháng 12/2008, ca ghép được thực hiện. Sau khi kết thúc ca ghép tế bào gốc, anh Bình chỉ phải dùng thuốc thêm 6 tháng theo chỉ định của bác sĩ. 8 năm đã trôi qua, anh vẫn khỏe mạnh, làm việc bình thường như những người khác, sống một cuộc sống hạnh phúc bên gia đình và không phải dùng thêm bất kỳ một loại thuốc nào. Anh chia sẻ, anh vô cùng hài lòng với công việc và gia đình nhỏ của mình...

Bà Trần Thị Liêm (62 tuổi, quê ở Nghệ An) cũng là một bệnh nhân được ghép tế bào gốc thành công. Giữa năm 2012, bà bị đau lưng dữ dội. Cơn đau nghiêm trọng tới mức bà không thể đi lại, chỉ cần nằm cựa mình cũng đau và không ăn uống được. “Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm tại nhiều bệnh viện, cuối cùng là Viện huyết học -Truyền máu Trung ương, các bác sĩ kết luận tôi bị đau tủy xương. Gia đình hết sức hoang mang vì không ai trong nhà mắc căn bệnh này. Tôi xác định đây là bệnh nan y, không biết sống chết lúc nào”, bà Liêm kể.

May mắn, bà được thực hiện ghép tế bào gốc tự thân. Bà đã kiên cường phối hợp cùng bác sĩ trải qua các quá trình ghép tế bào gốc và luôn nuôi hy vọng mình được điều trị thành công. Sau 3 tuần nằm cách ly vô trùng tuyệt đối, bà được xuất viện và chỉ phải dùng thuốc tiếp vài tháng. Từ đó đến nay, sức khỏe của bà đã ổn định. Bà phấn khởi nói: “Từ tình trạng gần như nằm liệt giường không đi lại được, tôi không còn đau, sinh hoạt bình thường. Phương pháp ghép tế bào gốc đã giúp tôi thay đổi số phận”.

Điều kỳ diệu mang tên tế bào gốc

Đây là nhận định của GS Nguyễn Anh Trí, Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương khi nói về tác dụng của tế bào gốc trong điều trị các bệnh về máu và cơ quan tạo máu. Với nhiều căn bệnh ác tính, ghép tế bào gốc là phương pháp duy nhất có thể điều trị khỏi, hoặc ghép tế bào gốc hỗ trợ tích cực trong điều trị ung thư.

Đến nay, ghép tế bào gốc cho các nhóm bệnh đau tủy xương, ulympho ác tính, thalassemia, rối loạn sinh tủy, suy tủy xương... đã trở thành phương pháp điều trị thường quy của Viện. Quy trình ghép ngày càng được hoàn thiện giống như phác đồ chuẩn của thế giới. Từ mức ban đầu trong khoảng 4 – 6 ca ghép/năm, đã tăng lên trung bình 50 ca/năm. Với hơn 200 ca ghép (có 111 ca ghép tự thân và 93 ca ghép đồng loại) Viện thực hiện đã cho thấy kết quả thành công đến 70% với hình thức ghép tự thân; 63,3% với hình thức ghép đồng loại. Đặc biệt, trong nhóm ghép đồng loại thuộc nhóm bệnh máu lành tính, hiệu quả ghép đạt gần 90%.

Trong hành trình 10 năm thực hiện ghép tế bào gốc, một thành tựu vô cùng to lớn nữa, đó chính là Viện đã thành lập được Ngân hàng gốc máu dây rốn cộng đồng từ cuối năm 2014. Viện đã thu thập, xử lý, lưu trữ thành công 2.400 đơn vị máu dây rốn, trong đó có 2.050 đơn vị máu dây rốn cộng đồng đảm bảo chất lượng.

Không dừng lại ở đó, ca ghép đồng loại không cùng huyết thống đầu tiên sử dụng mẫu máu dây rốn cộng đồng đã được thực hiện thành công tháng 12/2014. Cho đến nay, Viện đã thực hiện thành công 10 ca ghép tế bào gốc từ nguồn máu dây rốn của Ngân hàng tế bào gốc máu dây rốn cộng đồng. Tế bào gốc máu cuống rốn đã được dùng để điều trị khoảng trên 70 loại bệnh, trong đó có nhiều loại bệnh lý của hệ tạo máu, những bệnh lý rối loạn miễn dịch di truyền như: Ung thư máu, u tủy, suy tủy, huyết tán, Thalassemia, bệnh tiểu cầu, ly thượng bì…

Theo các chuyên gia, ghép tế bào gốc thực sự là “một cuộc cách mạng” trong điều trị các bệnh máu nói riêng và nhiều bệnh lý khác nói chung. Nhờ đó, nhiều bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo có cơ hội được cứu sống, đặc biệt là nhóm bệnh về máu.

TS Bạch Quốc Khánh, Phó Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương cho biết: “Hiện có ba nguồn lấy tế bào gốc là tế bào gốc máu ngoại vi, tủy và máu dây rốn và có các biện pháp ghép tế bào gốc tự thân (của chính bệnh nhân), tế bào gốc đồng loại (của người hiến) và tế bào gốc từ máu cuống rốn. Chi phí cho mỗi hình thức ghép khác nhau. Đối với ghép tế bào gốc tự thân, mỗi ca ghép có tổng chi phí 200 triệu đồng, trừ chi phí bảo hiểm chi trả thì người bệnh phải chi trả khoảng 100 triệu đồng. Đối với ghép tế bào gốc đồng loại, tổng chi phí khoảng 600 triệu đồng, người bệnh phải trả 200 - 300 triệu đồng”.

Phương Thuận/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

5 biện pháp tự nhiên giúp hỗ trợ cân bằng nội tiết tố nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Suy giảm nội tiết tố là mối bận tâm lớn của phụ nữ tuổi trung niên vì nó kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe. Thay vì cố tìm phương cách sử dụng các chất bổ sung để cân bằng nội tiết tố, trước tiên chị em nên điều chỉnh trong lối sống và chế độ ăn uống.

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Bà mẹ 35 tuổi ở Hà Nội 'đẻ rớt' con 4kg ngay tại nhà gửi xe bệnh viện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Thai phụ chuyển dạ và hạ sinh ngay tại nhà gửi xe bệnh viện, may mắn được các bác sĩ cấp cứu kịp thời. Em bé nặng 4kg, hồng hào, khỏe mạnh.

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Chế độ ăn phòng ngừa nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiễm độc thai nghén hay còn gọi là tiền sản giật thường gây ra vấn đề cho hệ tuần hoàn của mẹ bầu, làm giảm lượng chất dinh dưỡng mà em bé nhận được. Vì vậy, phụ nữ mang thai cần có một chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng và lành mạnh.

Top